Nói về bệnh giang mai, nhiều người sẽ nghĩ quá ”kinh khủng”! “Chúng ta sẽ chết”. Tuy nhiên, với sự ra đời của ”penicillin” ở phương Tây, bệnh giang mai không còn quá khủng khiếp … Bạn không nhầm, penicillin là một loại ”thuốc tốt” để điều trị bệnh giang mai. Cho đến tận bây giờ, khi điều trị bệnh giang mai, ”liều thuốc tuyệt vời” này vẫn được các y bác sĩ nghĩ đến đầu tiên.
***
1. Vậy bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là gì? Nói một cách đơn giản, “giang mai” là nhiễm trùng ”vi khuẩn” mà mọi người thường nói, nhưng ”vi khuẩn” này là một thứ gọi là pallidum (Xoắn khuẩn giang mai). Bản chất của nó không khác nhiều so với những gì mọi người thường nói về nhiễm trùng do ”vi khuẩn”. Xét về tính cơ bản, chúng là các bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên.
Tuy nhiên, nhiễm trùng giang mai do “vi khuẩn“ rất khác với ”áp xe” và ”viêm mô tế bào” phổ biến trong cuộc sống. Đầu tiên là đường lây truyền bệnh. Bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, lây truyền qua dịch cơ thể và lây truyền từ mẹ sang con. Đây cũng là lý do tại sao một số người nói rằng bao cao su có thể ngăn ngừa bệnh giang mai.
Nhưng bao cao su không phải là “lá chắn thép” vì chúng chỉ có thể chặn một phần các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chúng không thể ngăn chặn chất dịch cơ thể cũng như các đường lây truyền khác, và thậm chí hôn cũng có thể bị lây nhiễm.
Bản chất của mầm bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể con người bằng cách xâm lấn da và niêm mạc bị tổn thương. Nói cách khác, nếu da và niêm mạc của bạn không bị tổn thương, bạn có thể sẽ không bị nhiễm trùng. Nhưng vấn đề ở đây là không ai có thể chắc chắn liệu da hoặc niêm mạc của bạn không bị tổn thương. Hơn nữa, các hành vi tình dục quá “mạnh bạo” có khả năng cao gây tổn thương nhẹ cho da và niêm mạc của cơ quan sinh sản.
Cách tốt nhất để phòng ngừa là tự làm sạch cơ thể trước và sau khi QHTD, có hành vi QHTD sạch sẽ và an toàn. Khám sức khoẻ định kỳ. Nếu không, ngay cả khi bạn sử dụng bao cao su, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ không bị nhiễm bệnh.
***
2. Cách kiểm tra bệnh giang mai
Xét nghiệm giang mai chủ yếu là xét nghiệm máu. Hiện tại, TP và RPR thường được sử dụng trong phòng khám. Tất nhiên, “sinh thiết mô bệnh học” cũng là một cách, nhưng nó hiếm khi được sử dụng trong các phòng khám. Ai can đảm “cắt thịt” của mình xuống? Hơn nữa, “sinh thiết mô bệnh học” chủ yếu được áp dụng cho các mô có bệnh rõ ràng. Thời gian ủ bệnh, các tổn thương nhỏ… đôi khi không thể dùng cách này để kiểm tra được. Nói thẳng ra, nó không thực tế lắm. Do đó, chẩn đoán lâm sàng hiện tại của bệnh giang mai chủ yếu là xét nghiệm máu. Sau đó là kiểm tra dịch não tuỷ, được thực hiện sau khi xét nghiệm máu, nó đóng vai trò hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh.
***
3. Các triệu chứng của bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai có các triệu chứng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn I của bệnh giang mai chủ yếu là “loét sinh dục”, còn gọi là “săng giang mai” hoặc “loét nông”, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ. Người bệnh có thể bị nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng. Nói cách khác, nếu bộ phận sinh dục của bạn bị viêm loét không rõ nguyên nhân và khó nhận thấy, thì bạn cần phải cẩn thận, tốt nhất là đến bệnh viện để kiểm tra.
Giai đoạn II của bệnh giang mai chủ yếu là các triệu chứng toàn thân hoặc tại vùng nhiễm khuẩn, trong y học được gọi là “phát ban giang mai”, “ban đào”. Giai đoạn này bắt đầu với các vết nổi mẩn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vết mẩn này thường không ngứa, không đau, chỉ là những đốm màu nâu trên da. Các vết mẩn này cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể mỗi người. Hơn nữa, bệnh giang mai giai đoạn hai đôi khi đi kèm với các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu.
Nói một cách đơn giản, nếu một ngày da và bộ phận sinh dục của bạn bị loét không rõ nguyên nhân, đồng thời có những vết mẩn đỏ trên cơ thể, thì bạn phải đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
Bệnh giang mai giai đoạn III thực sự tương đối hiếm gặp. Thực tế, hầu hết bệnh nhân có triệu chứng giai đoạn I và giai đoạn II đã đến bệnh viện để kiểm tra và lập phác đồ điều trị. Tuy nhiên, biểu hiện chính của bệnh giang mai giai đoạn III là xuất hiện các “gôm giang mai”, giai đoạn này bệnh không chỉ giới hạn ở da và niêm mạc. Hệ thống tim mạch, hệ thần kinh, gan, xương khớp… có thể bị tổn thương và không thể phục hồi, có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, giang mai giai đoạn I và giai đoạn II không nhất thiết chỉ có biểu hiện trên da và niêm mạc. Bệnh giang mai giai đoạn hai cũng có thể gây ra các triệu chứng như ảnh hưởng đến thị giác và hệ thần kinh.
Ngoài ra, còn có giai đoạn tiềm ẩn. Các vi khuẩn giang mai tồn tại trong cơ thể nhưng không còn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh, hoặc các triệu chứng của bệnh giang mai tạm thời giảm sau một thời gian, xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính và kiểm tra dịch não tủy bình thường.
Nói một cách đơn giản, xét nghiệm máu là dương tính, tuy nhiên nhưng không có triệu chứng bệnh, trường hợp này thậm chí còn đáng sợ và khó lường hơn.
***
4. Bệnh giang mai có chữa được không?
Hiện nay, việc điều trị bệnh giang mai chủ yếu dựa vào penicillin. Tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nói chung, penicillin là loại thuốc chủ yếu trong điều trị bệnh giang mai!
Vì đã có thuốc, giang mai có thể chữa được, nó không phải là bệnh nan y. Tuy nhiên, nếu tiêu diệt các xoắn khuẩn nhạt trong cơ thể, bệnh sẽ không nặng thêm, nhưng một số tổn thương không thể phục hồi lại và chỉ có thể tiến hành điều trị để khôi phục một số chức năng cơ bản. Trong điều kiện y tế hiện nay, tử vong do bệnh giang mai là tương đối hiếm, nhưng tác động của bệnh giang mai đối với cơ thể con người vẫn rất lớn.
***
Tóm lại, với trình độ phát triển y học ngày nay, giang mai không còn là bệnh nan y, nhưng giang mai là một bệnh nghiêm trọng trong số các bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục và gây thiệt hại lớn cho cơ thể con người. Do đó, một khi có một triệu chứng tương tự, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, đừng vì ngại ngùng xấu hổ mà hại đến sức khoẻ của mình. Tất nhiên, cách tốt nhất để phòng bệnh giang mai là hãy giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, QHTD an toàn và khám sức khoẻ định kì.
