Simone de Beauvoir lý giải tại sao phụ nữ cần phải gạt bỏ quan niệm “nữ tính” để được bình đẳng và tự do

“Đố ai cắt nghĩa được điều gì làm nên một người phụ nữ?” Trong tác phẩm “Giới Tính Thứ hai” (1949), nhà văn và nhà triết học hiện sinh Simone de Beauvoir cho rằng tính nữ không hề là thiên tính mà vốn dĩ đã được áp đặt lên các bé gái từ khi mới lọt lòng. Theo bà, bằng việc đóng khung người phụ nữ trong các chuẩn mực sắc đẹp được nam giới đưa ra, xã hội phụ quyền đã nô dịch, tước bỏ sự tự chủ và vật hóa người phụ nữ thông qua việc hạ thấp tài năng và trí tuệ của họ. Tuy nhiên, quan điểm hiện sinh của De Beauvoir cung cấp cho chúng ta một giải pháp: bà viết rằng “phụ nữ có quyền tự do bác bỏ quan điểm của nam giới về ngoại hình và cung cách hành xử của họ, và khi hành động như vậy, họ trở nên bình đẳng hơn”

>u/Alexthings (10 points)

Tuy nhiên, quan điểm hiện sinh của De Beauvoir cung cấp cho chúng ta một đường thoát: bà viết rằng “phụ nữ có quyền tự do từ chối những định kiến từ nam giới về ngoại hình và cách hành xử của họ, và làm như thế cho phép họ trở nên bình đẳng hơn”

Điều này chỉ càng củng cố các chuẩn mực sắc đẹp phụ nữ chứ không xóa bỏ hay thay đổi được chúng. Nó chỉ có tác dụng khiến con người trở nên thoải mái hơn khi mà xã hội đã chấp nhận những chọn lựa cá nhân của họ. Phụ nữ họ vẫn sẽ đặt ra các chuẩn mực sắc đẹp và hành vi trong quá trình tranh đua lẫn nhau để tìm kiếm một người bạn tình sẵn lòng chấp nhận những tiêu chuẩn và sự phù phiếm kia. Ngoại hình và cung cách thể hiện luôn đi đầu, đặc biệt trong một xã hội mà mọi người đều có cơ hội như nhau. Gần đây tôi xem được một video trên Youtube bị gắn mác “kỳ thị người chuyển giới” khi họ bày tỏ rằng họ không muốn hẹn hò một người chuyển giới chỉ vì người ta là người chuyển giới. Chọn lọc giới tính ngày nay đã bị coi là hành vi Công kích ngầm (Microaggression), thật ngu ngốc

>u/TheAtomicOption (4 points)

Nhãn quan nam giới không hề có thật đâu, thừa nhận điều ngược lại mỉa mai thay lại tước bỏ phương tiện của người phụ nữ bằng việc xác lập hiện thực dựa trên quan điểm nam giới. Thế giới quan của đàn ông trên thực tế không hề điều khiển thực tại. Và nếu đúng như vậy thì từ góc nhìn của phụ nữ đó chỉ đơn thuần là một bộ phận nhìn thấy được, quan sát được của thực tại mà thôi.

Nên đúng là phụ nữ họ có thể tự do chối bỏ/phản kháng những chuẩn mực xã hội, nhưng khi làm thế thì không đem lại được gì cả. Nét hấp dẫn nữ tính nó đem lại cho người nữ quyền lực trên người nam chứ không do nam giới nào áp đặt lên phụ nữ đâu. Đó chính là nhược điểm của nam giới. Kể cả khi phụ nữ không còn khai thác nhược điểm này đi chăng nữa, nó vẫn sẽ không hề thay đổi, khi đó, người phụ nữ bị đặt vào thế bất lợi hơn so với trước kia. Nó chỉ đem lại sự bình đẳng khi bạn tin rằng phụ nữ lợi thế HƠN đàn ông ngay từ đầu. Vậy phụ nữ có lợi thế hay không? Câu hỏi này thực chất phức tạp hơn một câu hỏi có/không đơn thuần, nhưng tôi không nghĩ là những người theo de Beauvoir sẽ gật đầu đồng ý đâu.

Thường thì đôi khi, họ chịu phần thiệt hơn khi khai thác những lợi thế này. Điều này còn tùy vào tính cách, khả năng và đặc điểm di truyền của người phụ nữ đó nữa, nhưng đó dường như không phải là thông điệp kêu gọi mà tác phẩm này muốn hướng đến.

Hoặc trừ khi ý tưởng bọc lót cho con đường bình đẳng này là rằng hiện thực cho thấy chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mình muốn và tự nó phải tuân theo những gì chúng ta muốn làm. Rằng không hề có cái gọi là sự hiệu quả vì một mục đích nào đó. Rằng bất kỳ thứ gì cung có thể đem đến bình đẳng bởi nhân quả luôn tuân theo suy nghĩ của mỗi người thay vì thừa nhận rằng sự tồn tại của nhân cách và thế giới vật lý.

Đống này đây, trong khi quên đi sự thật rằng tính nữ được dùng để xác lập vị thế giữa những người phụ nữ với nhau.

_____________________

u/formerskinnyguy (4 points)

Theo tôi thì một vài quan niệm về tính nữ khá là khiên cưỡng vì nó nhấn mạnh sự khác biệt giữa tính nam và tính nữ để tập trung vào sự thiệt thòi của tính nữ mà không cần phải đi sâu vào phân tích tính nam. Sẽ chính xác hơn nhiều khi chúng ta đánh giá tính nam và tính nữ ở vị trí là biểu hiện của toàn xã hội, thứ vốn dĩ đã là một khái niệm trừu tượng.

Ví dụ như video trên bàn đến sự thiếu tự nhiên của các tiêu chuẩn sắc đẹp ở nữ, nhưng điều này cũng đúng với cả nam giới. Như gái phải tẩy lông, trai phải cạo mặt (tuy không giống nhau nhưng về khái niệm thì tương đồng). Và còn nhiều ví dụ khác nữa mà các bạn có thể tự chỉ ra được. Các tiêu chuẩn này thay đổi theo giới một cách tuyệt đối, nhưng xã hội lại vẽ ra những tiêu chuẩn đương đại về sự nam tính mà đàn ông phải chạy theo. 

Vì thế, vấn đề nằm ở chỗ CHÚNG TA phải chối bỏ xã hội (ít ra là trên một vài phương diện nào đó) và các điều kiện xã hội (social conditioning) để được tự do và bình đẳng. Việc đào thải các chuẩn mực nữ tính giúp ta vạch ra vùng an toàn cho nữ giới, nhưng lại bỏ qua những chuẩn mực nam tính cũng cần được xóa bỏ để đem lại điều tương tự cho nam giới. Và trước khi tôi bị mắng là rét-piu hay cực hĩu nhảm nhí gì đấy thì hãy nghĩ đến những đàn ông nữ tính và trải nghiệm của họ. Xuyên suốt lịch sử có bao nhiêu người đàn ông chỉ muốn trở thành một người nội trợ hiền hòa, đầy quan tâm và xinh đẹp – hình mẫu vốn dĩ bị gán ghép cho phụ nữ? Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được, nhưng chắc chắn là có, dù không nhiều. Nếu chúng ta chỉ đơn thuần thay đổi thế giới quan của con người theo góc nhìn của mọto giới tính duy nhất thì còn lâu mới đạt được bình đẳng, chúng ta chỉ càng đi xa đích đến hơn mà thôi. Nếu tồn tại một giới hạn trên cho phụ nữ thì hẳn cũng phải một giới hạn dưới nào đó đối với nam giới chứ nhỉ?

Tôi  không có ý kỳ thị phụ nữ và sợ rằng những dẫn chứng và cách thức biểu đạt mình sử dụng nghe như thế thật, nhưng chúng ta đều bị giới hạn bởi chính ngôn từ và suy nghĩa của chính mình đúng không  nào? 

>u/[deleted] (3 points)

Nếu tôi hiểu đúng ý ông (nếu sai thì đừng ngại chỉnh tôi nhé), đều tồn tại hai mặt của câu chuyện. Nam giới và nữ giới họ đều bị gò bó trong khuôn khổ nam tính và nữ tính như nhau. Tôi đồng ý với ông. Nhưng ông đã xét đến việc vì tác giả là phụ nữ, nên bà chỉ có thể đưa ra luận điểm từ góc nhìn người phụ nữ hay chưa? Và có nhà triết học nào là nam giới đã đề cập đến gánh nặng của sự nam tính không?

_____________________

u/[deleted] (3 points)

Nhưng cần chỉ ra rằng điều tương tự cũng áp dụng cho nam giới.

Quan niệm về sự nam tính cũng được áp đặt lên cánh đàn ông chúng tôi. Một người đàn ông phải luôn là người chủ động trong mối quan hệ, phải có điều kiện tài chính tốt hơn, phải hung hãn hơn là bị động. Một người đàn ông bị động trong xã hội truyền thống sẽ không tìm được nửa kia trừ khi được mai mối. Nhưng trong kỷ nguyên hiện đại, các cô gái không còn là đối tượng bị động nữa và cả đống đàn ông sẽ phải ở giá vì anh ta không thể chủ động mở đầu mối quan hệ được. Quả là định kiến khi nghĩ rằng nam giới phải luôn là người chủ động. Dĩ nhiên, đó không là gì so với sự trói buộc mà phụ nữ phải gánh chịu, nhưng cũng nên được xem xét qua 

>u/glamorousrebel (1 point)

Đúng thế, nhưng chúng ta đang bàn đến sắc đẹp và tính nữ của nữ giới được tạo ra bởi xã hội của nam giới. Theo người ta nói thì tôi phải cạo lông chân để có thể nữ tính và hấp dẫn. Tôi phải trang điểm, làm tóc, cân nặng này nọ, vận những bộ đồ kém thoải mái và trưng bày cơ thể của mình. Nam giới họ chỉ cần thức dậy, lấy tay vuốt tóc phát là xong. 

Dù sự nam tính cũng là từ xã hội định nghĩa mà ra, tôi cho rằng chúng vẫn đến từ một xã hội của nam giới.   

_____________________

u/DadTheMaskedTerror (1 point)

Quyền tự do chối bỏ kiến tạo của xã hội bắt nguồn từ quyền tự do chối bỏ xã hội. Liệu anh có thể sống trong rừng mà không trao đổi mua bán với người khác hay không? Anh có thể chối bỏ được bao nhiêu phần xã hội và xã hội phải nương theo sự lựa chọn của anh đến chừng mực nào? Áp lực mà người phụ nữ hai trăm năm trước phải chịu để phù hợp với nhãn quan nam giới phần nào tương đương với lượng áp lực mà người nam hai trăm năm trước phải chịu đựng để phù hợp với nhu cầu của việc trao đổi. Vào thời đấy, và ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay, sự trao đổi được xã hội chấp thuận nhất mà người phụ nữ có thể có được chính là vai trò làm mẹ và làm vợ. Khả năng chối bỏ những đòi hỏi đến từ nhãn quan đàn ông lại phần nào bắt nguồn từ những kỹ năng chuyên môn khác, thay vì việc chối bỏ xã hội. Và cũng một phần là nhờ xã hội đã bình thường hóa những quan điểm nữ quyền mà việc chọn lựa ngày càng được chấp thuận hơn. 

_____________________

Dịch bởi Nguyễn Quốc Trung / RVN Group

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *