SẼ THẾ NÀO NẾU TRÁI ĐẤT NGỪNG QUAY

Lực hấp dẫn khủng khiếp của Mặt trời kéo Trái đất về phía nó. Trong khi đó, hành tinh chúng ta đang cố gắng di chuyển theo phương tiếp tuyến. Sự giằng co này giữ chúng ta nằm trên một quỹ đạo cố định tại một khoảng cách an toàn cho sự sống. Trái đất quay xung quanh Mặt trời với vận tốc 110.000 km/h, vậy nếu nó dừng lại thì sao?

Trước hết, nếu Trái đất bất ngờ dừng lại, bạn sẽ chết ngay lập tức bởi vì với vận tốc quán tính lên tới 110.000 km/h bạn sẽ bay khỏi hành tinh và lao vào không gian, giống như bạn bị chúi về phía trước khi xe thắng gấp vậy. Nhưng nếu Trái đất chậm lại dần dần thì bạn vẫn sẽ chết, chỉ điều chậm hơn thôi. Khi Trái đất quay chậm lại và dừng hẳn, lực hút của Mặt trời sẽ chiến thắng và kéo chúng ta về phía diệt vong và thời gian của ngày tận thế chỉ trong vòng 2 tháng.

Trong 1 đến 2 tuần đầu tiên, bạn sẽ không nhận thấy nhiều thay đổi. Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 1 độ C. Nhưng khi Trái đất càng đến gần Mặt trời hơn, lực kéo càng mạnh khiến gia tốc tăng liên tục. Điều này khiến nhiệt độ tăng lên theo cấp số nhân. Vào ngày 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng vọt đến 35 độ, nóng hơn ở Sahara. Sức nóng này sẽ châm ngòi cho những đám cháy rừng và hạn hán. Bức xạ tia cực tím từ Mặt trời rất mạnh, chúng ta sẽ bị cháy nắng nghiêm trọng chỉ sau 15 phút ở ngoài trời. Với nhiệt độ này, nhiều người sẽ sốc nhiệt vì không thể chịu nổi, dẫn đến kiệt sức, mê sảng hoặc thậm chí hôn mê.

Đến ngày 35, nhiệt độ thế giới sẽ đạt 48 độ. Nóng như một ngày hè ở Thung lũng Chết, một trong những nơi nóng nhất trên Trái đất. Hầu hết động vật có vú, chim và côn trùng chết vì bị thui chín. Vâng, ngay cả những con gián cũng không thể chịu đựng được ngày tận thế này. Nếu chúng ta muốn sống, chúng ta cần ở trong nhà và bật máy lạnh liên tục. Và khi nhà nhà sử dụng máy lạnh, lượng năng lượng tiêu hao cùng một lúc sẽ quét sạch lưới điện trên toàn thế giới. Và đó cũng là lúc nhân loại diệt vong.

Vào ngày thứ 41, Trái đất đã đi ngang qua Sao Kim. Bây giờ chúng ta là hành tinh thứ hai tính từ Mặt trời, nhiệt độ đã lên tới 66 độ. Một số sinh vật vẫn cố gắng sống sót như loài Thermus aquaticus, một loại vi khuẩn sống trong các mạch nước phun nóng của Yellowstone. Nhưng chưa đầy một tuần sau, nhiệt độ tăng đủ nóng để đun sôi nước và tiêu diệt cả các vi khuẩn đó.

Đến ngày thứ 54, nhiệt độ vượt qua 160 độ và tàn tích cuối cùng của sự sống trên Trái đất vụt tắt. Ngay sau đó, hành tinh cằn cỗi vượt qua quỹ đạo của sao Thủy. Trong tuần tồn tại cuối cùng của nó, Trái đất là hành tinh đầu tiên tính từ Mặt trời.

Cho đến ngày 65. Ngày cuối cùng. Trọng lực cực lớn của Mặt trời kéo dài hành tinh chúng ta thành hình bầu dục, mặt đất nứt ra và magma bắt đầu rò rỉ ra ngoài. Và cuối cùng của tận thế, khi nhiệt độ tăng lên 3.800 độ, Trái đất bị xé toạc, đá lỏng chảy ra và hòa vào Mặt trời. Hành tinh của chúng ta không còn nữa!

Nguồn : biophysic

thay vì tính ngày đó thì thực tế hơn là tính sao bảo vệ môi trường đi. so vs 100 năm trước trái đất ms nóng lên trung bình 1,2°C mà tác hại sao thì ai cũng rõ rồi. Cứ đà này vài chục năm nữa chỉ cần nền nhiệt trung bình tăng thêm 1°C nữa thôi thì sa mạc hóa vs băng tan rồi nc biển dâng… thế là cũng đủ để khỏi phải lo ngày trái đất ngừng quay luôn rồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *