Sự thật lịch sử nào chúng ta không được dạy ở trường học?

A : Họ không dạy chúng ta câu chuyện của quân thù. Trong khi việc dạy chúng làm họ mang dáng dấp của con người hơn, không phải là những con quái vật.

Hãy nghĩ về điều đó mà xem, có bao giờ trong sách giáo khoa của chúng ta có câu chuyện về người lính Đức cứu hàng tá đồng đội của mình không? Có lẽ là chưa bao giờ nhỉ ? Câu chuyện nhân tính nhất từ kẻ thù có lẽ là cuộc đình chiến vào dịp giáng sinh ở thế chiến thứ 1, và một vài mẩu lẻ tẻ ti tí khác nữa, nhưng phần lớn vẫn là câu chuyện về lòng ái quốc của phe thắng, đó là lí do vì sao câu nói “ Lịch sử được viết nên bởi những kẻ thắng cuộc” là chính xác. Đương nhiên vẫn có những ngoại lệ như chiến tranh Việt Nam (the Vietnam War) hay chiến tranh Triều Tiên trong sách giáo khoa của Mỹ.

Vậy thì tôi sẽ kể cho bạn về câu chuyện của người lính đã cứu đồng đội của mình trong cuộc đổ bộ vào Đức của quân Nga.

Anh ta chỉ huy đoàn hộ tống gồm 2 chiếc xe tải, cả hai đều là Mercedes Benz 3000s- được biết đến rộng rãi hơn qua bộ phim Idiana Jones và chiếc rương thánh tích (mặc dù trên phim thì chiếc xe tải được làm từ các khung gầm GMC CCKW 353).

Anh được giao mệnh lệnh là hộ tống những người bị thương từ vùng giao tranh về Đức để được chăm sóc thích hợp. Nhưng anh biết tất cả đã chấm dứt, nước Đức lúc này đã không còn là nước Đức mà anh ấy biết.Và nếu như bất kì người lính bị thương nào được chuyển về bệnh viện ở Đức thì họ sẽ bị giết bởi người Nga ngay trên giường.

Vậy là anh ta bí mật lên kế hoạch di chuyển 2 chiếc xe tải chở nhưng người bị thương ( hầu hết họ đều ngang tuổi anh ) xuyên qua Đức, đến nước Pháp đã giành được độc lập lúc đó. Tất cả lái xe và phụ lái của anh đều là những người đáng tin và đều có mong ước đổi sang phe kia. Họ lên xe và di chuyển từ vùng đổ nát Warsaw, bắt đầu một hành trình bi thảm đến Pháp – một hành kình dài 1500 km ~ 932 dặm ( trans: chiều dài đất nước Việt Nam khoảng 1650 km cho dễ so sánh ). Họ lên đường vào buổi chiều, nhưng không để lái ở vận tốc cao nhất do e ngại những người bị thương).

Họ di chuyển trên những con đường bùn lầy, không bằng phẳng làm nẩy xe lên xuống, thậm chí xe tải suýt bị kẹt trong bùn, như vậy tất cả họ sẽ bị kẹt trong rừng! Nhưng may mắn thay họ đã vượt qua. Khi còn 10km nữa là đến biên giới Pháp, anh buộc đồ trắng trên những cây gậy để làm cờ đầu hàng và gắn lên nóc xe. Anh ta còn mang theo sơn đỏ để sơn những vạch màu đỏ lên thân xe để quân Đồng Minh biết trên xe có người bị thương. Rồi họ giậm bàn đạp hết cỡ, lái nhanh hết mức có thể đến biên giới, nhưng không đi đường chính vì họ đang ở giữa vùng chiến. 

Họ cuối cùng cũng đi qua với tốc độ lớn nhất, thổi kèn âm ỉ. Họ đi qua một sư đoàn quân Đồng minh Mỹ, họ dừng lại , ra khỏi xe với hai tay đưa lên cao, những người Mỹ chĩa sung vào họ và la lối. Một người lính cứu thương biết chút ít tiếng Anh nói “ Đổi phe! “ và “ Có người bị thương bên trong “, tay chỉ vào cờ trắng và các sọc đỏ. Sau đó anh ta được gửi đến trại tù nhân chiến tranh ở Michigan, lúc chiến tranh kết thúc, anh ta vẫn ở lại đó ( Michigan).

EDIT: Tôi hoàn toàn quên khuấy mất việc nói người đàn ông đó là ai.Đó chính là cụ cố tôi, ông vẫn còn sống đến bây giờ! Ông đã phục vụ cho chế độ Nazi từ 1942 đến 1945 với vai trò là lính cứu thương trên chiến trận. Dù sao thì, chúc mọi người một ngày tốt lành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *