TÁC DỤNG CỦA PHƠI NẮNG

Dựa vào bước sóng, tia UV (tia cực tím) được chia thành ba loại: UVA (315 – 400nm), UVB (280 – 315nm), UVC (100 – 280nm) trong đó chỉ có UVB là tia duy nhất giúp kích thích tiền tố vitamin D dưới da chuyển hóa thành vitamin D3. 

Khi ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu không khí, tất cả bức xạ UVC và khoảng 90% bức xạ UVB được hấp thụ bởi ozone, hơi nước, oxy và carbon điôxít. Bức xạ UVA ít bị ảnh hưởng bởi khí quyển.

Do đó, bức xạ UV đạt đến Bề mặt Trái đất phần lớn bao gồm UVA (95%), và một ít UVB (5%). UVB cao nhất vào vào buổi trưa (tầm 10 -15g), còn vào giờ khác tia UVB bị tầng ozone hấp thu gần như hoàn toàn. Tia UVB không xuyên qua kính nên việc phơi nắng sau tấm kính là hoàn toàn không có tác dụng.

Vậy thì khi cho bé phơi nắng, khả năng bé nhận được UVB vào sáng sớm là không khả thi, chủ yếu lại nhận UVA. Nếu muốn tăng khả năng nhận được UVB thì phải chọn thời điểm UVB nhiều nhất trong ngày, đó là tầm 10 – 15g. Lúc này trời thì nắng gắt và UVA cũng cực kỳ cao. Vậy đối với khoa học hiện nay, việc tắm nắng sớm thực sự không có hiệu quả.

Lượng UVB nhận được phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng sắc tố da, khối lượng cơ thể, vĩ độ, mùa, lượng mây che phủ, mức độ ô nhiễm không khí, diện tích da tiếp xúc và mức độ bảo hộ chống lại tia cực tím như quần áo và kem chống nắng.

Chính vì nhiều yếu tố ảnh hưởng nên không thể đưa ra một khuyến cáo chung cần phơi nắng bao nhiêu lâu. Ví dụ em bé ở miền núi khác ở đồng bằng; em bé da trắng khác em bé da đen; em bé ở đất nước nhiệt đới khác ở đất nước ôn đới; em bé ở thành phố (ô nhiễm cao) khác với em bé vùng quê (ô nhiễm thấp).

Thêm một điều nữa tầng Ozone giúp hấp thu bức xạ UV một cách hiệu quả nhưng nó lại đang suy yếu. Hậu quả là, con người và môi trường sẽ phải tiếp xúc với mức độ bức xạ UV cao hơn.

Khi con người tiếp xúc lâu dài với bức xạ UV có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe cấp tính và mãn tính như ảnh hưởng đến da, mắt và hệ thống miễn dịch. Cháy nắng và sạm da là những ảnh hưởng cấp tính được biết đến nhiều nhất; về lâu dài dẫn đến lão hóa da sớm. Hậu quả mãn tính do bức xạ UV là ung thư da và đục thủy tinh thể.

AAP (Hiệp hội nhi khoa Mỹ) cùng các tổ chức về ung thư cũng đã khuyến cáo nên giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhất là bé dưới 6 tháng với làn da cực kỳ mỏng manh nhạy cảm nên tránh ánh nắng trực tiếp.

Tóm lại, nếu các mẹ muốn phơi nắng cho con thì không thể tìm đâu ra khuyến cáo là nên phơi nắng trong bao lâu. Lợi ích về việc nhận được UVB để tổng hợp vitamin D3 không biết có được hay không nhưng tác hại thì có 1 loạt như bác đã kể ở trên, chưa kể hít khói bụi ô nhiễm đối với các bé ở thành phố.

NÊN SỬ DỤNG LOẠI VITAMIN D NÀO?

Sử dụng loại vitamin D3 để có hiệu quả tốt. Hiện nay có loại nhỏ và loại xịt, loại nào cũng tốt

LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG NTN? 

• Trẻ dưới 12 th tuổi: 400 IU/ ngày

• Trẻ 12th – 70 tuổi: 600-800 IU/ ngày

• “Trẻ” > 70 tuổi: 800-1200 IU/ngày

• Phụ nữ có thai : 600-800 IU/ngày

• Bà mẹ đang mang thai 2 xịt/ngày

• Bà mẹ đang cho con bú: 2 xịt/ngày, đặc biệt 6 tháng đầu sau sinh

• Trẻ <12 tháng tuổi: 1 xịt/ngày

• Trẻ >12 tháng tuổi: 2 xịt/ngày

Tài liệu tham khảo:

1. Glenn Cardwell, Janet F. Bornman, Anthony P. James, and Lucinda J. Black.A Review of Mushrooms as a Potential Source of Dietary Vitamin D. Nutrients. 2018 Oct; 10(10): 1498.

2. National Institute of Health. Vitamin D, Fact Sheet for Health Professionals

3. World Health Organization. Global Solar – UV Index – A Practical Guide. 

Bài viết tham khảo từ bs Anh Thy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *