Tại sao chỉ có 7 nốt nhạc? Chúng được sinh ra để quyết định âm thanh không, hay có nhiều âm khác?

Âm thanh là sự dao động của phần tử khí. Sự dao động có thể nhanh hoặc chậm, tương ứng với tần số cao hay thấp. Ví dụ, nốt A (La) trên đàn piano (đã được tune chuẩn) sẽ làm cho dây đàn đằng sau rung 440 lần 1 giây, tương ứng với bước sóng 440Hz. Nếu cây piano không được chỉnh dây, nốt A đó có thể sẽ rung 439, hay 441 lần 1 giây.

Tai chúng ta không nhạy cảm đến mức phân biệt được biên độ rung trên giây, nên chúng ta không thể phân biệt được sự khác nhau ngay lập tức, nhưng thính giác con người có thể nhận ra sự khác nhau giữa 2 nốt, khi chúng được chơi với nhau, hoặc cách nhau 1 khoảng thời gian ngắn. Tùy thuộc vào quãng thời gian mà chúng ta có thể thấy các nốt được kết hợp ‘hay’ hoặc ‘tệ’

Nếu tỉ lệ tần số các nốt chơi cùng nhau là một phân số đơn giản kiểu (2/1, 3/2, 4/3…), âm thanh thường sẽ ‘hay’. Bởi, ví dụ 1 dây rung với tần số 440Hz, nó cũng có thể tạo nên âm bội (là âm với tần số gấp số nguyên lần âm gốc, theo ví dụ là 440Hz), với tần số 880Hz, 1320Hz… Sự bội âm không quá lớn nhưng đủ để làm não chúng ta chú ý. Đó là lý do nếu bạn chơi nốt A ở tần số 440Hz cùng với nốt A hơn 1 quãng 8, là 880Hz, sự hòa âm gần như hoàn hảo, như thể chúng đều là 1 nốt, bởi vì 2 nốt này có cùng bội âm. Thực tế, trong nhạc lý 2 nốt nhạc ở tần số này đều được quy về A (La)

Một nốt khác cũng ‘hay’ nếu đi cùng A là E (Mi), với tần số 660Hz. Vì E có bội âm 1320Hz, 1980Hz cùng với A, tỉ lệ tần số của E và A cũng là 1 ‘phân số đẹp’ (3/2)

Kết luận: bạn có thể chơi bất kỳ nốt nào bạn muốn, nhưng âm nhạc là sự chơi các nốt nhạc hòa vào với nhau nghe ‘hay’. Với nền âm nhạc phương Tây, chúng tôi chuẩn hóa trong bộ 7 nốt, trong đó chúng tỉ lệ với nhau theo những phân số đơn giản, hoặc gần như thế.

Bộ 7 nốt không phải là bộ duy nhất hợp lý, nhưng cho đến nay là bộ thông dụng nhất, ngay kể cả ở những nền văn hóa âm nhạc khác, nhạc từ khắp nơi trên thế giới đều sử dụng chung 1 bộ nốt với âm nhạc phương Tây, vì chúng đều dựa trên nền tảng chung là các quy tắc Vật Lý.

Gọi 440Hz là một ‘nốt A hoàn hảo’, vì xin nhắc lại, đôi tai của chúng ta không đủ nhạy cảm để nhận biết chính xác tần số rung, chỉ nhận biết đc sự khác nhau của tần số rung giữa 2 nốt. Lịch sử từng tồn tại 1 số đất nước coi ‘A’ ở tần số khác, ví dụ như 432Hz, theo đó, các nốt khác đều hạ biên độ theo chung 1 tỷ lệ. Tông nhạc có thể sẽ thấp đi, nhưng giai điệu bài hát luôn không thay đổi, hiển nhiên không gây nên sự bất hòa âm. Các bản soạn nhạc đôi khi cũng tăng hoặc giảm nốt của bài hát để phù hợp với quãng giọng của ca sĩ,  ví dụ họ có thể thay A thành B (Si). Điều này lý giải vì sao đàn piano có 12 phím trên 1 quãng 8, vì nốt A và G (Sol) không phải lúc nào cũng cách đều nhau khi thay khóa nhạc, nên phải có 1 nốt ‘ở giữa’ 2 nốt này.

>u/bedroom_opposite (2.7k points)

Với tư cách 1 cử nhân ngành kỹ sư âm thanh, tui có thể nói rằng ông đã tóm tắt hẳn 1 chương về tần số chỉ trong 1 phút đọc. Nếu tui được adwards nào, tui sẽ trao hết cho ông. Đến và nhận lấy chiếc cup này đi!

>>cashto (86 points)

Ok, tôi sẽ đi sâu thêm chút nữa, hơi tệ là cái này sẽ liên quan đến toán. Tôi sẽ cố nói đơn giản nhất có thể.

Như đã nói, bộ 7 nốt chuẩn ở âm nhạc phương Tây tỉ lệ với nhau theo các phân số đơn giản, cụ thể như hình:

Như bạn có thể thấy, tỉ lệ không giống nhau ở các nốt, cái thì 6,7%, cái thì 12,5%… Không may thay, trong hệ 7 nốt không thể làm các nốt (về mặt toán học) cách đều nhau VÀ đều tỉ lệ với nhau theo phân số đơn giản, 1 điều mà âm nhạc phương Tây chấp nhận.

Hệ quả của việc này là khi ta chơi ‘1 nốt cao hơn’ như tui đã trình bày, âm thành thu được sẽ khác hoàn toàn. Nếu chúng ta chơi đàn được tune chuẩn với tỉ lệ tần số, chúng ta chỉ có thể chơi nốt C là nốt thấp nhất. Trong trường hợp muốn thay C bằng D (rê), cây piano cần phải được chỉnh lại tông, hoặc mua đàn mới, khá là bất tiện.

Nên chúng ta nảy ra 1 ý tưởng rằng sẽ chỉnh tông đàn mà tại đó khoảng cách giữa các nốt tương đối bằng nhau, và cũng có tỉ lệ tương đối với tỉ lệ chuẩn trên bảng. Sự chỉnh này gọi là ‘đồng điệu âm (equal temperment)’.

Nếu bạn chia 1 quãng 8 thành 12 nốt khoảng cách bằng nhau. Chúng ta có thể đặt nốt cách 6,7% cạnh nhau, và những nốt cách 11,1% hoặc 12,5% có thể được ngăn bởi 1 phím đen. Điều này giải thích tại sao không có nốt đen nằm giữa nốt B và C hay E và F (si-đô, mi-fa)

Với sự ‘đồng điệu âm’ này, nốt D sẽ nghe hơi tù, nốt E, A, B sẽ nghe hơi sắc hơn so với tỉ lệ lý tưởng. Bù lại, nốt F và G sẽ rất rất giống với ‘nốt hoàn hảo’. Và F, G cũng là 2 nốt rất quang trọng trong hệ thống này, khi chúng có tỉ lệ đơn giản nhất (3/2 và 4/3) so với nốt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *