Trên zhihu có một chủ đề thảo luận đại khái nói về ngày còn bé sống cùng bố mẹ.
Bên dưới bình luận có vô số người phản bác nói rằng không thể nào nói chuyện giao tiếp cùng bố mẹ được. Có người nói rằng, mỗi lần gặp mặt mẹ, lần nào cũng chỉ nói vài câu như :
“Gần đây công việc đều thuận lợi chứ?” “Cũng được ạ.”
“Mẹ gửi cho bài viết đó con đọc chưa ? Đừng có thức khuya nữa.” “Con biết rồi.”
“Bao giờ thì có người yêu thế?” “Sắp rồi.”
Còn có người nói, đã không nói thì thôi nói thì lại cãi nhau, làm cho ngày Tết không vui vẻ.
Lúc còn nhỏ, chúng ta có vô số điều để nói với bố mẹ, nhưng lúc lớn lên lại biến thành không có gì để nói với họ cả.
Lúc chúng ta lấy các lý do khác nhau rời xa họ đến thành phố khác sinh sống, còn tràn đầy tự tin mà nghĩ rằng có tàu hoả, máy bay, gọi video, thì chỉ là khoảng cách về thể chất thôi.
Nhưng bỗng dưng có một ngày phát hiện ra rằng, thực ra trái tim của chúng ta cũng ngày càng xa cách họ rồi.
Không biết từ bao giờ, chúng ta cùng bố mẹ dần trở thành người lạ trên tinh thần ?
Sự xa cách của chúng ta và bố mẹ là bắt đầu từ “một người quên hỏi và một người không dám hỏi”…
Lúc đi công tác cùng đồng nghiệp, vừa lên xe thì cậu ấy nhận được một đoạn tin nhắn thoại của mẹ nhắc nhở cậu ấy mấy ngày gần đây thời tiết thay đổi cần chú ý ăn mặc.
Cậu đồng nghiệp mở ra nghe vài giây, mơ hồ nghe rồi tắt đi, trả lời tin nhắn của mẹ:
“Mẹ con đang ở trên đường sắt cao tốc, điện thoại săos hết pin rồi, nếu không có chuyện gì thì nói sau nhé mẹ.”
Tôi hỏi: “Sao không cùng mẹ nói chuyện thêm chút nữa đi?”
Cậu đồng nghiệp cười cười nói: “Đoạn tin nhắn thoại này của mẹ tôi dài những bốn mươi lăm phút cơ, nghe mở đầu là biết ý của bà ấy là gì mà, tôi còn phải nhanh chóng báo cáo hành trình với bạn gái cơ.”
Nói xong, cậu ta gọi nói chuyện video với bạn gái những hơn nửa tiếng đồng hồ còn không nỡ tắt máy
Đây là trạng thái BẬN của bao nhiêu người trẻ tuổi hiện nay ?
Bận đến công việc, tình bạn, tình yêu tất cả đều phải ứng phó, duy nhất bố mẹ thì có thể bỏ qua; bận đến nỗi chưa bao giờ keo kiệt dành thời gian cho những người bên cạnh, nhưng đến một đoạn tin nhắn thoại của mẹ lại không bớt chút thời gian ra để nghe hết được.
Hoá ra bố mẹ mới là cái “lốp xe dự phòng” lớn nhất trên thế giới này.
Bạn quên hỏi thăm, họ lại không dám hỏi bạn, tình thân cứ thế trở nên ngày càng trầm lặng.
Dần dần, bố mẹ đều trở thành “những đứa trẻ hiểu chuyện” vô cùng dè dặt.
Tết trung thu năm ngoái, một bức tranh vẽ tay “Tiệc gia đình” gây sốt trên vòng bạn bè.
Bà Cao 75 tuổi, vốn dĩ muốn nhân dịp trung thu cùng cả nhà ăn bữa cơm, nhưng không ngờ hai người con trai đều phải tăng ca nên không thể về nhà. Vì thế bà Cao tự mình vẽ bức tranh tiệc gia đình, coi như cơm đoàn viên của tết Trung thu.
Có cá, thịt, rượu, bánh trung thu, còn có một dòng chữ “Trong lòng có nhau”
Có phóng viên đến phỏng vấn bà Cao, bà cười híp mắt nói: “Con cái không cần phải lo lắng về bà, chỉ cần an tâm làm việc là được rồi.”
Một câu nói, mà làm cho tôi cay sống mũi.
Nếu con cái không có thời gian về nhà, mẹ sẽ “hiểu chuyện” đưa mong muốn đoàn viên với cháu chắt vào bụng, không muốn làm phiền đến con cái.
Không làm phiền, là sự dịu dàng mà chua xót nhất mà bố mẹ dành cho chúng ta.
Có một người bạn đã kể cho tôi một câu chuyện làm tôi nhớ mãi.
Năm ngoái mẹ cô ấy ốm, đã phải nằm viện nhưng được nửa tháng rồi cô ấy mới biết. Cô ấy nói, cô ấy sẽ không bao giờ quên được sau khi cô ấy xuống máy bay và vội vàng đến bệnh viện nhìn thấy dáng vẻ của mẹ cô ấy.
Không có sự ngạc nhiên, không có niềm vui, chỉ là nước mắt lặng lẽ tuôn rơi, giống như mẹ cô ấy đã làm sai chuyện gì đó vậy.
Lại trách chồng nói quá nhiều và cứ muốn kể cho con gái biết, cứ nói mình không nặng nề gì cả, và còn hối thúc cô ấy về sớm:
“Xin lỗi con yêu, làm lỡ dở công việc của con rồi.”
Ở khoảnh khắc đó, cô ấy không thể kiềm chế được nước mắt, tự mắng bản thân mình hàng ngàn lần trong lòng.
Chúng ta có thời gian trò chuyện với bạn bè về những tin đồn gần đây, nhưng lại quên hỏi bố mẹ họ dạo gần đây có khỏe không;
Chúng ta có thời gian hỏi đồng nghiệp nơi họ làm tóc mới, nhưng lại quên hỏi mẹ chứng đau đầu gần đây có tái phát không;
Chúng ta có thời gian nghe nửa còn lại nói về trò chơi mà chúng ta không hiểu gì, nhưng lại quên hỏi bố gần đây đi câu cá ở đâu.
Chúng ta, thực sự có bận rộn đến thế không?
Sự xa cách giữa chúng ta và bố mẹ, bắt đầu từ “một người đuổi không kịp, một người không chờ không được”…
Trong “I can I BB” có một cảnh, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tôi.
Mã Vi Vi nói, bố cô là sinh viên du học về nước, còn là tiến sĩ ngành khoa học kỹ thuật, có thể coi là hiện thân của tri thức.
Nhưng ông ấy lại có một “nỗi sợ” đó chính là: không dám sử dụng máy tính của con gái, sợ làm hỏng nó.
Nói đến đây, Mã Vi Vi không kìm nén được nước mắt: hoá ra là người cha cao lớn đã trở nên nhút nhát, bất lực và hoảng sợ trước thời đại.
Bây giờ, toàn thế giới đều đang đi quá nhanh, chỉ có người già bước chập chững, khó khăn để bắt kịp nhịp điệu.
Nhưng nhiều lúc, không phải họ không cố gắng, mà thực sự là có lòng nhưng thiếu sức.
Tôi xem qua một đoạn quảng cáo công ích.
Một ông già tóc bạc đến xin việc, cách ông ấy nói chuyện nghe là biết là người trí thức.
Nhưng có điều ông ấy đang xin không phải là một vị trí quản lý, mà là một vị trí thực tập ở tầng cơ bản nhất.
Đối mặt với sự khó hiểu của người phỏng vấn, ông thành thật trả lời: bởi vì bản thân đã lạc hậu rồi, không còn được con gái cần đến nữa.
Ông đi hội trường kinh doanh giúp con gái nộp tiền, thì lại phát hiện ra hoá đơn thông qua internet tự động thanh toán rồi.
Ông sợ con gái bị dầm mưa, nên ngồi xe bus đến đưa ô cho con gái, thì con gái đã gọi xe để về nhà rồi.
Ông cười khổ nói: “Lúc nhỏ, con gái thường khen tôi là siêu nhân, giờ đây con gái lớn lên rồi, không cần đến bố làm siêu nhân lạc hậu nữa rồi.”
Vì vậy, ông quyết định tái nhập xã hội, theo kịp thời đại hối hả này, để hiểu rõ thế giới của con gái, trở thành “siêu nhân bố” trong tâm trí con gái.
Đúng vậy, bố mẹ chúng ta đều đã lạc hậu rồi.
Họ không hiểu về ngôi sao mạng, không hiểu về thương mại điện tử, không hiểu về các đoạn video hài và xu hướng phổ biến, không thể hiểu thế giới của chúng ta, không thể nói chung ngôn ngữ chung với chúng ta.
Nhưng chúng ta thì sao?
Chúng ta đang bận rộn đổ mình vào cánh cửa của làn sóng thời đại, nhưng không thể chờ đợi mở một cửa sổ cho bố mẹ chúng ta.
Chúng ta ghét bỏ sự cũ kỹ và cổ hủ của bố mẹ, nhưng lại bỏ qua một điều rằng, họ thực sự luôn cố gắng hết mình để đuổi kịp theo bước chân của chúng ta.
Cô gái tài năng của trường Thanh Hoa Lưu Huệ Ninh, đã từng làm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, cần xử lý hiệu quả lượng lớn thông tin, đặc biệt không thích người khác nói quá nhiều.
Nhưng mẹ cô lại thích gửi tin nhắn thoại vô cùng dài.
Có một lần cô ấy không thể chịu nổi nữa, cô ấy nói: “Mẹ, có thể mẹ không gửi tin nhắn thoại được không, chậm quá, làm mất thời gian của con.”
Ở khoảnh khắc đó cô ấy đột nhiên nhận ra bản thân như một con robot, nhanh chóng phân tích mọi thứ, chỉ có một việc duy nhất không thể đợi đó chính là phân tích về mẹ.
Trong bài diễn thuyết “Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người”, cô ấy xúc động nói:
“Điều mà tôi không phân tích ra được đó chính là, mẹ tôi gửi tin nhắn thoại vì đôi mắt của bà không còn tốt như trước nữa rồi, nếu như đánh chữ thì mắt sẽ rất không thoải mái;
Điều mà tôi không phân tích ra được chính là, mẹ tôi gửi tin nhắn thoại không phải vì bà muốn truyền đạt mệnh lệnh nào cả, chỉ là vì bạn đã lâu không về nhà, bà chỉ muốn nói chuyện với bạn thôi;
Điều mà tôi không phân tích ra được là, mỗi khi tôi như một chiếc máy thông tin nhanh chóng xử lý tin nhắn , thì trên thực tế đều đang tạo khoảng cách giữa tôi và mẹ.”
Bạn đợi không được, còn họ không đuổi kịp, khoảng cách giữa hai bên ngày càng xa.
Nhưng bạn còn nhớ không, khi bạn còn nhỏ đi chưa vững, câu nói mà bạn thường nói là gì?
“Bố mẹ, đợi con với.”
Sau này khi bạn từng ngày một lớn lên, bước chân càng nhanh, bố mẹ bị bỏ xa phía sau, họ nói với bạn “đợi bố mẹ với.”
Nhưng bạn lại nói: bố mẹ chậm quá, con đợi không nổi.
Chúng ta, thực sự có vội đến như vậy không?
Sự xa cách giữa chúng ta và bố mẹ, bắt đầu từ “một người liên tục thúc giục, một người liên tục chê phiền”…
Hôm tất niên, trên mạng có một cuộc thu thập ý kiến: Tại sao ngày càng nhiều người trẻ không muốn về nhà nữa?
Hơn một nửa câu trả lời đều có cùng một ý là: “Thực sự không chịu nổi bố mẹ liên tục thúc giục.” Không những giục kết hôn, giục sinh con, mà thậm chí là ăn cơm, ngủ, đều phải giục.
“Để tránh việc bị giục kết hôn, quyết định không về nhà ăn tết, không thì sẽ bị mẹ tôi kéo đi mọi nơi để xem mắt!”
“Ở ngoài sống một mình, vào cuối tuần toàn ngủ đến trưa, nhưng ở nhà chưa đến 9 giờ, mẹ tôi đã bắt đầu càm ràm.”
“Có bao nhiêu người giống tôi, ở nhà thức đêm chơi game cũng phải lén lút không?”
Khi đến một độ tuổi nhất định, bố mẹ dường như sẽ tự động mở chế độ “càm ràm”.
Bố mẹ tôi cũng vậy. Mỗi lần nghỉ lễ ở nhà vào ngày cuối cùng, đó là ngày liên tục thúc giục của bọn họ.
“Nhớ mang theo các món ăn này đã nấu sẵn rồi, chỉ cần hâm nóng lên là có thể ăn rồi.”
“Dù công việc có bận rộn như nào cũng đừng thức khuya, chuyên gia nói rồi, tinh thần sẽ kém đi, gan cũng sẽ bị tổn thương.”
“Lần sau về nhà, hãy cố gắng mang theo một cô bạn gái nhé.”
“Đang trẻ, nhanh chóng sinh con đi, bố mẹ cũng có thể giúp con chăm sóc chúng.”
Còn tôi, luôn như đã đến giới hạn của “chịu đựng” vậy, buột miệng nói: “Nặng quá!” “Bên ngoài có thể mua được mà!” “Con biết rồi con biết rồi mà!” “Mẹ nói nhiều quá!”
Trước đây mỗi lần, bố mẹ thường mắng tôi không biết điều, nhưng vài năm gần đây, họ đột nhiên không còn ép buộc nữa, chỉ lặng lẽ quay lưng rời đi.
Tôi đột nhiên thấy bản thân mình rất khốn nạn.
Không biết từ khi nào, bố mẹ đã hiểu rõ, giục càng nhiều cũng vô ích, chỉ đổi lại là chúng ta nói “phiền quá” , từng câu từng câu đẩy họ ra xa.
Với chúng ta, trưởng thành là có thể chứng minh rằng mình không còn cần đến bố mẹ. Còn với bố mẹ, già cảm cũng là từ giây phút đó bắt đầu.
Cao Á Lân đã nói một câu nói khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Anh ấy nói:
“Bố mẹ là bức tường đứng giữa chúng ta và Tử Thần.”
“Khi còn bố mẹ, bạn luôn cảm thấy có một bức tường đứng giữa bạn và Tử Thần. Khi bố mẹ không còn, bạn đối mặt trực tiếp với Tử Thần, bạn bắt đầu có thể nhìn thấy rõ hơn điểm cuối của cuộc đời bạn.
Tại sao người già lại giục bạn, chuyện gì cũng có thể càm ràm, vì họ bắt đầu đối mặt trực tiếp với Tử Thần, bắt đầu lo sợ, chỉ muốn làm những điều bạn chưa hoàn thành.”
Bố mẹ theo kiểu Trung Quốc đúng thực là luôn thúc giục, vì trong mắt họ, chúng ta mãi mãi là trẻ con, cẩu thả, không hoàn hảo.
Hôm nay nói chúng ta “sử dụng xong đồ không biết đặt vào chỗ cũ”, ngày mai lại càm ràm chúng ta “đến nấu cơm cũng không biết”.
Nhưng mỗi lần họ giục, đều là một câu lo lắng: lo lắng về tốc độ ổn định của bạn, không kịp bắt kịp với tốc độ già đi của họ.
Vì vậy, họ giục thêm chút thời gian để bảo vệ bạn, giục bạn tự chăm sóc bản thân tốt hơn một chút.
Nhưng trái tim dịu dàng này, chúng ta từ chối không lưu tình. Họ đã quen với việc giục, bạn đã quá quen nên sinh ra chán ghét, và chúng ta càng chạy trốn càng xa.
Nhiều người nói, sự trưởng thành là quá trình dần dần rời xa, và bố mẹ là người xếp cuối cùng trong cuộc sống của chúng ta.
Nhưng những điều này, chưa bao giờ là lý do để chúng ta xa cách bố mẹ.
Tại sao chúng ta càng ngày càng xa cách bố mẹ
Đó là vì những gì chúng ta làm cho bố mẹ, thực sự là quá ít quá ít.
Người trưởng thành quay cuồng với cuộc sống, quên mất quãng thời gian ngày trước, nhưng có một ngày bạn sẽ phát hiện, bố mẹ là người chúng ta dành ít thời gian nhất, nhưng lại yêu thương chúng ta nhất.
Chỉ sợ đến lúc đó, tình yêu cách biệt núi sông, núi sông đã không thể bằng phẳng.
Ở Nhật Bản có một cuốn sách, mang tên “55 điều bạn nên làm trước khi bố mẹ rời đi”. Tiêu đề cuốn sách rất tàn nhẫn, trên bìa là một “bài toán tình thân”:
“Giả sử bố mẹ bạn bây giờ là 60 tuổi, tuổi thọ còn lại là 20 năm, bạn không sống chung với bố mẹ, số ngày bạn gặp họ mỗi năm khoảng 6 ngày, thời gian gặp mỗi lần khoảng 11 giờ. Vậy thì, số ngày bạn có thể ở cùng bố mẹ chỉ còn lại: 20 năm x 6 ngày x 11 giờ = 1320 giờ. Nghĩa là, 55 ngày.”
55 ngày này, chính là chúng ta coi là “tương lai còn dài” đó.
Thời gian quá mảnh, đầu ngón tay quá rộng.
Luôn có những điều, sau khi bạn khước từ, thì sẽ không còn cơ hội để làm nữa rồi; luôn có những khoảnh khắc, bạn chưa kịp trân trọng, thì nó đã đẩy bạn vào tương lai mất rồi.
Từ nay trở đi, hãy nghiêm túc nói chuyện với bố mẹ đi.
Đừng tiếc thời gian của bạn, đừng tự cho mình quá nhiều sự tuỳ ý. Đừng để tình yêu quý báu nhất của cuộc đời này, trở thành điều chúng ta hối tiếc.