Trong suốt 30 năm qua từ cuối những năm 90 cho đến 2000, bùng nổ dân số luôn được coi là thảm họa đối với con người. Song thời kì đó đã chấm dứt, lúa gạo được trồng trọt dễ dàng hơn, có nhiều chỗ để ở hơn cũng như các nguồn cung ứng được dễ dàng quản lý hơn bao giờ hết.
Việc suy giảm dân số đồng nghĩa với việc ít nguồn lao động hơn, cần phải đầu tư nhiều tiền hơn cho việc chăm sóc những người lớn tuổi. Dân số thấp là một điều đáng báo động đối với tất các các lĩnh vực của nền kinh tế, trong khi đó dân số đông đồng nghĩa với việc có nhiều nguồn lao động hữu ích hơn cả.
Nói chung là trái đất cũng chưa thiếu người đến mức đó đâu… mà bên cạnh những lợi ích ông đề cập, một phần kha khá dân số sẽ luôn ở trong tình cảnh nghèo đói, thiếu ăn, thiếu nước sạch, thiếu giáo dục tử tế cũng như không có công ăn việc làm ổn định. Nhưng, được rồi…
Suy giảm dân số là một mối đe dọa khủng khiếp đối với sự thịnh vượng của những người giàu.
Tôi nghĩ ông đã bỏ qua môt điều quan trọng rằng, tài nguyên là hữu hạn – bất kể ông có cải tiến năng suất hay sản xuất một cách tốt hơn nữa hay chẳng, thì nguồn tài nguyên vẫn thế. Thêm nữa, việc dân số quá đông sẽ làm cho bệnh dịch dễ lây lan hơn.
Đúng là tỉ lệ sinh ở nhiều nước phương Tây đang có khuynh hướng giảm và đó có thể là một vấn đề cần phải giải quyết, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ nghiêm trọng bằng những tác động tiêu cực của việc bùng nổ dân số. Chúng ta có thể đưa con người tới những nơi cần nhiều nhân công hơn, hay thậm chí dùng máy móc để thay thế, nhưng chúng ta sẽ chẳng thể nào thay thế được nguồn tài nguyên hữu hạn mà chúng ta vẫn đang khai thác hàng ngày được.
Tôi nghĩ cách ông so sánh đang hơi có vấn đề.
Ông không so việc suy giảm dân số với bùng nổ dân số, mà cái ông đang nói đến chính là tỉ lệ sinh thấp. Dân số già chỉ là một biểu hiện của điều đó, cùng với rất nhiều những vấn đề khác mà Nhật Bản đang phải đối diện.
Dân số suy giảm nói chung sẽ không có nhiều tác động tiêu cực đến nền văn minh nhân loại, trừ khi chúng ta sụt giảm tới mức chỉ còn vài chục triệu người trên toàn thế giới.
Ngày nay, rất nhiều người đang làm những công việc ‘không cần thiết cho lắm’. Bảy mươi cửa hàng bán donut cạnh tranh nhau trong một thành phố nhỏ chắc chắn sẽ tạo ra việc làm, nhưng liệu tất cả những công việc đó có thực sự cần thiết không? Khách sạn, sòng bạc, sở cảnh sát, bệnh viện, trường học và hầu hết mọi ngành nghề đều phụ thuộc vào quy mô dân số. Do đó, nếu dân số giảm xuống thì về tổng thể, sẽ không thiếu người để làm việc, mà đơn giản chỉ là sẽ có ít việc hơn cho ít người hơn mà thôi.
Ừa và đó là lý do mấy người theo đảng cộng hòa ở Mỹ bắt ép phụ nữ phải sinh con đấy.
Thật ra họ đang bắt ép phụ nữ phá thai một cách kém an toàn hơn
Suy giảm dân số chỉ có hại cho nền kinh tế, và chỉ vậy thôi
À đây, CNTB in a nutshell: Nếu không có nguồn cung lao động giá rẻ, toàn bộ hệ thống sẽ hoàn toàn sụp đổ.
Có nghĩa là ông thớt nói đúng. Với tình hình nền kinh tế toàn cầu như hiện tại, việc suy giảm dân số sẽ khiến cho mọi thứ rơi vào hỗn loạn.
Vấn đề là việc bùng nổ dân số sẽ khiến cho vật tư nguyên liệu, các tài nguyên bị khan hiếm rồi cạn kiệt. Và mọi thứ cũng sẽ sụp đổ nốt.
Nhưng mà: CNTB không hề bền vững. Giống như việc lái một đoàn tàu full speed trong khi vẫn còn đang lắp đường ray vậy, và bạn hi vọng rằng mình sẽ lắp kịp trước khi gây ra tai nạn. Và một lúc nào đó – chúng ta hết một trong hai thứ: hoặc là đường ray, hoặc là người lắp đặt dường ray, thì tai nạn chắc chắn là điều không thể tránh khỏi.
Cá nhân tôi không nghĩ Trái Đất đang đến gần tình trạng quá tải dân số, nhưng tôi cho rằng tốc độ và phân bố gia tăng dân số là một vấn đề rất lớn. Nếu dân số thế giới cứ tiếp tục duy trì tăng ở mức 0,5% mỗi năm và sự gia tăng này diễn ra đồng đều trên toàn thế giới, thì sự phát triển về công nghệ và kinh tế sẽ cho phép chúng ta đáp ứng được điều này mà không cần phải hy sinh bất cứ điều gì.
Hiện tại, tỷ lệ tăng dân số của châu Phi là 2,45% mỗi năm và đây là một trong những khu vực kém phát triển nhất về mặt xã hội, kinh tế và công nghệ. Tệ hại hơn, đây cũng là nơi tập trung nhiều chính phủ không ổn định và tham nhũng nhất thế giới. Chúng ta (có thể) chỉ còn vài năm hoặc một thập kỷ nữa để đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo và môi trường trên khắp châu Phi nếu tốc độ gia tăng dân số của họ tiếp tục diễn ra với tốc độ này.