Sao dân Mỹ thích vứt con họ ra lề đường xó chợ khi chúng lên 18 thế?

Tôi nam 29, sống tại nhà tới năm 27. Gia đình tôi cội nguồn Châu Âu, hoàn toàn thoải mái việc cho tôi ở nhờ trong khi tôi gom góp gia tài tậu mái ấm riêng của mình. Tôi tích được 20%, và mãi thấy biết ơn cha mẹ mình. Nhưng tôi cũng có bạn bè bị đuổi khỏi nhà năm 18 tuổi; giờ hoặc thuê nhà hoặc sống trả góp nặng lãi, giảm 3% giá đầu. Cảm giác bố mẹ ngừng quan tâm giúp đỡ họ rồi ấy, nhiều bạn cũng sống rất chật vật.
Vậy nên, tại sao nhiều trẻ lên 18 bị cho ra đường? Mấy bạn này thì trả lời “bố mẹ bọn tôi làm vậy”, nghe chẳng ra sao cả.


Thời trước, cha mẹ đuổi con 18 ra khỏi nhà là kiểu thương “cho roi cho vọt”; đặc biệt nếu con được cho là phần tử ăn bám, thích gây rối, hoặc đơn giản đã hết sức nuôi.
Buồn cười là, tất cả những đứa bạn của tôi bị đuổi ra khỏi nhà năm 18 tuổi đều có phụ huynh như l, làm tương lai chúng cũng thành bố mẹ như l nốt.


Mẹ tôi là một vị phụ huynh tốt, nhưng thời niên thiếu bà từng bảo bọn tôi chỉ hỗ trợ trong khi bọn tôi đi học. Hoá ra là nói xạo. Tôi phải bỏ học vì vấn đề sức khoẻ, và bà cầu xin tôi đừng ra ở riêng khi lên 18. Lúc đó, tôi cảm gíác đang quyết định rất người lớn, không muốn làm cục nợ khi mình đã đủ trưởng thành chín chắn rồi. Nhìn lại thì vài năm sau đó cuộc sống khó khăn hơn tôi muốn. Sau cùng vẫn thuận buồm xuôi gió, nhưng đáng ra tôi chẳng việc gì phải khổ đến thế cả.
Con cái tôi sẽ không như vậy. Con sẽ ở nhà cho đến khi con sẵn sàng, bất cứ lúc nào cũng được. Nếu ngày đó không bao giờ tới, ít nhất hai vợ chồng tôi sẽ có người bầu bạn cho đến khi đầu bạc răng long.


Không phải sử gia gì, nhưng thập niên 50, lúc kinh tế tốt đến mức có thể tậu cả nhà bằng một miếng gà rán thì chắc quá bình thường luôn. Gọi là thương cho roi cho vọt hợp lý hơn rất nhiều khi áp dụng trong cái thời có rất nhiều cơ hội vươn lên thành đạt kể cả từ hai bàn tay trắng.


Người ta không vứt trẻ ra lề phố lúc đấy đâu. Họ cho ở nhà cho đến khi trẻ đỗ đại học hoặc tìm việc đủ nuôi sống bản thân mình.


Dân Mỹ đây. Tui ở nhờ bố mẹ cho đến lúc lên 26. Tui không thích thuê nên quyết định tậu chung cư.
Bố tui có luật rất đơn giản: Sống ở nhà bao lâu tuỳ thích, miễn là đi làm hoặc đi học. Tui làm cả hai á.
Mỹ có một truyền thống tự túc rất lâu đời và mãnh liệt. Bố mẹ muốn thấy con mình thành đạt, và thỉnh thoảng, chúng cần động lực. Đó là một lý do điển hình vì sao vài phụ huynh chọn thải con ra. Cá nhân tui thấy đúng nhất với trẻ lười. Nếu chúng suốt ngày chơi bời lêu lổng, cha mẹ cũng cảm thấy đã đến lúc cần phải cho xã hội uốn nắn.


Tôi không quen ai bị “đuổi” lúc 18 tuổi cả. Tầm đấy gần như đi học hết rồi…
Tôi có cuộc sống tại gia sung túc, nhưng không thể chờ tự mình sải cánh nữa rồi.


Dân đít đỏ toàn trẻ bị vứt ra phố năm 18 tuổi, vì chúng là cái lũ đăng bài, tìm kiếm trợ giúp, tìm quan hệ. Đó là nhóm thuần tục tự chọn, chủ yếu trên Reddit nhiều hơn ngoài đời.


Đầy đứa 18 tuôi thích ra ở riêng thôi. Tôi rời nhà năm 18 tuổi nhưng không phải bị đuổi.


Trả lời hay không đủ tương tác nè. Tui bảo cả 2 đứa con tui ở nhà thoải mái, mối quan hệ 2 bên đều tốt. Chúng lại thích tự lập. Đứa con gái muốn di cư sang bang khác (không trách được), con trai đi đại học thành phố khác rồi làm ở đấy luôn.


Đa số không vậy, tôi người Mỹ 22 tuổi vẫn ở với bố mẹ. Cái loại đuổi con 18 tuổi chắc chưa bao giờ thèm màng tới chúng cả, chỉ chầu chực ngày vứt con hợp pháp thôi


Nhà tôi 4 đứa con. Một đứa — thực sự tôi quý nó, nhưng thái độ quá ư là tệ. Tệ tầm tội phạm ấy. Còn lại cũng ổn, hành xử đúng tuổi.
Mong ước tôi là sau này biết tự mình mà tu chí, nhưng khả năng cao nó lên 18 là tôi phải tống đi. Gia đình đang làm việc với nhà trị liệu, bác sỹ tâm lý, trường học; cố gắng mọi cách. Nhưng anh chị em của nó không xứng đáng ở chung mái ấm sặc mùi tai tiếng thằng con ấy.
Nói thêm: Nếu nó rời đi 18 tuổi, tôi vẫn sẽ thăm nó khi nó tìm được cuộc sống mới, giúp chuyển đồ,… Tôi không vô tâm, tôi thực sự yêu nó.


Em trẻ hơn tôiđa số Gen Z có phụ huynh Gen X, nên lý do đều hướng tự lập hơn là bắt bẻ.
Tôi người Gen Y, đa số chúng tôi đều có cha mẹ từ thời bùng nổ trẻ sơ sinh. Nhiều người lúc bấy giờ mong đợi con mình 18 tuổi cuốn gói ra đường; đuổi rồi còn thấy tự hào và hạnh phúc cơ. Một phần do họ coi con như thứ vật, một cái huy chương địa vị; một phần vì đầu họ bị vùi sâu trên chín tầng mây, phần nữa nói thẳng là ác đọc và điên loạn (nhiễm chì? văn hoá? chịu <đoạn này hơi tối nghĩa, chắc là bóng gió về hủ tục thời xưa?>) và lấy việc vứt con ra khỏi đời mình làm niềm vui, nếu không thì là kẻ thất bại.
Tìm mấy trường hợp chỉ cách nhau gần thập kỷ; thì bị đuổi khỏi nhà (hay bị ép ra) từng khá bình thường đó.


Những người chưa từng có cuộc sống dễ dàng gần như nổi máu ghen ăn tức ở với mọi người, kể cả với chính con họ. Bố mẹ tôi như thế này. Họ luôn hoen ố bất cứ thứ gì có thể, để thoả mãn cái áo tưởng tự hào cuộc đời từng bẩn thỉu không kém. Thật đáng buồn.


Bố mẹ tôi gài việc học hành để tôi trượt đại học. Mẹ tôi trộm tiền ngân hàng tôi khi tôu đã có việc đàng hoàng. Họ cho tôi trượt vỏ chuối cả đời luôn. Cái này rất thường xuyên, rất kỳ quặc.


Tui không biết cái này có phải văn hoá (bắc) mỹ không, nhưng ở với bố mẹ qua cả những năm 20 tuổi không chỉ ở Châu Âu đâu. Tui thấy tuỳ vào văn hoá vòng miền nữa. Ở mấy vùng Nam Âu ấy, tui có thể thấy con cái ở với cha mẹ nhiều hơn, vì họ có gía trị gia đình khác nhau. Nhà tui ở Bắc Âu, cha mẹ từng bảo hai anh em tui lên 22 nên dọn ra ở riêng. Họ cho rằng sống tự lập và biết lo cho chính mình rất quan trọng á. (Nhưng bọn tui luôn có hai tay rộng mở chờ đón quay về nếu có chuyện xảy ra nha!)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *