Ta luôn giật mình thốt ra rằng “Ơ, đã về đến nhà rồi à!”.
Hiệu ứng chuyến về (return trip effect), tên gọi được các nhà khoa học đặt ra để mô ta cho cảm giác quãng đường di chuyển từ điểm về – điểm đến ngắn hơn so với chiều ngược lại.
Và dù cho khoảng cách và thời gian đi là như nhau, không ít người trong chúng ta lại có cảm giác lạ kỳ này nhưng vẫn không hiểu do đâu. Vậy vì sao chúng ta lại có cảm giác này thế nhỉ?
Lý do thứ nhất: chiều về tạo cảm giác “quen thuộc” với não bộ.
Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy chuyến đi về của mình ngắn hơn đơn giản chỉ vì… bạn đã đi qua chúng trước đó.
Lý do thứ hai: Thời gian ngắn hơn so với chúng ta dự tính.
Trên thực tế, ước lượng về thời gian khi đến một địa điểm cụ thể của chúng ta thường ít hơn so với thực tế ban đầu. Điều này lại trái ngược hoàn toàn với ước tính thời gian khi quay trở về.
Lý do thứ ba: Sự lo lắng về chuyến hành trình khiến thời gian như dài hơn.
Một trong những yếu tố khiến hiện tượng chuyến về xảy ra là khi chúng ta quá lo lắng đến việc di chuyển đến điểm đến sẽ ra sao.
Cre : iFact