Tại sao hầu hết các tác phẩm của David Lynch đều mang thiên hướng trống rỗng một cách nặng nề nhưng lại không phải nhận bất cứ sự đả kích nào từ giới điện ảnh đương đại?

Tại sao hầu hết các tác phẩm của David Lynch đều mang thiên hướng trống rỗng một cách nặng nề nhưng lại không phải nhận bất cứ sự đả kích nào từ giới điện ảnh đương đại?

A: Jean Pebereau

Các tác phẩm của David Lynch trống rỗng? Phát ngôn chất đấy.

David Lynch là người theo trường phái siêu thực rất đặc trưng (N.D: trường phái làm phim siêu thực – surrealism, Google để tìm hiểu thêm), tác phẩm của David Lynch là tấm gương phản chiếu dục vọng của con người, cách mà dục vọng bên trong mỗi chúng ta tác động đến các giá trị khác như sự kiểm soát, niềm cảm mến hay nỗi sợ hãi.

Các tác phẩm của ông ấy thường không đi theo hình mẫu thường thấy ở Hollywood, bởi chúng hướng tới dục vọng và những ảo mộng, trái với những nguyên tắc tự nhiên đơn thuần.

Mẫu số chung trong các tác phẩm của Hollywood là họ kể những câu chuyện có cấu trúc rõ ràng, nơi các nhân vật có một cốt truyện, mục đích, diễn biến tâm lí nhất quán. David Lynch lại cho rằng không thể nào diễn giải được hành vi hay tâm lí của bất kì một cá nhân nào. Vì vậy, ông ấy không đồng thuận với việc thế giới phải vận hành theo trật tự của nó, hay nói theo quan điểm của ông ấy, dục vọng và khát khao mãnh liệt trong mỗi con người sẽ hoàn toàn có thể phá vỡ những trật tự vốn đã được thiết lập. Trong một thế giới mà mọi thứ đều đã được áp đặt, thì mâu thuẫn được tạo ra từ những ảo tưởng.

Tóm lại, nếu không thể đón nhận được các tác phẩm của David Lynch, nghĩa là bạn chưa bao giờ thực sự tự vấn về bản thân. Khi thưởng thức tác phẩm của ông ấy, bạn phải đặt chính mình vào tác phẩm đó và và tương tác lại, cảm nhận sự ảnh hưởng của tác phẩm lên các cảm xúc của bản thân. Đó có thể sẽ là sự e sợ, xấu hổ, cảm giác ghê tởm,… Bản thân tôi thấy khâm phục và hạnh phúc khi có thể cảm nhận được chúng, dù chỉ thi thoảng, tôi đoán vì hầu hết mỗi người trong chúng ta đều khó chấp nhận được những góc khuất sâu thẳm nhất của bản thân.

Tôi mạn phép cho rằng, ở một góc nhìn nào đó, các tác phẩm của David Lynch chính là một dạng nghệ thuật, mà về bản chất, là nghệ thuật phản chiếu bản thân con người. Có thể tôi không hoàn toàn hiểu nghệ thuật thực sự là gì, hoặc nghệ thuật hướng tới cái đích cuối cùng nào, hoặc giả chỉ là định nghĩa về nghệ thuật, tôi vẫn nghĩ các tác phẩm của David Lynch chính là một phần của nghệ thuật (N.D: is this David Lynch reference? Just so confused). Nghệ thuật được sinh ra không phải chỉ để thỏa mãn con người, mà còn phải phản ánh cuộc sống và bản chất của con người nữa, nghệ thuật không cầm tay dẫn lối con người hiểu ra bản chất vấn đề, mà là để họ tự tìm câu trả lời cho chính bản thân. Đó chính là những gì mà ta có thể nói mỗi khi nhắc tới các tác phẩm của David Lynch.

https://qr.ae/pNy9FX

N.D: David Lynch bên cạnh con búp bê bí ẩn trong Blue Velvet (1986), một trong những tác phẩm cult classic nổi tiếng nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *