TẠI SAO BỐ MẸ TÔI LẠI ĐẶT TÊN TÔI LÀ NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ CHỨ KHÔNG PHẢI NGUYỄN VIỆT HÀ?

Mỗi lần tôi gọi nhầm họ tên nhỏ bạn mà có chữ “Thị” là nó lại giãy nảy lên. Cũng không biết vì sao một đứa khác có cùng tên, cùng tên đệm, họ cũng giống tôi nốt (chỉ khác một điều tên tôi có thị còn tên nó thì không) lại cười tôi chỉ vì tên tôi có chữ “Thị”. Xong sau, chúng nó kêu không hiểu sao lại cho chữ “Thị” vào tên. “Không thấy thêm vào nghe ‘cuê’ hẳn à”. À, thế làm sao mà à, thế để kể cho nghe vì sao ngày xưa tên con trai thường “Văn”, tên con gái lại có “Thị” nhá.

Trước hết là về “Văn” đi nha, thì là khi tư tưởng cũ vẫn còn, chỉ có con trai là được đi học, đi thi. Chữ “Văn” có nghĩa là “người có đi học, người có học”. Nhưng mà kể cả thời xưa hay bây giờ thì ai cũng muốn “sống ảo” phải không, ai mà chả muốn được coi là người có học. Cha mẹ đặt tên con có chữ “Văn” với mong muốn con mình sau này được đi học đàng hoàng.

Đến cái hồi tôi đi học mà cần ví dụ về tên thì cô giáo cứ gọi đại là Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B,…

Tiếp đến là chữ “Thị”, cái này thì có nhiều cách lý giải hơn. Nói chung là cũng có nhiều cách giải thích theo hướng khác nhau. Đầu tiên, chữ “thị” là một từ Việt gốc Hán để chỉ phụ nữ nói chung. Ở Trung, họ thêm chữ “thị” sau họ của chồng của người phụ nữ để gọi họ. Đến Việt Nam, thì được dùng để thêm vào họ của cha để gọi.

Đến khi chữ Nôm được sử dụng rộng rãi thì chữ “thị” gắn trước tên riêng của một người phụ nữ như là: Thị Kính, Thị Mầu,…

(Bà tôi hay gọi tôi là Thị Mẹt)

Với tôi thì tôi thì vẫn cứ là thích hiểu nó theo nghĩa tốt đẹp. Sao phải tự làm xấu cái tên của mình. Chữ “Thị” trong người phụ nữ có thể hiểu theo cách chỉ sự đảm đang, ngoan hiền, chỉ cô gái biết quán xuyến việc nhà, giỏi nội trợ,…

Ngoài lề tí thì bà tôi kể lại là ở dòng họ tôi có một lời đồn từ lâu là con gái họ Nguyễn X (xin được giấu tên dòng họ) mà tên có chữ “Thị” thì sau này nhất định sẽ khổ, bởi vì cũng có nhiều người trong họ có số lận đận. Nhưng tôi thì không tin mấy, thôi thì số do mình định mà.

Tôi nghĩ rằng dù thế nào thì đó cũng là một phần trong bản sắc của dân tộc mình. Nên là thay vì “kì thị” thì cứ “enjoy” cái “moment” này thôi cứ gọi tôi là Nguyễn Thị Việt Hà!

p/s: À mà các bác đừng hỏi sao tên facebook tôi lại là Việt Hạ, sai lầm tuổi trẻ tí thôi, chứ tôi tên Hà, tôi nghĩ cái tên của mình cũng vào dạng không phải tên phổ biến lắm, thế nào đi học lại gặp đứa có tên y chang khác mỗi chữ “thị”.

Tham khảo: bà kể lại + thieunien.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *