Nghề in là 1 trong tứ đại phát minh Trung Quốc, cả kỹ thuật in ván gỗ lẫn in chữ rời đều phát minh đầu tiên ở đây. Dù in chữ rời làm 1 cuộc “cách mạng” phổ biến sách vở, truyền bá tri thức ở châu Âu nhưng dường như không có gì thay đổi ở Á Đông và in ván vẫn chiếm đa số. Chúng ta cần tìm hiểu những nhược điểm của kỹ thuật in này.
Nhược điểm dễ thấy nhất là chữ Hán. Thường cần ít nhất 200000 con chữ rời để in. Làm chữ rời cũng khó, chữ gỗ thì dễ thấm, hỏng, chữ kim loại thì phải gọt, cắt tỉ mỉ. Có nhà in tư nhân thời Thanh, mất 20 năm làm 400000 con chữ, tốn 200000 lượng bạc. Do đó chi phí vốn rất cao. Thường chỉ nhà nước kham nổi.
Thứ 2 là nhu cầu số lượng. Ở Á Đông, sách in ra thường chỉ vài chục bản 1 lần in, mục đích để phổ biến sách chứ không vì lợi nhuận. Người mua cũng không nhiều. Với in ván, họ có thể in số lượng ít, rồi đem cất lại, lúc cần tái bản thì lôi ra in. Còn in chữ rời dù có thể in hàng ngàn cuốc 1 lúc nhưng chả ai cần số lượng lớn đó làm gì, cũng khó có vốn để làm hàng ngàn cuốn – lúc tái bản thì lại méo mặt sắp chữ lại từ đầu.
Thứ 3 là nhu cầu chất lượng. Tác giả Á Đông cầu kỳ về nét chữ, nhất là các sách kinh điển. In chữ rời dễ mắc lỗi (do sắp nhiều chữ), kiểu chữ hạn chế, font size có hạn. Ngược lại in ván, có thể yêu cầu thợ khắc khắc chữ thư pháp múa lượn đủ kiểu, khắc lại ít lỗi.
Cuối cùng là mực. Mực nước tàu khó bám chữ rời bằng kim loại lẫn bằng sứ dẫn đến chữ có thể in ra không đều cỡ. Ngược lại ở châu Âu, Johannes Gutenberg đã sang tạo loại mực riêng khác với mực nước viết tay, mực bám chữ nên chất lượng in cũng cao.
Nguồn: chém gió và Needham
