SỰ CÔNG NHẬN LÀ MỘT CHẤT GÂY NGHIỆN

Carl Jung có một cái nhìn sắc bén về sự thật, đặc biệt là khi hiểu về tâm lý con người.

Một trong những đam mê lớn nhất trong cuộc đời ông là xem nguồn cảm hứng của mỗi người đến từ đâu. Và chỉ có hai lựa chọn: từ bên trong hoặc từ bên ngoài.

Ông lý giải rằng những người tìm kiếm nó từ bên trong có thể đánh thức tiềm năng thật sự của họ. Ngược lại, những người tìm thấy nó từ bên ngoài thường tìm đến sự xác nhận từ thế giới bên ngoài.

“Tầm nhìn của bạn trở nên rõ ràng chỉ khi bạn có thể nhìn vào trái tim mình. Nhìn bên ngoài, là mộng tưởng. Nhìn vào trong, là tỉnh thức.”

Tác giả của một trong những cuốn sách yêu thích nhất của tôi – “Đối thoại với Thượng đế” của Neale Donald Walsch đã diễn đạt nó theo một cách khác:

“Nếu bạn không nhìn sâu vào trong, bạn sẽ đánh mất mình.”

???? Làm thế nào để sống cuộc đời đích thực

Sống đích thực có ý nghĩa khác nhau với mỗi người. Đối với tôi, tôi thường tìm đến thiên nhiên để hiểu rõ hơn về thế giới và bản thân.

Những gì tôi thấy ở thiên nhiên là không có sự so sánh, không có cái gì cố gắng trở thành cái khác ngoài chính nó, và mọi thứ đều sống trong hiện tại.

Ví dụ, một cây bonsai không nhìn vào cây sồi và ước mình to lớn hay mạnh mẽ như vậy. Nó chỉ đơn giản là bonsai theo cách tốt nhất có thể.

Điều này, ở dạng đơn giản nhất, là sống một cuộc sống đích thực.

“Bạn không cần phải giỏi hơn bất kỳ ai khác. Bạn chỉ cần phải giỏi hơn bạn trước đó.” — Wayne Dyer

Đối với Carl Jung, ông thấy sự sống bắt nguồn từ việc đi sâu vào nội tâm. Một cuộc khai phá tiềm thức và nhìn vào tất cả những điều có thể ngăn trở chúng ta. Đó là lý do tại sao ông nói: “Cho đến khi bạn biến tiềm thức thành ý thức, nó sẽ điều khiển cuộc đời bạn và bạn sẽ gọi nó là số phận.”

Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể trở thành chính mình khi khám phá ra tất cả những điều đang kìm hãm chúng ta.

“Nhiệm vụ của bạn không phải là tìm kiếm tình yêu, mà chỉ đơn thuần là tìm kiếm và tìm ra tất cả những rào cản bên trong bạn mà bạn đã tạo ra để chống lại nó.” — Rumi

Điều này có thể đến từ những tổn thương từ thời thơ ấu, đặc điểm tính cách, hoặc áp lực xã hội. Nhưng dù là gì đi nữa, cho đến khi chúng ta thừa nhận sự tồn tại của chúng, chúng có thể ẩn nấp và tiếp tục ngăn cản con người đích thực của chúng ta tỏa sáng.

???? Vậy, nên chọn điều gì?

May mắn thay, không có cách nào là đúng hay sai. Nếu bạn sống trong vẻ đẹp của thế giới bên ngoài, sẽ có hàng triệu cuộc phiêu lưu để trải nghiệm. Ngược lại, nếu bạn tìm kiếm bên trong, sẽ có cả vũ trụ để khám phá.

Sở thích cá nhân của tôi là linh hoạt giữa hai điều này. Cả việc ngồi thiền và đi du lịch. Tôi nhắm mắt khi hít thở và tạo ra một vũ trụ đầy màu sắc, tôi cũng mở to mắt để có thể chứng kiến vẻ đẹp xung quanh mình.

Một bài tập tuyệt vời mà tôi sử dụng là phương pháp 50/50. Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng trải nghiệm bên trong và bên ngoài quan trọng như nhau, vì cả hai cùng góp phần tạo nên nhận thức của chúng ta về thực tế.

Môi trường bên ngoài có thể là cuộc trò chuyện giữa tôi và một người bạn, hoặc một đầu việc tôi đang hoàn thành tại nơi làm việc. Trải nghiệm bên trong có thể là quan sát một cảm xúc, cảm giác, hoặc suy nghĩ đang xuất hiện trong cơ thể tôi. Dù là gì đi nữa, mục tiêu là giữ 50% nhận thức của tôi về cả hai thế giới cùng một lúc.

Hãy tự thử xem nhé ????

Nếu cảm thấy 50/50 là quá nhiều, hãy thử 70/30 hoặc 80/20. Thậm chí 90/10 cũng có tác động tuyệt vời. Miễn là một phần nhận thức của bạn vẫn còn ở cả hai thế giới, thì việc chia tỷ lệ phần trăm không thực sự quan trọng.

Vì vậy, cũng như mọi thứ trong cuộc sống, hãy tìm ra con đường của riêng mình, kết nối với xác nhận của bạn và tôn trọng nhu cầu của bạn.

“Đặc quyền của cuộc sống là được làm chính mình.” — Carl Jung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *