Châu Á – được xem là đích đến của nền công nghiệp thời trang cao cấp nói chung và nhiều luxury/high-end fashion nói riêng. Điểm đến tất nhiên là mảng thị trường màu mỡ Trung Quốc tỉ dân với nhu cầu và sức mua khủng khiếp, kế đến là Hàn Quốc – Nhật Bản. Song song là cán cân kinh tế dịch chuyển từ Châu Âu và Châu Mỹ – vốn là những lục địa già đã đạt ngưỡng phát triển. Nhiều vốn đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường Châu Á đầy tiềm năng – tạo công việc đi theo dòng chảy tiền tệ mạnh mẽ, thúc đẩy GDP và mức sống của người Châu Á ngày càng cao hơn. Điều đó nghĩa là gì? Nghĩa là tính thể hiện giá trị/địa vị của mỗi người dân trong xã hội ngày càng cao – dẫn tới sức mua thời trang tăng vọt.
Nhắc tới Châu Á trong thời trang, người ta cũng sẽ nghĩ ngay những subculture, những làn sóng văn hoá đang ảnh hưởng tới toàn thế giới. Đó là những band nhạc Kpop, những bộ phim trên Netflix hay văn hoá anime/manga. Tuy nhiên, khi các idols được thâu tóm bởi các thương hiệu lớn và nổi tiếng về làm đại sứ thương hiệu – khi các bản collab và hợp tác được nổ ra. Câu chuyện lại quay lại là người Châu Á chỉ đang chăm chăm mua đồ của các thương hiệu quốc tế (Mà đa phần là highfashion brands từ Châu Âu). Dior, Celine, Louis Vuitton, Gucci, SLP…vậy điều này có phải là đại diện cho người Châu Á?
Không – ở riêng mảng thời trang, những đứa con Châu Á vẫn mang chất xám và tiếng nói của mình cất tiếng mạnh mẽ ở vũ đài thời trang thế giới. Từ đất nước sở tại, họ đi trau dồi kiến thức và kinh nghiệm ở những kinh đô thời trang, ở những cái nôi fashion rồi làm việc ở các thương hiệu lớn để từ đó ra được các brands riêng và phát triển “Ngôn ngữ thiết kế” của bản thân.
Xin phép được bỏ qua thế hệ của các fashions designer gạo cội Nhật Bản xưa kia mà hẳn không chỉ chúng ta biết mà họ đã là cây cổ thụ trong nền công nghiệp này như là Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo, Issey Miyake..hay thế hệ kế cận như Jun Takahashi, Alexander Wang mà chúng ta sẽ nói về một thế hệ đa sắc tộc và ảnh hưởng theo cách của riêng họ hơn.
TỪ TRUNG QUỐC, HONGKONG, ĐÀI LOAN (Mình xin phép được chỉ rõ địa điểm vì mình có nhiều người bạn là HK hay Taiwanese không thích bị gộp với Trung Quốc)
Nếu như ai đó từng nói người Trung Quốc mặc rất xấu chỉ thông qua dăm ba cái clip Tiktok, Doujin thì mình đã có một bài viết để nói điều này. Không chỉ thế, giới fashion designer Trung Quốc (Hoặc gốc Trung) cũng đang làm rất tốt để đưa thiết kế và những tinh tuý của văn hoá Trung Hoa lên thời trang (Cái này các bạn phải công nhận). Đó là
Huishan Zhang từ lò đào tạo Central Saint Martin, từng là thực tập sinh của Dior và là fashion designer đầu tiên của Trung Quốc được xuất hiện tại hệ thống Barney. Song song, chiếc váy Rồng (Dragon Dress) của Zhang còn được xuất hiện ở bảo tàng Victoria và Albert ở London. Zhang có cái tự tôn dân tộc khá cao khi tham vọng sẽ đưa những nét văn hoá quý tộc của Trung Hoa lên thời trang hiện đại và khiến cả thế giới công nhận.
GuoPei mặc dù cũng có tuổi (Sinh năm 1967) nhưng cái tên của bà ít được truyền thông nhắc đến nhiều. Được xem là một trong những nhà thiết kế Châu Á ảnh hưởng nhất khi là người đầu tiên (Sinh ra và lớn lên – không phải là Gốc Trung: kiểu bố mẹ gốc Á nhưng sinh ra và nuôi dưỡng ở nước ngoài. GuoPei là sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc) được xướng danh là thành viên của hiệp hội cao quý Chambre Syndicale de la Haute Couture.
Thời trang của Guopei được xem là một tác phẩm nghệ thuật chứ không đơn thuần là sản phẩm mặc bình thường nữa. Guopei là một hình ảnh phản chiếu của khái niệm “Haute Couture” – “Thời trang may đo cao cấp” khi thiết kế của bà đầy sự khéo léo, tỉ mỉ và không ranh giới về kinh nghiệm, kĩ thuật xử lí, vải vóc. Hoa mĩ, thần thánh, không thể tưởng tượng là những gì mà người ta nói về Guopei. Bà hiện tại đang là một trong những nhà thiết kế chuyên làm cho các sao Trung Quốc xuất hiện ở các sự kiện lớn, không chỉ vậy mà còn là các celebs nước ngoài. Rihanna trong sự kiện Met Gala 2015 đã diện 1 chiếc váy màu vàng biểu tượng – sáng loà cả giới truyền thông. Và nó là kiệt tác của GuoPei với hơn 3 năm trời sản xuất (Chỉ dành cho 1 người, chỉ là 1 chiếc váy).
Uma Wang – cái tên này xuất hiện ở rất nhiều tuần lễ thời trang như là London, Milan và Shanghai Fashion Week. Được BoF cho vào danh sách 500 người ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang, Uma Wang tốt nghiệp Đại học dệt may Trung Quốc (China Textile Uni) trước khi hoàn thành ngành thiết kế tại địa chỉ quen thuộc Central Saint Martin. Với việc được đào tạo ở ngành dệt may cộng thêm tính thiết kế nên Uma Wang mang tới cho chúng ta một sự sáng tạo về chất liệu và kết cấu, những đường may chuẩn chỉnh nhất, những đường cắt gọn gàng và đẹp nhất. Đó là những thứ cốt lõi của thời trang và chẳng mấy chốc – Uma Wang với tiêu chuẩn cao về thời trang đã gây được tiếng vang không chỉ ở Trung Quốc mà còn là thế giới..
Wang Chen Tsai-Hsia (Hay được gọi là Madam Wang) là sự pha trộn giữa các giá trị thêu thùa truyền thống của Trung Quốc và ngôn ngữ thời trang hiện đại ngày nay. Thương hiệu Shiatzy Chen của bà được theo tinh thần “Neo-Chinese Chic” với phương châm “Đông – Tây giao thoa”. Có thể được xem là một người “Cha truyền con nối” khi bà học thời trang ở gia đình – sau đó mở luôn cửa hàng tại Pháp vào năm 2001 và xuất hiện tại tuần lễ thời trang Paris vào năm 2005. Được xem là người Đài Loan thứ hai làm được điều đó và là thương hiệu Châu Á đầu tiên xuất hiện trên đại lộ Montaigne ở Paris, là nền tảng cho nhiều Asian Fashion brand cất tiếng nói trong việc hoà trộn “Á- Âu” trong ngành công nghiệp thời trang.
Còn rất rất nhiều cái tên khác nữa, từ khu vực khác nữa nhưng để tiếp phần 2 đi do mọi người đọc đến đây chắc mỏi cmn mắt rồi. Mình test xem là ai đọc đến cuối thì vui lòng
Trí Minh Lê