STD (bệnh lây truyền qua đường tình dục) bắt nguồn từ đâu nếu như bồ chỉ có thể bị lây từ người khác?

STISTDs ở đâu ra thế? Tôi luôn được dạy là đa số bồ chỉ có thể bị lây qua đường tình dục.
Điều này làm tôi thắc mắc chúng thật sự bắt nguồn từ đâu?


Giống như hầu hết mọi thứ thì chúng đột biến từ một bệnh khác. Ví dụ như HIV là bệnh miễn dịch bị đột biến từ SIV (Simian Immunodeficiency Virus – Virus Simian gây suy giảm miễn dịch), và con này lại bị đột biến từ một loại virus khác nữa.


Podcast Radiolab có một phần rất hay nói về nguồn gốc phân tử của HIV, tại sao chúng ta chỉ biết có 12 dòng (8 dòng ở khỉ, 3 dòng ở tinh tinh và 1 dòng ở gorilla), và làm thế nào chúng chuyển hoá từ SIV sang HIV, rồi xâm nhiễm vào con người thông qua thuyết “Cut Hunter”.
wnycstudiosorg/episodes/169879-patient-zero


Thiếu niên ninja rùa đột biến.


Hầu hết các loại STDs xuất phát từ tiếp xúc gần với động vật. Không nhất thiết là qua đường tình dục, nhưng là tiếp xúc gần.
Bệnh lậu là từ tiếp xúc gần với gia súc. Một người làm việc với một con thú bị nhiễm bệnh sẽ dễ dàng phơi nhiễm với loại vi khuẩn này. Vắt sữa hay đỡ đẻ cho bò xong rồi vào nhà tắm mà không thèm rửa tay cũng đủ để bồ bị lây bệnh.
Bệnh Chlamydia là do một loại vi khuẩn phổ biến gây ra, nó ảnh hưởng tới mọi loài động vật, kể cả con người. Tiêu biểu là gần như toàn bộ gấu Koala đều mắc bệnh này.
Bệnh giang mai thì bắt nguồn từ cừu hoặc gia súc, nhưng nó cũng có thể xuất phát từ lạc đà không bướu (llama). Có giả thuyết là bệnh giang mai được các nhà thám hiểm xa xưa mang tới Châu Âu từ Châu Mỹ.
HIV thì có lẽ bắt nguồn từ người ăn thịt khỉ hoặc linh trưởng bị nhiễm bệnh.
Còn Herpes là bệnh thú vị nhất cho tới giờ (qua góc nhìn lịch sử) bởi vì con người luôn bị Herpes. Giống loài chúng ta thừa hưởng nó từ tổ tiên tiến hoá. Xét nghiệm di truyền cho thấy có một cục DNA của virus Herpes đã nhiễm vào loài người cả trăm ngàn năm trước khi chúng ta bước chân ra khỏi Châu Phi nữa. Có thể là do tổ tiên đã ăn phải một con linh trưởng nhiễm bệnh nào đó. Vì thế mà bệnh Herpes, mụn cóc (Wart) và vết loét lạnh (Cold Sore) xuất diện trước cả con người nữa.
Cho nên nếu bồ nghe tin tức thấy chúng ta nhiễm cúm gia cầm hay virus từ dơi thì đó là bởi vì chúng đột biến và xâm nhiễm vào chúng ta. Nhưng liệu có trường hợp ngược lại không? Có virus người nào có thể lây nhiễm cho chủng loài khác không? Câu trả lời là có, bệnh Herpes đó.
Chó có thể bị lây Herpes và loét lạnh… từ tiếp xúc gần với chúng ta.
Edit để làm rõ hơn: Loét lạnh ở chó không giống ở người, nhưng chúng cũng bị nổi mụn cóc khá tương tự và tổn thương da, bệnh có thể rất nghiêm trọng. Nếu bồ nghi cún của mình bị nhiễm thì hãy tới thú y ngay.
Chó cũng có loại virus Herpes riêng và chúng không thể bị lây trực tiếp từ virus Herpes thông thường ở người, cũng không có trường hợp ngược lại luôn. Nhưng virus Herpes ở chó có thể bắt nguồn từ người từ rất lâu rồi, khi nó nhiễm sang loài khác và đột biến.


Thêm nữa là virus giống HIV (như Ebola chẳng hạn) thì không cần ăn trúng thịt bị nhiễm bệnh mới bị lây đâu, mà chỉ cần bồ đứt tay trong lúc đang chuẩn bị món ăn, hoặc không rửa tay sau khi chạm vào miếng thịt sống thôi.


Đúng vậy. Đây là một người bị nhiễm từ một con tinh tinh mang bệnh.
washingtonpostcom/tracing-the-long/


Không phải “bị nhiễm từ tay” nghĩa là bồ không ăn hay tiêu hoá nó thì bồ sẽ không bị nhiễm hả? Nó phải đi vào đâu mới được chứ.


Bồ nói đúng. Virus cần một điểm bắt đầu để đi vào con người. Đó có thể là một vết xước nhỏ xíu cho tới vết thương hở luôn.


Tôi làm việc trong trại giam và để bắt chúng tôi mang bao tay khi xử lý phạm nhân thì hầu như họ sẽ nói: “Các anh sẽ không nghĩ tay mình bị xước đâu, nhưng lấy xà phòng chà lên đi, nếu thấy chỗ nào rát rát thì chỗ đó là nơi HIV hoặc virus viêm gan có thể xâm nhiễm đó”.


Bị đứt tay khi chuẩn bị món thì nó sẽ nhiễm vào đường máu. Ngoài ra, nếu bồ không rửa tay kỹ mà chạm vào mắt thì cũng có thể bị nhiễm luôn.


Có một sự thật thú vị là khỉ Trung Quốc có một loại Herpes tên là “Herpes Simplex B”, nó cũng phổ biến như virus Herpes loại A ở người. Đối với những loài linh trưởng trừ con người thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Virus Herpes loại B thì có thể nhiễm sang con người qua đường máu hay nước bọt trên các màng nhầy của chúng ta. Điểm khác biệt chính là nếu không được điều trị, Herpes loại B có thể gây tử vong ở người (với tỷ lệ tới 80%).
Lần tới khi bồ đi du lịch ở những nơi có khỉ thì hãy cẩn thận.
wikipedia.org/B_virus


“Cho tới năm 2020, có 50 trường hợp người được ghi nhận nhiễm virus loại B kể từ lúc phát hiện virus vào năm 1932, trong đó có 21 trường hợp tử vong. Ít nhất 20 bệnh nhân bị viêm não ở một mức độ nào đó”.
50 ca tổng cộng, 21 ca tử vong. Ghê thật ????


Nhiều comment đã liệt kê ra các loại virus nguy hiểm lây nhiễm sang người từ động vật rồi. Nói vậy không có nghĩa đó là về bản chất của động vật. Mà là về việc đa số virus sẽ từ từ đột biến và tiến hoá một cách sát nút với chúng ta (hay bất kỳ loài vật nào) trong cuộc chiến sinh học. Qua thời gian, nếu chúng ta tiến hoá để có hệ miễn dịch mạnh hơn (có thể là từ việc nhóm người nguy cơ chết dần đi) thì áp lực chọn lọc sẽ tác động lên virus để chúng trở nên nguy hiểm hơn, vv. Có thể hiểu chúng ta sẽ mạnh hơn so với người khác (chỉ với người khác thôi nha).
Rồi một đột biến kỳ lạ xảy ra và có khả năng lây nhiễm từ loài này sang loài khác.
Áp lực tiến hoá qua 10 ngàn năm đã trui rèn virus chống lại hệ miễn dịch của một loài động vật nào đó, mà loài này cũng trở nên mạnh hơn trong cùng khoảng thời gian này. Đột nhiên con virus ấy nhảy sang người không có hệ miễn dịch giống như vậy, nhưng chỉ tương tự thôi, thì nó sẽ bùng lên. Và những con virus này sẽ tràn ngập trên bản tin bởi tính huỷ diệt của nó gây ra cho nhiều loài khác nhau.
Đường tình dục chỉ vô tình là con đường vận chuyển dễ nhất cho mọi thứ dịch cơ thể mang virus mà thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *