SỐNG TRONG MỘT GIA ĐÌNH TOXIC LÀ TRẢI NGHIỆM NHƯ THẾ NÀO ?

Hồi trước tôi có lướt trúng video vợ chồng bác này đang mắng một đứa trẻ, tôi cứ nghĩ chỉ là video bình thường, có gì mà đăng lên nhỉ?

Kết quả người mẹ trong video mắng đứa con đến mức kích động mà buột miệng nói 1 câu: 

“Sao chúng tao phải mệt mỏi như thế này? Sao cái gì mày cũng không biết làm vậy?”

Bác ấy đang mắng cô con gái chỉ mới 3-4 tuổi.
Trong phần bình luận, phần lớn các ông bố bà mẹ trung niên đều có chung 1 quan điểm: 
“Mỗi lần nhìn thấy chúng nó hưởng thụ như thế này, tôi lại thấy bực”.
“Tôi hiểu, tôi cũng như thế này, làm lụng quần quật cả ngày về nhà thấy con trai vẫn đang chơi, liền cảm thấy thật bất công, tôi lại muốn đánh nó”.
”Tụi nó không biết thông cảm cho bậc làm cha làm mẹ đâu, không biết bố mẹ làm việc vất vả như thế nào”.
“Cái gì của tụi nó cũng là mình cho, mắng một tí không được hả?”

Quan điểm của người trung niên là “làm bố mẹ không dễ dàng gì, phát cáu một tí các con cũng phải biết thông cảm”.

Tầng lớp thanh niên bắt đầu vào combat:

”Thế thì đừng có đẻ nữa ạ, đừng có bực tức gì cũng đổ lên đầu còn cái, đi làm rước bực vào người thì có liên quan gì đến chúng cháu ạ?“

Tôi nghĩ đây không phải đang diễn, vì góc quay rất mờ, hơn nữa lại quay ở đoạn giữa câu chuyện, chứng tỏ người quay nghe một lúc rồi mới bắt đầu quay. Nhất là câu nói lúc kích động mà người mẹ nói:

“Sao chúng tao phải mệt mỏi như thế này? Sao cái gì mày cũng không biết làm vậy?”. Lời này là thật, hơn nữa nghe có vẻ như tiếng lòng của rất nhiều ông bố bà mẹ.

“Tôi không bao giờ tin, tất cả ông bố bà mẹ đều đối xử với con cái một cách vô tư như vậy”.
Những gia đình toxic còn có một đặc điểm, tôi phải nhấn mạnh một chút đó là “rất kém uyển chuyển”.
Nghĩa là gì?
Nghĩa là không có tính kỷ luật, không bình tĩnh, giống như gặp bất kỳ chuyện gì cũng có thể làm cả gia đình sụp đổ.
Lúc đi du lịch, tôi thường nhìn thấy kiểu gia đình như vậy.

Nhà tôi cũng như vậy!
Chỉ vì trời mưa đi leo núi mà nhà tôi quên mang ô mà mẹ tôi cũng suy sụp tinh thần.
Bà ấy bắt đầu mắng bố tôi:

“Sao ông không mang ô? Cũng không thèm xem dự báo thời tiết trước khi đi cơ? Lần nào làm cái gì cũng không dự liệu trước, nếu ông mà xem dự báo thời tiết thì đã mang theo ô rồi”.


Tôi mua cái ô 10 tệ:

“Được rồi, con mua ô rồi, đi thôi”.

Mẹ tôi:

”Sao tao phải dùng cái ô này, sao phải mua? Nhà có ô sao không ai mang? Lại lãng phí tiền bạc, suốt đời như thế này, chẳng để ý gì cả, sau này làm được trò trống gì”.

Nếu là lúc nhỏ chắc là tôi sẽ oà khóc huhu rồi đấy.
Khi trưởng thành tôi hình thành nên chứng phản ứng thái quá, nhưng sau này đọc sách nhiều cũng điều chỉnh lại được rồi.

Thế là tôi bình tĩnh đáp lại mẹ:

“Không mang ô thì làm sao ạ? Mẹ nói rõ ràng cho con nghe xem, nếu không con cũng không phục, chuyện gì cũng phải nói lý, trời mưa không có ô thì đi mua. Chẳng lẽ nhà mình mua 1 cái ô mà phá sản được sao ạ? Hay hết tiền? Hay thành ngày tận thế?

Mẹ tôi:

”Vậy mày cứ mua đi, mày nhiều tiền, lãng phí, thật đáng xấu hổ mà!”
Tôi đáp:

“Mỗi ngày mua 1 cái ô 10 tệ, vậy 1 tháng cùng lắm tốn 300 tệ mua ô, mẹ thua mạt chược một buổi tối tốn 2000 tệ, cũng có thấy mẹ bỏ chơi mạt chược đâu? À! Mưa không có ô mua ô thì là lãng phí, mẹ đánh mạt chược thua mấy nghìn tệ thì không tính là gì phải không? Vậy tốt quá rồi, không cần du lịch gì nữa, về chơi mạt chược tiếp, ngồi ở quán mạt chược thua mấy nghì tệ thì có thể tiết kiệm 10 tệ mua ô rồi, mua ô không những mua 1 mà con còn mua tận 3 cái, hay là mẹ mau báo cảnh sát đến bắt con đi, cảnh sát có hỏi thì mẹ cứ bảo vì con không mang ô nên phải mua, phạm phải tội lãng phí tiền bạc, chắc là phải bị phạt rồi phải không nhỉ? Hôm nay nếu mẹ không nói rõ tội mua ô, thì chúng ta đừng xuống núi nữa, con còn đang ngắm phong cảnh ở đây, con rất rảnh rỗi, chúng ta còn phải ở đây 2 đêm nữa đấy”.

Mẹ tôi từ “tao là mẹ mày chứ không phải kẻ thù, rồi đến “là lỗi của mày” rồi đến “thôi đừng nói nữa” và cuối cùng là “mua, mua là được chứ gì, tao không nói nữa, xuống núi!”
Chúng tôi cãi nhau trên núi cả một buổi chiều, lần kế tiếp đi du lịch lại mưa, nhà tôi lại không mang ô.
Mẹ tôi thở dài: 

“Mua ô đi, mua 1 cái cũng rẻ, vừa hay mẹ cũng lười mang nhiều đồ đạc như thế này ra ngoài”.

Tôi đáp lại:

“Chúc mừng mẹ, con hiểu rồi”.

Tôi cũng được chứng kiến một gia đình khác cũng không khá hơn là mấy.
Cũng chỉ vì đi du lịch quên mang theo đồ, mà cả nhà cãi nhau ỏm tỏi.
Vì sao?
Vì có một số gia đình rất kì lạ nha, lúc phát hiện đồ đạc quên mang, điều đầu tiên nghĩ đến không phải là “giải quyết” mà là “bắt đầu đùn đẩy trách nhiệm cho nhau”, hoặc là “mắng mỏ đánh người”.

Một gia đình tốt là khi phát hiện có vấn đề thì chúng ta cùng nhau giải quyết còn với gia đình toxic khi phát hiện vấn đề liền tạo thêm n cái vấn đề khác nữa, rồi đùn đẩy trách nhiệm cho nhau

Cũng lần đó gia đình tôi leo núi, có 1 gia đình quên mang bình sữa cho con, người bố câu đầu tiên đã nói:

“Hay là thôi ở nhà luôn đi, có cái bình sữa cũng quên, tôi không biết não mình để làm cái gì luôn đấy”.
Người mẹ ngơ ngác một lúc, sau đó bắt đầu mắng cô con gái lớn:

”Không phải mẹ bảo con sắp xếp túi sách cho mẹ sao, con làm cái gì vậy? Sao con không làm được cái gì vậy? Giờ thì hay rồi, bình sữa của em không mang, con về mang lên đây, rồi đừng có lên nữa!”.
Đến lượt bà nội quát:

“Đủ rồi đấy, lần sau lạc con thì cũng thôi đấy, suốt đời như thế này thôi”.(Tư tưởng hệt mẹ tôi)
Đứa con gái lớn 10 tuổi sễu mễu:

“Con nhớ con để vào túi rồi mà”.
Người mẹ vứt tệch cái túi lên người con:

“Đâu? Mày tìm xem nào, tìm đi, tìm đi”. Sau đó tôi chứng kiến người mẹ này đổ hết mọi tội lỗi lên đầy cô con gái để trút cơn giận.
Hiển nhiên, sau đó cả nhà này đều trách móc cô con gái, khách du lịch đều dừng lại xem, tôi cũng xem, mẹ tôi cũng không kém nhiệt tình.

Tôi xem không nổi nữa, liền thử nói với họ phương án giải quyết: “Bây giờ ở đây có cáp treo và xe du lịch, ngồi xe du lịch 5 phút xuống núi lấy bình sữa, lên núi cũng vẫn ngồi xe được, cùng lắm là 5 phút, nói với nhân viên du lịch ở đây một chút tình hình, chỉ cần bảo con nhỏ cần uống sữa, cùng họ đi lấy, như này thì không cần kiểm phiếu lần 2 nữa, đi xe lên xuống cùng lắm 20 tệ, còn những người khác thì chờ ở khu trung tâm du lịch là được rồi”.

Kết quả ông bố nghe xong, cũng cảm thấy mọi việc được giải quyết rồi, nhưng lại chỉ vào đứa con gái lớn và mắng:

”Nếu không phải tại mày, thì sao tao phải tốn thêm 20 tệ nữa? Đúng là vô tích sự, việc gì cũng không làm đến nơi đến chốn! Lần sau mày còn dám …”
Bà nội lại chêm vào: 

“Đúng thật, nếu mà nhớ mang theo bình sữa, thì còn cần phải tốn thêm 20 tệ nữa sao, bố mày làm lụng kiếm tiền vất vả, bị mày ngốn sạch rồi!”

Tôi kiểu: ?????????????????

Có người ở đây lên tiếng:

“Thôi, lại còn có tiền với không có tiền gì ở đây nữa”.

Chẳng phải vấn đề có tiền hay không, chỉ là bố mẹ thiếu sự ổn định về mặt cảm xúc và không biết đồng cảm mà thôi.

Lại so với một gia đình khác, là gia đình ông chủ tiệm xiên nướng sống lầu dưới, điều kiện gia đình cũng không khá giả gì.
Lúc tôi ăn xiên, đứa con trai 12 tuổi cũng giúp bưng bê đồ ăn cho khách, kết quả vừa mới đến bàn khách đã làm đổ hết thức ăn.
Dưới tình huống như vậy mà ông chủ quán xiên cũng không tức giận, chỉ nói với đứa con trai:

“Hiên Hiên, xin lỗi khách trước đã, rồi lấy 2 chai bia ra đây cho bố, nói là nhà mình tặng, bảo cô chú chờ thêm một chút nữa, ngoan!”
Đứa con trai lập tức dọn dẹp, xin lỗi, tặng bia, rồi lại bưng lên một đĩa thức ăn khác.
Đến khách hàng còn thấy đứa bé này thật là hiểu chuyện.

Sự việc này cũng chỉ là một sự cố nhỏ, làm đổ rồi thì xin lỗi khách rồi làm lại phần khác, ai cũng đều sẽ thông cảm cho mà.

Đứa bé học được cách làm sao để giải quyết, đây mới là điều quan trọng.

Cũng là lúc đi du lịch, tôi còn có ấn tượng với một gia đình nữa.

Cũng là không mang ô, nhưng cả nhà ấy lại haha cười to một trận.

Người mẹ vừa cười vừa nói:

“Lại còn sáng sớm leo núi tranh xem ai lên trước, kết quả bị dầm mưa hết”.
Đứa con cười với bố, người bố cũng liền giơ tay:

“Được rồi,lần này là bố không đúng, hình phạt là, bố sẽ xách hết túi cho mọi người, xuống núi sẽ bao cả nhà ăn cơm tạ tội!”

Đứa con trai vỗ tay cười :

“Mời mời mời!”

Người bố tiếp tục cười:

“Đồ của con nhỏ, đưa bố cầm cho!” 

Tôi liền nghĩ, sau này mà nhà họ nghĩ lại khoảnh khắc này, nhìn thấy những bức ảnh này, nhất định sẽ không thấy tức giận:

“Đều tại anh không mang ô” mà là “Hahhahahahaha buồn cười quá, cả nhà không ai mang ô”.

Mà con trai của họ sau này nếu gặp chuyện tương tự như vậy, đi chơi cùng bạn, cho dù bạn quên mang ô, hẳn là nó cũng sẽ cười nói:

“Thôi được rồi, em mời anh một bữa là được”, sau này khi nghĩ lại cũng sẽ đều là những kỉ niệm vui vẻ.

Chứ không giống như nhà tôi, cãi nhau một trận với mẹ, mẹ cũng gọi là thay đổi rồi, nhưng bố mẹ của bạn tôi thì thay đổi không nổi.

Bố mẹ bạn tôi chính là kiểu nó chỉ buột miệng nói 1 câu:

“Ui con quên sạc điện thoại ở trường rồi, may mà ở nhà có”.

Bố của nó bắt đầu một bài càm ràm coi thường nó, bắt nó nhận lỗi sai thì thôi!

Nhà nó mà đi du lịch, dù xảy ra chút chuyện cỏn con thôi, thế mà cũng cãi nhau cho được.

Thế là tôi bắt đầu kể cho nó nghe câu chuyện quên mang ô hôm trời mưa đó, nó chỉ cười nhạt mấy cái:

“ Nếu là bố tao, chắc chắn ông ấy sẽ nghĩ là tao cố tình không mang”.

Tôi đã đăng bài này để nói về là tấm gương ông bố bà mẹ đối xử tốt với con cái của mình, dưới đây là một số phản hồi của cộng đồng mạng, không ngoại lệ là tất cả mọi người đều ghen tị:

# “Nếu là bố mẹ tôi, đi du lịch mưa mà quên mang ô, họ sẽ nghĩ tôi làm họ bị ốm, thậm chí nghĩ là hại ch*t, sau đó trách tôi không hiểu chuyện, cuối cùng là trách tôi vô tâm làm họ phải tốn 10 tệ mua ô, tất cả đều là lỗi của tôi, 20 năm sau, mẹ tôi vẫn sẽ nói đi nói lại chuyện này ấy mà”.

# “Khi còn nhỏ, có lần tôi quên mang bài tập, tôi sẽ sợ đến mức phát khóc, cả người run lên, không biết rằng nếu cô giáo nói với mẹ, thì mình sẽ làm sao. Nhưng bạn học của tôi thì lại khác, thấy quên mang bài tập là nó gọi ngay cho mẹ. Mẹ nó sẽ giải thích với thầy cô, mọi chuyện lại đâu vào đấy. Lúc đấy tôi mới biết thì ra con người ta có thể sống một cách vô lo vô nghĩ như vậy”.

# “Bởi vì từ nhỏ đến lớn đều bị khiển trách, nên gặp chuyện gì tôi cũng đều có xu hướng đùn đẩy trách nhiệm, hồi ở chung phòng ký túc xá với các bạn cũng vậy, bạn cùng phòng chỉ nói có một câu:

“Sao không đổ rác đi vậy?”

Tôi liền phủ nhận lỗi sai một cách vô cùng cực đoan, hơn nữa còn bắt đầu đùn đẩy trách nhiệm lên người bọn họ. Cho tới khi bọn họ nói:

“Đây có phải chuyện gì to tát đâu” thì tôi mới đem rác đi đổ. Tôi đúng là chẳng ra gì mà. Nếu mà là ở nhà tôi, một khi nhận lỗi về mình, thì cả đời đều mang tội”.

# “Tôi không may làm vỡ cái bát, liền biết là mình sẽ bị đánh bị mắng, sẽ thành tội nhân của cái nhà này, sẽ trở thành kẻ vô ơn không biết thương bố mẹ vất vả kiếm tiền”.

# “4 năm đại học, tôi chưa về nhà lần nào”.

# “Những đứa trẻ sống trong gia đình toxic sẽ rất dễ bị căng thẳng và tự ti, sợ cãi vã, không dám tranh chấp, bởi vì bọn họ lúc nào cũng nghĩ phải bảo vệ bản thân, thậm chí có thể bước vào con đường cực đoan hơn”.

Bạn đại học của tôi là một ví dụ điển hình, cực kì căng thẳng, và sợ bị chỉ trích, nó sẽ dùng bạo lực và la hét để kết thúc sự chỉ trích của bạn.

Tôi vẫn còn nhớ hồi phòng ktx của chúng tôi bị kiểm tra đột xuất, tôi nhìn thấy mấy đồ điện kia liền nói 1 câu:

“Cất kĩ nha, không toang đấy”.

Nó liền sừng cồ lên:

“Không cất thì sao, ch*t người được chắc!”

May mà bên Đoàn họ dễ tính, nhìn nó một lúc rồi cũng rời đi.

Tôi cảm thấy rất kỳ lạ, có phải thái quá quá rồi không?

Cho tới khi tôi nhìn thấy bố mẹ nó tới trường, mẹ nó bảo nó đi lấy nước, mà trường học chỉ có nước sôi, thế là nó định đi mua nước.

Ấy vậy mà mẹ nó nổi cáu, chuyện chỉ có như thế này thôi mà mẹ nó bắt đầu:

“Trường quái qu* gì không biết, có miếng nước cũng không có mà uống”.

“Tao không cần mày mua nước, có nước uống không mất tiền, sao tao phải bỏ tiền đi mua?”

Bố nó còn kì lạ hơn:

“Sáng sớm đã nhắc mang theo chai rồi, ai bảo không nghe”.

Mẹ nó hét lên:

“Bình thì cũng là bình giữ nhiệt, nước thì là nước sôi, tưởng mình cái gì cũng biết à”.

Bố nó nổi điên:

“Vậy khát nước cũng đáng đời bà, cái này cũng không uống, cái kia cũng không uống”.

Vì mất thời gian thu dọn đồ đạc, nên họ tới khu canteen cho sinh viên ở đấy ăn trưa luôn, à dĩ nhiên là giờ đấy thì ở nhà ăn rất đông sinh viên rồi.

Mẹ nó lại càm ràm:

“Đều tại các người lề mề chậm chạp! Giờ thì hay rồi, nhiều người như thế này, phải chờ đến bao giờ nữa”.

Bố nó:

“Vậy không phải tại bà à, một hai cứ đòi uống nước”.

Bố mẹ nó bắt đầu quay sang trách nó:

“Tại mày cả! Nếu mày nhanh tay nhanh chân một chút, biết gọi cơm trước cho bố mẹ, thì có cần phải đợi không? Mày động não chút có được không?”

Bạn tôi bắt đầu lo lắng:

“Trách con? Còn không phải do 2 người muốn uống nước sao! Còn không phải…(nó bắt đầu trách lây sang cả bạn cùng phòng ktx lấy nước chậm, trách nơi lấy nước đông người….)

Lúc nó chơi game cũng thế, chỉ là nói 1 câu ra chiêu sớm quá, nó đã bắt đầu căng thẳng:

“Thế thì thôi khỏi đánh nữa, còn trách tao ra chiêu sớm, không phải tại mày mãi không đến sao, còn trách tao?”

Chúng tôi quyết định sửa cho nó cái “bệnh” này, tôi nhẹ nhàng nói với nó:

“Không ai có ác ý với mày cả, bọn tao chỉ đang nói 1 cách khách quan chứ không có ý trách mày, với lại chuyện nhỏ như thế này, có đến mức nghiêm trọng như vậy đâu”.

Sau này mỗi khi chơi game, chúng tôi lại nói như vậy, nó chỉ bình tĩnh nói:

“Okay, lần sau chờ mày đến rồi tao sẽ ra chiêu”.

Bên Đoàn góp ý:

“Chỗ này của em có vấn đề này”.

Nó chỉ gật đầu:

“Được, em sẽ sửa ngay”.

Nhưng hễ cứ gặp bố mẹ nó, nó lại bắt đầu như thế, điều này dẫn đến việc cho đến lúc nó tốt nghiệp rồi nó cũng không về nhà, dịch bệnh nên nó bị kẹt lại Thành Đô, nhưng nó lại là người vui hơn ai hết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *