Những ngộ nhận phổ biến về lịch sử chính trị Trung Đông – Bắc Phi thường thấy (nhưng lần này đi cụ thể vào từng nước).
Ảnh: giáo sĩ Muqtada al-Sadr – nhân vật quyền lực nhất Iraq chứ không phải ông thủ tướng nào. Giáo sĩ Sadr nổi tiếng 3 chống: ”Chống Saddam – chống Iran – chống Mỹ”. Dân quân Mahdi của ông cũng là lực lượng vũ trang mạnh nhất Iraq, ngang ngửa quân đội nước này, cũng chính là lực lượng chủ yếu đánh nhau với quân Mỹ ở Iraq sau 2003. Nhưng trong bài này không nói về ông, nói ở bài khác.
1/ Iraq ”yên bình” trước 2003.
Thôi xin. 8 năm đánh nhau với Iran tưng bừng khói lửa hơn cả Thế chiến 1 đến nay chưa thằng nào đạt được thì hẳn là ”yên bình” ra đấy.
Nhìn chung, thời gian yên bình của Iraq chỉ có thể là thời quân chủ trước năm 1958, nhưng lúc đó thì Iraq nghèo và dầu mỏ bị nước ngoài thâu tóm. Vì phẫn nộ với nền quân chủ và dầu mỏ nên năm 1958, các sĩ quan Cộng sản Iraq đã nhằm ngày Phá ngục Ba-xti trong cách mạng Pháp (ngày 14/7) để lật đổ vua Iraq, thiết lập nền cộng hòa.
Chính quyền Cộng sản của Iraq chỉ tồn tại 5 năm, trong 5 năm liên tục bị đảng Ba’ath và các đảng phái khác chống phá, thủ tưởng Karim Qasim thì bị Saddam Hussein ám sát suýt chết. Đến năm 1963 thì Đảng Ba’ath xông vào đài truyền hình bắn chết Tổng thống Cộng sản rồi quay phim phát trên truyền hình, từ đó đảng Ba’ath lên ngôi.
Lật đổ được Đảng Cộng sản Iraq, Đảng Ba’ath tiếp tục quay súng tấn công người Kurd. Chiến tranh Kurd – Iraq lần 1 diễn ra đến năm 1970, với người Kurd được Iran và Liên Xô đứng sau hỗ trợ nên giữ được độc lập tạm thời. Quân Iraq được Syria góp sức đánh người Kurd nhưng lần đầu tạm chịu thua.
Nhưng đến năm 1974, Iraq nối lại chiến tranh với Kurd. Chiến tranh Kurd-Iraq lần 2 kết thúc chóng vánh trong 1 năm với thảm bại của người Kurd. Toàn bộ vùng người Kurd biến thành “tỉnh Kurdistan” – tỉnh thứ 18 của Iraq.
Đến năm 1980, thì chiến tranh Iran-Iraq, không cần nói nhiều nữa. Nhưng cũng trong thời gian chiến tranh Iran-Iraq này, Iraq tiến hành cuộc diệt chủng Anfal nhằm vào người Kurd, giết gần 200.000 người Kurd và đưa hàng triệu người khỏi quê hương.
Hết chiến tranh với Iran 1988, chỉ 2 năm sau tỉnh thứ 19 của Iraq ra đời – là nước Kuwait ở phía Nam. Tỉnh này mất sau khi Liên quân đánh bại Iraq trong chiến tranh Vùng vịnh 1991. Cái này nổi tiếng, nhưng sự kiện sau nó còn to hơn nhiều mà ít người biết.
Sau chiến tranh vùng vịnh thất bại, cả đất nước Iraq nổi dậy chống đảng Ba’ath. Người Shia nổi dậy ở miền Nam, người Kurd nổi dậy ở miền Bắc, ở Baghdad thì Đảng Cộng sản cùng các đảng khác chui từ địa đạo dưới lòng đất lên đánh Saddam Hussein. Saddam Hussein chọn cách hòa với người Kurd để dồn sức đánh Shia và Cộng sản, kết quả thắng lợi, giữ được chế độ. Nhưng hơn 2 triệu người Iraq đã phải chạy sang Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn.
Đến năm 1995, vùng người Kurd xảy ra xung đột giữa các đảng cánh tả và hữu. Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ nhân cơ hội này tấn công vào Kurdistan để tiêu diệt phiến quân cánh tả người Kurd – chính là đảng Công nhân Kurd mà Thổ gọi là “Khủng bố” ngày nay. Chiến tranh Kurd-Iraq lần 3 là lần này.
Đến năm 1999, giáo sĩ Sadr của dòng Shia nổi tiếng thân Cộng sản bị ám sát tại ”thủ đô Tôn giáo” người Shia ở thành phố. Người Shia một lần nữa nổi dậy, lần này các đơn vị từ Iran đã vượt qua biên giới tấn công Iraq. Cuộc nổi dậy Shia lần này kéo dài âm ỉ đến tận năm 2003, là một nguyên nhân khiến chế độ Saddam Hussein sụp đổ nhanh chóng.
Thấy ”yên bình” chưa?
2/ Syria là kẻ thù của phương Tây – Israel?
Không hề. Vị thế chính trị của Syria trong phần lớn thời gian gọi vui bằng từ ”Frienemy” – friend và enemy không phân biệt.
Điều này đến từ thời cố tổng thống Hafez al-Assad (Assad cha) – lãnh đạo đã biến Syria thành con bệnh yếu ớt trong khối Arab thành tay chơi bậc nhất ở Trung Đông nhờ vào chính sách ”đu dây” và ”Syria trên hết”. Vì lợi ích của Syria trên hết, nên Hafez al-Assad đã bắt tay với bất cứ bên nào, từ Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Arab đến Israel miễn sao lợi ích của Syria được đảm bảo.
Kết quả là Syria dưới thời Hafez al-Assad đã dám xây đập thủy điện trên sông Ơ-phơ-rát, điều mà trước đó các chính quyền Syria không dám làm vì bị Iraq dọa đánh bom. Họ thua Israel năm 1973 nhưng đẩy lùi Israel năm 1982, giúp Syria kiểm soát Lebanon trong 30 năm từ 1976 đến 2005. Họ buộc Liên Xô coi Syria là đối tác chứ không phải chư hầu, vũ khí Liên Xô phải vũ trang cho Syria. Đến khi Liên Xô sụp đổ thì Pháp vui vẻ bán vũ khí cho al-Assad thông qua Arab, mặc kệ việc Mỹ cấm vận vũ khí với Syria.
Cũng vì chính sách đu dây, các cuộc chiến của Syria tham gia không theo quy luật. Năm 1973 họ đánh Israel, nhưng năm 1982 họ lại cùng phe với Israel đánh du kích Palestine. Năm 1970 cùng Saddam Hussein đánh người Kurd nhưng năm 1991 cùng phe với Mỹ đánh Iraq. Năm 1982, Syria ”ghi công” lớn trong thế giới Arab bằng cách đập tan nhóm cực hữu ”Anh em Hồi giáo” sau một trận chiến tàn khốc giết chết 40.000 người ở tỉnh Hama. Từ đó Syria được coi là ”Bức tường thành chống khủng bố” ở Trung Đông, khiến các nước phương Tây không quá hứng thú để lật đổ al-Assad.
Nhưng khả năng ngoại giao khôn khéo đó, tiếc là đã không được ”Assad con” – Bashar al-Assad duy trì. Không chỉ ngoại giao kém, Bashar al-Assad còn làm mất lòng những thế lực trong lòng Syria vốn rất quan trọng dưới thời Assad cha – đơn cử như gia tộc Mustafa Tlass – Bộ trưởng quốc phòng đầy quyền lực và được nể phục ở Syria. Những điều này đã đẩy Syria vào cuộc nội chiến hỗn loạn, và nay al-Assad phải dựa vào Iran lẫn Nga để giữ quyền lực, mà vốn dĩ 2 thế lực này không phải lúc nào cũng thống nhất lợi ích với nhau.
3/ Houthi ở Yemen là kẻ thù Arab Saudi? Yemen hiện nay chỉ là Saudi và Iran đánh nhau?
Trước kia cũng nghĩ vậy, cho đến khi đọc kĩ lịch sử Yemen và phát hiện ra, bộ lạc Houthi đã nổi danh chiến trận trước kia và là anh em của…Arab Saudi.
Vậy tại sao lại có sự chuyển phe kỳ lạ của Houthi? Trước tiên cần biết những điều sau. Thứ nhất, Houthi rất bảo thủ, thuộc một trong những trường phái nguyên thủy nhất của Hồi giáo. Các giáo sĩ Houthi trước kia cương quyết cự tuyệt oto, tivi, thuốc lá, quần áo phương Tây… còn hơn cả Taliban. Thứ 2, trước kia Yemen không thống nhất mà chia làm 2 vùng Bắc-Nam. Bắc Yemen thì gắn với Ottoman và Arab, còn Nam Yemen do người Anh chiếm, sau đó Anh rút đi thì thành nước Cộng sản thân Liên Xô. Cứ nắm 2 điều này đã.
Vào năm 1962, nền quân chủ truyền thống của Bắc Yemen bị lật đổ, những người Cộng hòa được Ai Cập chống lưng chiếm quyền lực. Nhà vua al-Badr của Yemen chạy lên phía Bắc, nương nhờ bộ lạc Houthi. Nước Arab Saudi thời đó thống nhất chưa lâu, các bộ lạc miền Nam Saudi rất gần gũi với Yemen, có cả bộ lạc Houthi, do vậy đã giúp vua Yemen chống lại quân Cộng hòa. Do đó, chính các bộ lạc Arab Saudi là anh em máu mủ của Houthi chứ không phải ai khác.
Cuộc chiến Yemen lôi kéo Ai Cập và Arab Saudi vào cuộc, trong đó Ai Cập trực tiếp gửi 130.000 quân đến Yemen đánh nhau với vua Yemen và bộ lạc Houthi. Nhưng không thể ngờ, các chiến binh Houthi lạc hậu trên lưng lạc đà lại chiến đấu ngoan cường, đánh bại xe tăng, trực thăng hiện đại của quân Ai Cập, khiến Ai Cập sa lầy, hao binh tổn tướng đến nỗi Tổng thống Nasser phải thốt ”Yemen đã trở thành Việt Nam của tôi”.
Vậy tại sao Houthi phản Saudi? Câu trả lời ở vế 2. Trên thực tế ở Yemen có 3 phe chứ không phải 2. Hai phe đầu là Houthi thân Iran và chính phủ Hadi thân Saudi. Nhưng còn phe thứ 3 ở Việt Nam người ta tránh nói: đó là phe ly khai Nam Yemen do UAE chống lưng.
Đây chính là phe của những nguời Cộng sản Nam Yemen cũ, và cũng là lý do khiến Houthi đổi phe. Số là khi Yemen được thống nhất năm 1990, 2 nhà nước Yemen hợp thành một. Lúc này các bộ lạc miền Bắc Yemen như Houthi kịch liệt phản đối ”thống nhất với Cộng sản” do lo sợ tư tưởng thế tục vô thần làm hại truyền thống của họ. Do vậy họ kịch liệt bác bỏ Yemen thống nhất, và nổi dậy chống lại chính phủ Yemen. Tổng thống Saleh lúc đó dẹp được, nhưng năm 2011 ông bị lật đổ. Chính phủ thay Saleh được Arab Saudi ủng hộ là Tổng thống Hadi, giữ tư tưởng thế tục đó. Tận dụng chính phủ non trẻ mới thành lập, Houthi được Iran chống lưng, đã quyết định nổi dậy lần nữa, lật đổ Hadi để biến Yemen thành nhà nước thần quyền Hồi giáo như Iran.Từ đây, Houthi mới chuyển phe.
Còn phe miền Nam Yemen, nhân Yemen loạn cũng định nổi lên ly khai, thành lập lại nước Nam Yemen độc lập như cũ. Các lãnh đạo Cộng sản Nam Yemen ngày xưa khi mất nước đã chạy đến UAE, vì vậy khi phong trào độc lập Nam Yemen nối lại, UAE đã bơm cho phe miền Nam chiến đấu nhằm giành lại đất nước. Nhưng cả 2 đều hiểu, UAE yếu hơn so với Iran và Saudi, và miền Nam Yemen cũng yếu nhất so với Houthi và phe Hadi. Vì vậy, họ tạm thời liên minh với phe Hadi thế tục hơn để chống lại quân Houthi cực đoạn. Liên minh này đang tạm thời hiệu quả, chặn được Houthi, nhưng đôi lúc vẫn có chia rẽ, phe miền Nam thỉnh thoảng phóng tên lửa vào phe Hadi chết chục mạng.
(Tạm thời 3 nước này đã, còn nước nào chưa rõ nữa sẽ viết sau)