Sống thử- nét văn hóa đẹp của người phương Tây

Ở phương Tây, có một nét văn hóa đẹp mà mình nghĩ VN nên học tập cho tới. Đó chính là: Sống thử.

Không như quan niệm của VN, sống thử ở phương Tây gần như là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quan hệ đôi lứa. Với một người phương Tây, khi cả 2 quyết định “Move in” (dọn về ở chung), tức mối quan hệ của họ được nâng lên 1 tầm mới, hai người thật sự nghiêm túc đến với nhau và muốn dùng khoảng thời gian này để chắc chắn hiểu nhau rõ nhất trước khi tiến tới hôn nhân. Vì vậy, bạn bè và người thân sẽ chúc mừng họ khi họ đến được bước này. 

Việt Nam cũng học cái sống thử, nhưng đa số sống thử vì “tiện”, vì “tiết kiệm”, không chỉ thế, khi bước vào sống thử, xã hội đồng loạt chỉ trích người phụ nữ dễ dãi, ngu dốt, chưa gì đã chui đầu vào rọ. Không những thế, ngay trong mối quan hệ, đàn ông lập tức thay đổi 180 độ, ko còn nuông chiều theo đuổi người phụ nữ đó nữa vì “ván đã đóng thuyền”, “tao xài nát rồi, quăng ra chó ngửi”… và người phụ nữ cũng lo sợ là sau chuyện sống thử, mình ko còn đủ tư cách kiếm một ai khác tốt hơn, vì vậy họ cắn răng chịu đựng, lép vế nhẫn nhịn mong được cưới.

Sống thử đối với phương Tây thì khác. Nó rất thiêng liêng, đó chính là bước ngoặt được mọi người ngưỡng mộ. Nếu yêu nhau lâu mà ai về nhà nấy hay chỉ ngủ lang lại ít hôm rồi lại về nhà thì 1 trong 2 người không thật sự yêu người kia. Chỉ coi nhau là mối quan hệ tạm thời, chưa cần nhau và nhớ nhau đến mức ko thể tách rời nhau. Và gia đình, xã hội cũng ko dành cho mối quan hệ ko chịu nghiêm túc này một cái nhìn tốt. Hoàn toàn ngược VN.

Vì vậy, khi yêu nhau đến mức ko thể xa nhau nhưng vẫn chưa sẵn sàng kí giấy ràng buộc vì họ biết rằng tình yêu có thể là mù quáng, họ cần va chạm thực tế trước khi đi đến hôn nhân, lúc đó, sống thử là giai đoạn cần thiết của mối quan hệ.

Người phương Tây dùng giai đoạn này để điều chỉnh bản thân, thay đổi đối phương để cả 2 đi đến hòa hợp, không thể tách rời. Trong quá trình sống thử, mọi ưu khuyết điểm đều lộ ra, nếu yêu thương nhau thật lòng, 1 là họ thay đổi dần khuyết điểm, 2 là họ chấp nhận khuyết điểm của nhau, 3 là ko chịu được nhau thì bỏ. Vì vậy, ai ko trải qua giai đoạn này mà cưới luôn thì thường hay dẫn đến li dị. Còn cặp nào vượt qua được giai đoạn này lại thường đi cùng nhau đến đầu bạc răng long. Và cũng chính nhờ giai đoạn này, việc hình thành thói quen chia sẻ giúp đỡ nhau trong việc nhà cũng được thiết lập. Bởi nếu lười biếng thì chắc chắn sẽ bị bỏ. Họ vừa có trách nhiệm với nhau, vừa sợ mất nhau nên sẽ không có cảnh quay ngoắt 180 độ như ở Vn.

Người VN ko chịu hiểu rằng, trong tình yêu, ai cũng tô hồng mình lên nên khi bước vào hôn nhân, đa phần vỡ mộng. Họ cũng ko hiểu rằng, có những người yêu nhau tha thiết nhưng ko chấp nhận được thói xấu của nhau hoặc đơn giản là ko thay đổi được vì nhau. Có nhiều người, sống với người này là địa ngục nhưng cũng cùng tính cách đó lại vô cùng hợp với một người khác. Mà chỉ bằng việc yêu và tán tỉnh nhau, gặp nhau ngày 2 tiếng ko thể khẳng định được đối phương có hợp mình ko. Nhắm mắt đưa chân vào hôn nhân mà ko hiểu nhau chính là nguồn cơn của mọi bi kịch, bao gồm cả những bi kịch giết hại nhau. Có những người bản chất họ không ác nhưng vì phải sống trong môi trường khiến họ bộc lộ cái ác mà thành ác. Môi trường đó có thể là 1 người phụ nữ lắm lời hoặc một người phụ nữ nhu nhược hoặc môi trường có thể là một gã đàn ông gia trưởng hoặc một gã đàn ông bất tài…

Chúng ta cũng thường gặp những người xấu xa ghê gớm với người này nhưng lại vô cùng mềm mỏng với một đối tượng khác, không phải vì họ đổi tính, mà vì có những người đủ năng lực khiến họ không bộc lộ và nuôi dưỡng cái xấu, người ta gọi là “hợp nhau”. Vì vậy, việc va chạm thực tế sẽ là cơ hội tốt nhất cho 2 người “hợp nhau” tìm đến với nhau. Lúc chọn yêu nhau là bước đầu tiên để lọc người hợp rồi, bước sống thử sẽ là bước xác nhận lại xem có hợp ko? Chứ ko phải nhào vào cưới rồi mới sáng mắt thì đã thành gái/trai một đời chồng/một đời vợ!

Muốn học được nét văn hóa này, người VN phải thay đổi cái nhìn của cả hệ thống xh, phải trân trọng giai đoạn tìm hiểu này của đôi lứa, khi một cặp đôi đang có ý định kết hôn, phải khuyên họ về ở chung xem có hợp nhau không, có chấp nhận thói xấu của nhau ko, có thay đổi được vì nhau ko? Rồi hãy hối họ đi đăng kí. Thật sự, không biết rõ về nhau mà đã kết hôn thì không khác gì thầy bói mù xem voi! Một anh chàng ra ngoài bóng bẩy nhưng về nhà bẩn như lợn là vô cùng phổ biến, chưa kể các anh mê gái đẹp biết chăm chút bản thân mà ko biết rằng nhiều cô trong số đó chỉ biết làm đẹp còn lại ko biết thêm một cái gì, hoặc có cô cưới chồng vì thấy chồng hiền lành nhưng cưới về lại trách sao chồng không có chí tiến thủ, có cô cưới chồng giỏi giang xong về cùng nhà mới vỡ lẽ là gia trưởng không ai bằng, … Có cô lúc quen nhau thì như thỏ con, rước về chửi chồng như máy hát, có anh lúc yêu thì chăm sóc tận tình, cưới rồi chỉ biết tận tình với người dưng còn với vợ con thì vô tâm như chuyện nhà hàng xóm … 

Xã hội phải thật sự thay đổi cái nhìn về giai đoạn sống thử mới có thể giúp người với người đến với nhau và yêu nhau đến đầu bạc răng long. Vì nếu giai đoạn này được trân trọng thì việc chọn sai người cũng được hạn chế và nhất là sẽ hình thành được thói quen sống sao cho hợp nhau, biết chia sẻ với nhau…tránh trường hợp lấy vợ về để hầu cả tông ti họ hàng.

One comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *