Tại vì bạn đến muộn rồi, đến trễ rồi, đã quá mất giờ cơm rồi.
Cái giá của việc đi vào trái tim của một người đã tăng gấp đôi dựa theo tuổi tác. Mối tình đầu năm 15 tuổi quay đầu lại cười một cái thì đã có thể trở thành ánh trăng sáng cả một đời này rồi. Người thân cận nhất năm 40 tuổi ôm lấy cả công việc lẫn gia đình lại chỉ là điểm giao của cuộc đời. Khi còn bé chơi bùn trộn nước tiểu lại có thể tìm ra người bạn thân thiết cả đời này. Khi trưởng thành, người mà hôm nay xưng anh gọi em, ngày mai lại đâm mình mỗi bên sườn một nhát.
Hệ thống nhận thức của con người có một quá trình phát triển. Trước khi phát triển thì chỉ có những đạo lý hiển nhiên, khi đang phát triển thì biết được những gì thuộc về mình, sau khi trưởng thành thì đã trở nên thông thạo hiểu sâu rồi. Tất cả những tình cảm của con người đều là hoài niệm tuổi thanh xuân. Chỉ nghe nói người 50 tuổi hoài niệm về sân bóng của năm 15 tuổi, chứ chưa từng nghe rằng người 100 tuổi hoài niệm về viện dưỡng lão của năm 60 tuổi cả. Mặc dù khoảng cách của hai quãng thời gian này giống hệt nhau, nhưng thật ra sự nhận thức của bọn họ đối với thế giới không hề giống nhau.
Bạn xuất hiện bên cạnh người nọ vào cái lúc anh ấy đang xây dựng thế giới quan của mình, vậy thì bạn chính là một phần trong thế giới của anh ấy, là hồi ức quan trọng, là sự tồn tại không thể thiếu trong cuộc đời anh ấy. Anh ta chỉ muốn nhớ về những ngày tháng ấy, còn bạn thì không tránh được không trốn được cũng chẳng quên được. Sự tham dự của bạn càng sâu, phần trăm trong đoạn ký ức của anh ấy càng lớn, thì càng dễ dàng rung động.
Mặt khác, cùng với tuổi tác ngày một cao, con người cũng sẽ có thêm sự nhận biết về tốc độ của thời gian. Ba năm cấp ba nhẹ nhàng trôi, từ căng tin đến sân vận động, từ lớp học đến sân trường, từ bảng đen đến sách bài tập,… những mảnh kí ức rất nhiều, thời gian để hoài niệm rất dài. Ba năm đi làm thì ngờ ngờ nghệch nghệch, vẫn chẳng biết xung quanh mình là những ai thì đã chuẩn bị nhảy việc tìm chỗ làm mới. Vậy thì làm gì có thời gian xem xét ai có thể rung động chứ? Trẻ sơ sinh 1 tuổi khác xa với đứa trẻ 10 tuổi, nhưng cụ già 70 tuổi lại chẳng khác cụ già 80 tuổi là bao. Con người sống đến những năm tháng cuối cùng thì đến bản thân đã chẳng còn thấy có gì đặc biệt nữa thì sẽ chú ý đến điểm đặc biệt của người khác sao?
Sở dĩ tuổi tác càng lớn thì càng khó rung động, tại vì tuổi tác càng lớn thì thế giới quan càng hoàn thiện, càng rõ ràng, càng không cần lắp chỗ này sửa chỗ kia nữa. Từ xưa đến nay, ngoại trừ người thiết kế Liên Minh Huyền Thoại (1) ra, chẳng có ai thích giở trò trên hệ thống hoàn chỉnh rồi tự rước khổ vào mình cả. Cố định rồi thì chính là cố định rồi, đến muộn rồi thì chính là đến muộn rồi.
Lúc đầu, con người như tờ giấy trắng, chấm nhẹ một nét thì đã để lại dấu vết rõ ràng rồi, mà đợi đến khi bức tranh của anh ấy hoàn thiện rồi, bạn lại muốn để lại một dấu ấn thì nó phải thật nổi bật và nhiều màu sắc mới được. Mọi người đều có câu chuyện của riêng mình, có người đó ở trong câu chuyện. Câu chuyện này có thể không có sự hiện diện của bạn, nhưng đó là cuộc đời mà anh ấy không muốn vứt bỏ.
Thường Sơn Triệu Tử Long (2), vượt mọi chông gai, thất tiến thất xuất (3), một đời cẩn trọng và trung thành, nhưng cuối cùng cũng chẳng so được với tình cảm kết nghĩa.
Ông ấy đã làm sai điều gì ư?
Không, ông ý chỉ là đến muộn mà thôi.
—————
Chú thích:
(1) Liên Minh Huyền Thoại là một trò chơi đấu trường chiến đấu trực tuyến nhiều người chơi.
(2) Thường Sơn Triệu Tử Long (Triệu Vân) là danh tướng nổi tiếng trong thời kỳ Tam Quốc. Ông được xem như một trong những vị khai quốc công thần nhà Thục Hán.
(3) Thất tiến thất xuất ý chỉ Triệu Vân xông vào chiến trận, rồi sau đó từ chiến trận phá vòng vây để ra ngoài.
Fact: não bộ con người đến 25 tuổi mới phát triển hoàn thiện xong khu kiểm soát bốc đồng. Nên là sau tuổi 25 đừng kì vọng yêu đương đc như trước tuổi 25.
Ôi trời thế mà có những cặp đôi yêu nhau từ lúc còn đi học xong lập nghiệp rồi cưới hỏi. Đùng cái chồng vẫn đi theo gái :)))) cái đoạn thời gian xây dựng bản thân, phát triển thế giới quan, đoạn nhìn người ta cười một cái đã thấy như vầng trăng sáng cả đời để nhớ lại chắc là của mấy ông ko có điều kiện để sa đà :)) hồi xuân đc cái là ánh trăng tiêu mẹ mất :)))))
Càng trưởng thành thì càng không muốn yêu đương đó là thuộc hai kiểu người. Một là trải qua nhiều mối tình tan vỡ nên không muốn bắt đầu thêm nữa. Hai là độc thân quá lâu, lâu đến mức nhìn thấu được tất cả mọi thứ và cảm thấy ổn khi một mình mình vẫn sống tốt mà không cần đến tình yêu.
Đến lúc nhất định thì lợi – hại, thiệt – hơn sẽ là thứ đầu tiên nảy ra, mà đã cân nhắc đến hai thứ đó thì chân tự nhiên cũng chùn lại.
Vì càng trưởng thành, chúng ta hoặc càng cẩn trọng hơn khi đặt tin yêu vào người khác, hoặc càng hiểu rõ giá trị của bản thân nên thật sự rất khó để có thể mơ mộng và cuồng dại như tuổi trẻ. Như năm 15t, tui có thể ăn hàng tá que kem cùng lúc, miễn là thích thì sẽ ăn. Năm 25t, vẫn có thể ăn 1 lúc vài cốc kem dẫu biết ăn ngọt nhiều là không tốt nhưng tui sẽ tự dỗ dành rằng bản thân còn trẻ, ăn uống là thú vui đời người. Nhưng qua 30 rồi, dù đôi khi rất thèm, tui vẫn có thể răn bản thân chỉ được ăn tối đa 1 cốc nhỏ mỗi tuần. Vì liệu trình dưỡng da rất đắt, vì hormone bắt đầu suy giảm, vì trao đổi chất đã không còn tốt, vì quỹ thời gian không có nhiều để tập luyện, vì hàng trăm lý do hợp lý khác. Rung động thì vẫn còn nguyên vẹn, chỉ là sẽ kén chọn hơn.
Nhưng nếu càng trưởng thành, lỡ rung động rồi thì sẽ khó lòng quên đi hơn. Thất tình ở tuổi trẻ thì vật vã, khóc lóc rồi cũng qua. Trưởng thành hơn ko khóc đc nữa nhưng nó hằn sâu 1 vết thương trong lòng, khó mà nguôi ngoai. Mình cũng hiểu việc trưởng thành sẽ càng khó chấp nhận 1 ai đó bước vào cuộc sống của mình hơn, nhưng một khi đã cho phép họ bước vào thì nếu họ ra đi sẽ càng khó mà quên đi hơn.
Va vấp nhiều quá sẽ tự hình thành một lớp phòng ngự chắc chắn hơn, cái cách bản thân tự bảo vệ lấy chính mình đó, chính là một cách để sinh tồn.