Tại sao chúng ta dùng “x” làm ký hiệu cho biến số trong khi có đến 25 ký tự khác trong bảng chữ cái?

Đây có vẻ là một câu trả lời tương đối đầy đủ:

http://www.newton.dep.anl.gov/askasci/math99/math99228.htm [Trans: copy cái link cho vui thôi chứ nó die rồi]

Tôi đã đọc một số giải thích khác nhau về tại sao ký tự x lại được dùng để chỉ một ẩn trong một phương trình đại số. Renee Descartes có thể là người đầu tiên sử dụng nó, nhưng tại sao? Có phải là vì x dễ viết hơn, hay là vì một lý do nào khác? Có lẽ lịch sử của đại số sẽ làm chúng ta tin vào một lời giải thích khác. Đại số có nguồn gốc từ Trung Đông nơi các ngành khoa học bao gồm toán học và thiên văn học phát triển thịnh vượng trong thế giới Hồi giáo vào giai đoạn 700-1450. Muhammad al-Khwarizmi (780­-850) là một trong số những nhà toán học lớn trong thời ông sống và là tác giả của một số tác phẩm quan trọng. Một trong những tác phẩm chính của ông là về số học và tác phẩm khác là về đại số. Thật ra một biến thể Latin hóa của tên ông ‘algorithm’ (thuật toán) là cách mà chúng ta gọi quy trình giải quyết các vấn đề theo từng bước. Tác phẩm của ông về đại số được gọi là “Kitab al-jabr wal-muqabala”, dịch là “Cuốn sách về tính toán bằng phép hoàn thiện và cân bằng”. Từ “al-jabr” trong tiếng Ả Rập là nguồn gốc của từ “algebra”, tức là cách di chuyển các số hạng từ một phía của phương trình đại số sang phía bên kia để tìm được giá trị của một ẩn. Trùng hợp thay, một nhân vật quan trọng khác trong lĩnh vực đại số là Omar Khayyam (1048-1131), một nhà toán học và nhà thơ, người đã có những cống hiến đáng kể bao gồm việc miêu tả một số phương trình đại số mà giải pháp tổng quát chỉ được tìm thấy vào khoảng 400 năm sau đó. Trong phương trình đại số, ta giải phương trình để tìm giá trị của một hay nhiều ẩn. Từ “vật” hay “đối tượng” (đại diện cho vật hay đối tượng không biết/”ẩn”) trong tiếng Ả Rập – ngôn ngữ chính của khoa học trong thời đại văn minh Hồi giáo – là “shei”, được chuyển sang tiếng Hy Lạp thành “xei”, và rút gọn lại thành x, và đây là lý do mà một số người tin là khiến cho x được sử dụng như thế. Cũng đáng lưu ý là “xenos” là từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là không biết, người lạ, khách nhân, hay người ngoài, và đó cũng có thể là lý do vì sao người châu Âu dùng ký tự x để chỉ “ẩn” trong phương trình đại số.

_____________________

u/[deleted] (0 point)

Có lẽ là vì nó là một trong những ký tự ít phổ biến nhất trong bảng chữ cái.

>u/[deleted] (3 points)

Hầu hết các ký tự đều có cách dùng thông lệ trong toán học. Ông có thể đi ngược lại thông lệ, nhưng ông sẽ làm nhiều người không hài lòng. Nếu môn học của ông không liên quan đến một số lĩnh vực, thì ông có thể “trưng dụng” một số ký tự.

Theo thông lệ thì x,y,z được dùng để chỉ biến số và a,b,c,d chỉ hằng số

Ông có thể dùng e chỉ hằng số nếu ông không phải đối mặt với e=2.718…

f,g,h thường là hàm số

i,j,k thường là các chỉ mục liên kết với số hạng thứ i, j, k, hay các vector. Tất nhiên là i đại diện cho đơn vị ảo, trừ khi ông là thằng mọi dơ bẩn nào đó. Lịt pẹ mấy thằng dốt nát …

l là độ dài,

m là khối lượng,

n thường là số lượng các phần tử, hay để chỉ số hạng thứ n,

o thường không được dùng nhiều vì nó nhìn giống số 0 quá.

p thường để chỉ số nguyên tố hoặc là một con số dùng trong một bài toán

q cũng được dùng như một con số trong một bài toán

r thường là bán kính

u thường là vận tốc ban đầu

v thường là vận tốc

w không hay được dùng

A,B thường là các ma trận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *