Vài năm trước, tôi quyết định chỉ mặc một chiếc váy suốt cả năm.
Tôi hướng đến ba mục tiêu cùng lúc — giảm tác động lên môi trường, đơn giản hóa cách tiếp cận với thời trang, và lên án những hậu quả nghiêm trọng của ngành thời trang nhanh.
Tôi đã đạt được mục tiêu của mình.
Không chỉ vậy, tôi còn truyền cảm hứng cho một số người noi theo. Nhiều người bắt đầu thay đổi thói quen mua sắm, áp dụng tủ đồ tối giản và đặt câu hỏi về giá trị của thời trang nhanh.
Thực tế, nó thành công đến mức tôi quyết định sẽ làm điều này suốt phần đời còn lại: Mình sẽ chỉ mặc một chiếc váy mãi mãi.
Nhưng rồi, mọi chuyện không diễn ra như tôi mong đợi.
Thay vì truyền cảm hứng cho người khác, mọi người lại thấy tôi lạ lùng. Thay vì cảm thấy tự do với việc chỉ có một số ít quần áo, tôi lại cảm thấy bị giới hạn. Thay vì ít quan tâm hơn về thời trang, tôi lại càng để ý tới thời trang hơn.
Người ta bắt đầu gọi tôi là người cực đoan.
Chuyện gì đã xảy ra?
Chà, hóa ra là tôi không hiểu rõ về cách thế giới vận hành.
Khi tôi đưa ra các lý do chắc chắn và hợp lý cho việc chỉ mặc một chiếc váy suốt đời, tôi đã bỏ qua ý kiến của người khác về việc này. Và tôi chưa bao giờ nghĩ chính chiếc váy ấy lại có quyền lực riêng.
BẠN KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT KẾT QUẢ
Khi chúng ta theo đuổi sự bền vững, bản năng của chúng ta là kiểm soát và quản lý mọi thứ một cách tỉ mỉ. Chúng ta là những người hành động có lý trí, có khả năng đưa ra quyết định thông minh và thực hiện chúng.
Quay trở về với ví dụ về chiếc váy duy nhất, theo quan điểm của tôi, lựa chọn hợp lý nhất là cam kết chỉ mặc một chiếc váy cho toàn bộ cuộc đời. Đó là một quyết định dễ dàng đối với tôi, giảm áp lực cho môi trường, và, ở một mức độ nào đó, có tác động khiêm tốn – hay nói cách khác, tác động nhỏ – đến ngành công nghiệp thời trang. Dù sao thì đây cũng là một ảnh hưởng nhất định.
Tôi tự coi mình là một cá nhân hành động không có sự ràng buộc nào.
Tuy nhiên, theo triết gia Donna Haraway, mọi thứ trên đời luôn có sợi dây liên kết. Chúng ta “lớn lên và trở thành một ai đó” nhờ vào sự gắn kết với nhau.
Chúng ta không phải là những cá nhân tự chủ để có thể tự hành động trong ngành công nghiệp thời trang. Thay vào đó, sức mạnh hành động của chúng ta nảy sinh thông qua sự tương tác mật thiết với các yếu tố khác. Trong trường hợp của tôi, tôi đã tương tác mật thiết với chiếc váy, các chuẩn mực văn hóa về thời trang, các cửa hàng, các nhà thiết kế, và nhiều hơn nữa.
Tương tác mật thiết giống như sự tương tác thông thường nhưng có đôi chút khác biệt. Tương tác thông thường coi các cơ quan, chủ thể, đối tượng và kiến thức là những thực thể cố định, không đổi và tồn tại độc lập trước khi giao tiếp với nhau. Tương tác mật thiết công nhận rằng các cơ quan, chủ thể, đối tượng và kiến thức là hiện tượng không dự đoán trước được, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, tính không giới hạn mà hình thành mối liên kết thông qua quan hệ của chúng.
Ngành công nghiệp thời trang và con người phát triển cùng nhau thông qua sự tương tác mật thiết. Ranh giới giữa chúng luôn luôn biến đổi. Con người ảnh hưởng đến thời trang, và thời trang ảnh hưởng đến con người. Chúng không phải là hai quá trình song song mà là quá trình gắn kết phức tạp với nhau. Một trong hai sẽ không tồn tại có nếu không có thứ còn lại.
Bởi chúng ta luôn luôn hành động cùng với thế giới, nên chúng ta không thể lường trước kết quả của các hành động của mình. Do đó, chúng ta phải luôn chuẩn bị tâm thế đi đến những kết quả không lường trước được. Như Christopher Walken từng nói:
“Điều thú vị nhất của cuộc sống là không thể đoán trước được điều gì.”
Mặc dù khó có thể đoán định trước, nhưng cũng hoàn toàn không phải không thể dự đoán trước.
Nếu các quá trình đan xen vào nhau, ranh giới giữa chúng sẽ trở nên mờ nhạt. Do đó, rất khó để xác định hành động. Tuy nhiên, điều thú vị cần xem xét chính là nơi mà các quá trình giao thoa với nhau.
Có ba nhận định chính giúp ích trong việc này.
1. Chúng Ta Giống Như Làn Sóng Hơn Là Hạt Tách Rời
*Quan điểm tương tác mật thiết xem hiện tượng thế giới như những làn sóng hơn là những hạt, lấy cảm hứng từ vật lý lượng tử, nơi mà các phân tử có thể thể hiện cả tính chất sóng và hạt.*
Không giống các hạt, được coi là những thực thể riêng biệt, cố định tại một không gian và thời điểm nhất định, sóng là năng lượng lan tỏa trong không gian-thời gian. Chúng có thể chồng chéo và can thiệp lẫn nhau, sóng này xoắn vào sóng khác.
Khi các sóng chồng lên nhau, chúng tạo ra mô hình giao thoa, nơi chúng có thể khuếch đại hoặc triệt tiêu lẫn nhau (bạn còn nhớ điều này trong môn vật lý hồi trung học không?).
Điểm mà ở đó các sóng giao nhau và tương tác xác định kết quả của sự tương tác mật thiết của tất cả các tác nhân liên quan. Sự kết hợp này được gọi là sự chồng chất.
Giờ hãy tưởng tượng hàng trăm hay hàng ngàn làn sóng liên quan. Điều gì xảy ra tại điểm này khi tất cả chúng đều chồng lên nhau? Do đó, sự chồng chấtvốn không chắc chắn và không thể xác định một cách rõ ràng. Chúng mang theo nhiều khả năng tiềm ẩn, nghĩa là chúng có thể phát triển thành nhiều kết quả khác nhau.
Trong trường hợp quyết định của tôi là mặc một chiếc váy suốt đời, sẽ có nhiều yếu tố bao gồm ngành công nghiệp thời trang, chính chiếc váy, trang phục hàng ngày của tôi, quy chuẩn thời trang văn hóa, và cả đồng nghiệp nhận xét về váy của tôi, đều là những làn sóng chồng chéo và tương tác lẫn nhau. Thay vì một quyết định đơn giản do một cá nhân (tôi) thực hiện, mạng lưới những sự rối ren đã dẫn đến một trạng thái chồng chất đi chệch khỏi kế hoạch ban đầu.
2. Chúng ta không thể thoát khỏi thế giới này
“Một nguyên tắc tối thượng… là tất cả các bên có lợi ích trong một hệ thống phải có đại diện trong việc quản lý nó.” — Malcolm Knowles
Chúng ta không phải là những người hành động duy nhất. Chúng ta luôn luôn hành động-cùng-với. Với những con người khác, với thế giới phi nhân loại và với thế giới vật chất.
Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức, tôi không thể kiểm soát hoàn toàn ảnh hưởng của việc mình mặc cùng một chiếc váy suốt đời. Cả nỗ lực này là một hành động-cùng-với, không phải chỉ là hành động đơn phương mang tính áp đặt.
Qua việc hành động-cùng-với ngành công nghiệp thời trang và cả với những làn sóng khác, sự kiên định với một chiếc váy của tôi đã thay đổi. Vì thời trang là một tập hợp các mối quan hệ, việc sắp xếp lại các quan hệ này đã tạo ra sự thay đổi trong thời trang (mặc dù sự thay đổi này có vẻ không đáng kể trên phạm vi toàn cầu). Và, ranh giới giữa thời trang và tôi đã thay đổi: thời trang không còn chỉ là hiện tượng bên ngoài, toàn cầu nữa mà giờ đã được bao gồm vào trong cuộc sống của riêng tôi.
3. Sự thay đổi sẽ xảy ra bất kể điều chúng ta muốn
Nhận thức rằng chúng ta luôn “hành động cùng với”, chúng ta cần phải đánh giá lại quan điểm rằng chúng ta có thể hành động đơn phương để đạt được mục tiêu. Mục tiêu của chúng ta có thể không dễ dàng đạt được như chúng ta nghĩ.
Khi các con sóng tương tác và chồng chéo lên nhau, chúng trải qua một sự biến đổi gọi là nhiễu xạ.
Mặc dù chúng ta có thể bắt đầu hành động với những ý định cụ thể và một hướng đi rõ ràng, giao thoa khiến chúng ta phải mở lòng với những khả năng va chạm từ thế giới xung quanh. Làm xáo trộn. Củng cố. Phản kháng. Nhưng những điều đó cũng mang lại khả năng của sự mới mẻ, sáng tạo và đổi mới.
Trở thành một người đổi mới và tạo ra một cuộc cách mạng không phải là mục tiêu tôi tự ý đặt ra cho bản thân. Nó xuất hiện như một kết quả không lường trước và khác biệt hoàn toàn so với những ý định ban đầu của tôi.
“Bí ẩn của cuộc sống không phải là vấn đề để giải quyết, mà là hiện thực để trải nghiệm” — Frank Herbert
Trước kia, tôi đã bỏ qua những ảnh hưởng của “tương tác mật thiết”, cho rằng chúng là do khả năng kiểm soát bản thân kém của mình. Tôi đã có cái nhìn khá hạn hẹp về sự bền vững, tin rằng những nỗ lực của tôi để dẫn đầu một phong cách sống bền vững tồn tại biệt lập so với bối cảnh rộng lớn hơn trong cuộc sống của tôi.
Tuy nhiên, tôi đã nhận ra rằng sự bền vững được gắn liền với mọi khía cạnh của cuộc sống. Tôi đã bắt đầu hiểu những thách thức và trở ngại có thể cản trở hành trình của mình để hướng tới lối sống bền vững. Con người và những yếu tố phi con người luôn luôn chen ngang và va chạm với ý định của tôi, dẫn đến một quá trình tự định hình liên tục và không ngừng phát triển.
Việc hiểu được khái niệm “tương tác mật thiết” đã cho tôi thấy rằng không chỉ có mình tôi có quyền quyết định mọi thứ, mà còn có những làn sóng xung quanh cũng gây ảnh hưởng lên tôi. Điều này đã giúp tôi nhạy bén hơn trong việc cảm nhận các sắc thái và sự phức tạp của thế giới.
Điều này không có nghĩa là chúng ta nên ngừng cố gắng tiến về phía trước theo hướng chúng ta mong muốn. Thay vào đó, điều quan trọng là học cách ứng biến. Nếu tôi đã mở lòng hơn với các khả năng có thể xảy ra, có lẽ tôi đã tận dụng được động lực của việc làm một người cách mạng để tạo ra điều gì đó mang tính xây dựng và thú vị thay vì làm sụp đổ toàn bộ dự án. Đôi khi, mọi việc không diễn ra theo ý muốn của chúng ta, và nó không phải do chúng ta.
Đối với một số người, dự án “mặc một chiếc váy suốt đời” của tôi có thể được coi là một thất bại. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục diện một bộ trang phục duy nhất cho mỗi ngày. Hiện giờ, có thể tôi mong muốn duy trì tủ quần áo của tôi tối giản như vậy cả cuộc đời. Nhưng tôi kiềm chế việc đưa ra những khẳng định cứng nhắc bởi ai biết được “sóng nào” sẽ giao thoa với sóng của tôi.