Tại sao hơn nửa tỷ dân Ấn vẫn đi ị ngoài đường vậy?

NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHÔNG PHẢI LÀ THIẾU NHÀ VỆ SINH (NVS) – NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀ THIẾU NHÀ VỆ SINH MÀ NGƯỜI DÂN MUỐN ĐI. HỆ QUẢ LÀ: HÀNG TRIỆU NGƯỜI CHẾT VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG XUỐNG CẤP, ĐẦY RẪY BỆNH TẬT.

Ảnh đầu tiên là 1 người nông dân ở làng Peepli Khera đang đi vào vườn mía xả bầu tâm sự, không quên xách theo 1 lon nước nhỏ để rửa ráy. Tại ngôi làng ở bắc New Delhi này, chỉ có duy nhất 1 hộ dân có toilet. Những hộ khác ra đồng ngồi, nam một bên đồng, nữ bên đối diện còn lại. Trường Sơn Đông nối Trường Sơn Tây.

Ở tuổi 65, cụ Moolchand với mái đầu bạc trắng và đôi chân vòng kiềng. Nhưng cụ vẫn khỏe lắm, mỗi sáng sớm cụ đều làm vài cuộc đi săn vui vẻ, săn cái gì thì ở dưới sẽ biết.

“Cụ núp ở trên đường này cùng với cây đèn pin nè bây”, giọng cụ trầm trầm pha lẫn chút hưng phấn, nói rồi cụ chỉ vào đường cái ở làng Gaji Khedi thuộc bang Madhya Pradesh – Ấn độ, “vừa núp vừa đảo mắt kiếm thằng nào vừa đi vừa cầm bình lota”.

Bình lota là một dạng bình chứa nước, làm bằng đồng theo truyền thống nhưng đa số hiện này được làm bằng nhựa. Hãy đi 1 vòng thám thính vào sáng sớm, thật kinh khủng khi biết rằng chủ nhân của mấy cái bình lota sẽ đem chúng ra đồng hoặc ra lề đường để rửa đít sau khi ị – đúng dòi, nước trong bình là để rửa đít.

“Cụ đuổi theo, huýt sáo ra hiệu và đạp đổ hết mấy cái bình, thỉnh thoảng còn phải đem vứt hay đem đốt mấy cái bình đó đi”, cụ chậm rãi nói với niềm tự hào của một chiến binh danh dự, đang chiến đấu cho lẽ sống còn. Bởi vì trên quận đã tuyên bố “làng Gaji Khedi là làng chuyên ị ngoài đường”. “Thường ai cũng nổi đóa lên và chửi cụ khi bị cụ phá, nhưng biết sao được, nhà nước cũng hỗ trợ dân làng xây nvs, nên là đừng có kiếm cớ mà ị ngoài đường chứ”- cụ trải lòng.

Từ thuở bình minh của loài người, chúng ta đã ị ngoài đường. Lúc đó mật độ dân số rất thấp và mẹ thiên nhiên dễ dàng hấp thụ chất thải của chúng ta, hầu như chả có vấn đề gì cả. Nhưng các thành phố và thị trấn mọc lên, loài người ngày càng đông đúc hơn, chúng ta đúc kết được rằng chuyện vệ sinh cực kỳ quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt là việc tránh tiếp xúc trực tiếp với thải phẩm hôi thối kia. Ngày này, chuyện đi ị ngoài đường cũng đã giảm bớt đi nhiều, nhưng vẫn còn đó 950 triệu người vẫn chưa thể bỏ được thói quen này. Trong đó, 569 triệu người là dân Ấn. Rải bước dọc đường tàu hoặc đường quê là thấy nhan nhản thải phẩm bốc mùi. (Từ đây đến cuối bài mình sẽ chuyển sang gọi việc ị ngoài đường là đại tiện lộ thiên hoặc lộ thiên đại tiện cho đỡ mùi)

Năm 2015, LHQ đã kêu gọi toàn thế giới chấm dứt việc đại tiện lộ thiên vào năm 2030. Và chúng ta đã có những bước tiến lớn: Vietnam, là một ví dụ điển hình, nước ta hầu như đã hoàn toàn loại bỏ thói quen kéo dài vài thập kỷ này – Tự hào một nước Việt không có lộ thiên đại tiện. Đạt được mục tiêu toàn cầu số 6 trong danh mục Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, sẽ cải thiện triệt để nền y tế công cộng: Các bệnh do điều kiện vệ sinh kém và nước bẩn giết chết 1,4 triệu trẻ em mỗi năm, nhiều hơn số lượng chết do sởi, sốt rét và AIDS cộng lại. Ngoài ra, đạt được mục tiêu số 6 còn giúp xóa đói giảm nghèo và cải thiện nền giáo dục. Vì trẻ ốm sẽ không thể đến trường, nếu nvs nhà trường quá dơ, các bé gái trong chu kỳ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong quá khứ, Ấn độ đã từng vật nhau với vấn nạn này từ khi giành độc lập từ Anh quốc vào năm 1947. “Vệ sinh quan trọng hơn cả độc lập” Mahatma Gandhi nói, đồng thời cũng khuyến khích các đồng bào của ông chấn chỉnh lại thói quen xấu này. Ở một mức độ nào đó: Tỷ lệ dân Ấn đi đại tiện lộ thiên đã giảm đi rất nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Nhưng do dân số tăng trưởng rất nhanh, thói quen này vẫn chưa dứt hẳn, các dữ liệu chỉ ra rằng dân Ấn ngày nay tiếp xúc với thải phẩm còn nhiều hơn trước. Ra ngõ đạp cứt is real.

Thủ tướng gần nhất của Ấn, ông Narendra Modi, đã vận động chiến dịch “Ưu tiên nhà vệ sinh hơn đền thờ” aka “Ỉa trước thờ sau”. Vào năm 2014, trước cả khi LHQ đặt mục tiêu năm 2030 kể trên, Modi tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt chuyện lộ thiên đại tiện của dân Ấn vào 2 tháng 10 năm 2019 – sinh nhật 150 tuổi của Gandhi. Ông đã đổ hơn 40 triệu USD vào xây dựng nhà vệ sinh hiện đại và thay đổi hành vi đại tiện của dân Ấn, chiến dịch có tên gọi Swachh Bharat Abhiyan (Nhiệm vụ thanh tẩy Ấn độ), ngoài ra WB còn cho Ấn vay thêm 1,5 tỏi USD dành cho chiến dịch này.

Modi đặt mục tiêu xây dựng hơn 100 triệu nvs mới ở vùng nông thôn trong năm 2019. Liệu Modi có thành công không? Liệu nhà vệ sinh mới có tạo nên những thay đổi khác biệt không? Chính quyền Ấn độ đã không ngừng xây các nhà vệ sinh chi phí thấp trong 30 năm qua. Hàng triệu nhà vệ sinh đơn giản, độc lập nằm rải rác khắp các vùng quê, những nvs này đã xuống cấp dữ dội. Dân Ấn dùng nhà vệ sịnh làm chuồng nuôi gia súc, hoặc làm kho chứa đồ, chứa lương thực – trong khi hàng ngày tay cầm bình lota, ra đồng xả thải. Sâu trong tiềm thức dân Ấn là một trở ngại cực lớn về việc cải thiện điều kiện vệ sinh, dân Ấn không thiếu đường ống xả thải và hố xả thải, dân Ấn thiếu một ý thức trách nhiệm về vệ sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *