Quốc gia là một khái niệm không gian, văn minh, xã hội và chính trị; trừu tượng

TOP 5 QUỐC GIA KHÔNG PHẢI LÀ QUỐC GIA

Quốc gia là một khái niệm không gian, văn minh, xã hội và chính trị; trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.

Theo luật pháp quốc tế, một chủ thể được xem là một quốc gia gồm có lãnh thổ, dân cư và có chính quyền. Tuy nhiên trên thế giới có những nước được những nước khác xem là quốc gia, những nước khác thì không, tuỳ thuộc vào lập trường chính trị của các quốc gia trên thế giới.
TOP 5 QUỐC GIA KHÔNG PHẢI LÀ QUỐC GIA
ABKHAZIA
Abkhazia tự xem mình là 1 quốc gia độc lập, gọi là nước Cộng Hoà Abkhazia. Khi Liên Xô tan rã vào những năm 80 của TK XX, Gruzia đã tách ra khỏi Liên Xô, những người dân ở Abkhazia (Abkhazia lúc này là 1 phần của Gruzia) đã phản đối sự tách ra đó nên đã gây ra xung đột giữa Gruzia và Abkhazia.
3/1991 Cộng Hoà Gruzia tuyên bố độc lập và tẩy chay việc trưng cầu dân ý toàn liên bang Xô Viết về việc đổi mới Liên Xô do Gorbachev khởi xướng. Tuy nhiên người dân Abkhazia đã tham gia trưng cầu dân ý và được đa số phiếu bầu tán thành giữ lại Liên Xô, và họ cũng tẩy chay về việc trưng cầu dân ý độc lập của Gruzia, vốn được đồng ý đa số bởi dân tộc Grizia. Thậm chí Gruzia và Nga từng xung đột dẫn đến chiến tranh vào năm 2008.
28/8/2008, Nghị viện Gruzia đã thông qua tuyên bố:”Abkhazia là 1 phần lãnh thổ bị Nga chiếm đóng”. Ngày nay chính phủ Gruzia và chính phủ các quốc gia trên Thế giới xem Abkhazia là 1 phần lãnh thổ của Gruzia. Chính phủ Gruzia coi Abkhazia là 1 cộng hoà tự trị, gọi là Cộng hoà tự trị Abkhazia.
Còn Abkhazia tuyên bố độc lập năm 1992, ngày nay chỉ có 6 quốc gia coi Abkhazia là nước có chủ quyền gồm:Nga, Nicaragua, Venezuela, Nauru, Tuvalu, Vanuatu. Ngoài 6 quốc gia này thì không có quốc gia nào trong 193 thành viên của Liên Hợp Quốc công nhận Abkhazia là 1 quốc gia độc lập. Dân số Abkhazia là khoảng 300.000 người và họ dùng đồng Rub của Nga làm đồng tiền lưu hành chính.
Một trường hợp tương tự là Nam Ossetia, cũng là 1 tỉnh của Gruzia, và cũng ly khai tách ra đòi độc lập. Gruzia đã nhiều lần cho quân đội vào tấn công và đều bị quân Nga đánh bật. Kết quả là Nga cùng 5 quốc gia khác công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia. Các quốc gia khác thì không.
KOSOVO
Nam Tư cũ là 1 quốc gia Liên bang và gồm 6 nước bên trong. Những năm 80, KT Nam Tư đi xuống, căng thẳng xã hội tăng lên, đặc biệt là vấn đề dân tộc. Cùng đó 4 trong 6 nước Cộng Hoà của Liên bang Nam Tư đòi tách ra độc lập bao gồm: Slovenia, Croatia, Vojvodina, Macedonia.
24/3/1999 NATO bắt đầu không kích vào căn cứ quân sự của Serbia tại Kosovo, ngoài các căn cứ quân sự, cuộc không kích còn nhắm vào các toà nhà Chính phủ và cơ sở hạ tầng, nhằm gây bất ổn cho Tổng thống Milosevic.
10/6/1999 cuộc không kích kết thúc, Tổng thống Serbia Milosevic đã đồng ý cho quân đội nước ngoài đóng quân tại Kosovo và rút quân của mình. Đến tháng 2/2008, Kosovo tuyên bố độc lập, và vài ngày sau đó 1 số quốc gia như Hoa Kỳ, Croatia, Đức, Ý, Pháp, Anh, TQ, Ba Lan…đã công nhận sự độc lập của Kosovo, bất chấp sự phản đối của Nga và các thành viên LHQ khác. Có 96 thành viên LHQ đã công nhận nền độc lập của Kosovo, Kosovo đã trở thành thành viên của 1 số tổ chức như IMF, Ngân hàng thế giới với danh nghĩa Cộng hoà Kosovo.
Hội đồng bảo an LHQ vẫn rất quan ngại khi đưa ra ý kiến về độc lập của Kosovo. Hoa Kỳ, Anh, Pháp, 3/5 nước trong hội đồng bảo an thường trực công nhận Kosovo là 1 quốc gia độc lập. Trung Quốc thì còn lo ngại, Nga thì kịch liệt phản đối. 4/2008, hầu hết các quốc gia thành viên NATO, EU, liên minh Tây Âu đã công nhận Kosovo là 1 quốc gia độc lập. Các nước láng giềng của Kosovo, ngoại trừ Serbia đã công nhận Kosovo là 1 quốc gia độc lập. Đến năm 2019, có 98/193 LHQ, 22/28 liên minh Châu Âu, 25/29 NATO, 34/57 tổ chức hợp tác Hồi giáo đã công nhận Kosovo là 1 quốc gia độc lập.
BẮC SÍP THỔ NHĨ KỲ
Cư dân của hòn đảo chủ yếu là người Hy Lạp. Năm 1571 bị đế chế Ottoman, sau này là Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục. Và lần đầu tiên sau hàng nghìn năm, nhân khẩu học của hòn đảo bị thay đổi, từ việc dân số chủ yếu là người Hy Lạp nay đã có thêm 1 phần đáng kể dân số Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Síp-Hy Lạp đã nhiều lần đứng lên chống Ottoman. Người Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ hiếm khi sống hoà thuận với nhau, do vậy người Síp-Hy Lạp và người Síp-Thổ Nhĩ Kỳ sống cùng nhau trong các khu dân cư đa dạng về sắc tộc. Năm 1960, hòn đảo này tuyên bố độc lập nhưng đến năm 1974 Thổ Nhĩ Kỳ đã xua quân tấn công đảo Síp. Trước sự tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, 37% diện tích đã rơi vào tay quân Thổ và thành lập nên Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ. LHQ đưa quân tiến vào tạo thành 1 vùng đệm ngăn cách 2 miền. Còn Anh thì vẫn duy trì quân đội của mình tại 2 khu căn cứ chủ quyền trên hòn đảo.
Nhiều cuộc di cư lớn đã diễn ra, người Síp-Hy Lạp sẽ phải xuống phía Nam, người Síp-Thổ Nhĩ Kỳ thì lên phía Bắc. Bắc Síp thì phụ thuộc vào kinh tế và hổ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ, nước này dùng đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ làm đồng tiền chung. Ngày nay chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ là công nhận sự độc lập của Bắc Síp, còn các nước còn lại thì không.
CỘNG HOÀ Ả RẬP SAHRAWI DÂN CHỦ
Trước việc rút quân của Tây Ban Nha năm 1975, Marocco và Mauritania chia việc kiểm soát vùng đất này. Marocco kiểm soát 1/3 vùng lãnh thổ phía Bắc, Mauritania kiểm soát 1/3 vùng lãnh thổ phía Nam. Tuy nhiên, vùng lãnh thổ này có 1 phong trào đòi độc lập, đó là phong trào của mặt trận Polisario được Algieri ủng hộ nhằm chống lại dự xâm lược của Marocco và Mauritania.
Mặt trận Polisario tuyên bố thành lập chính phủ lưu vong, có trụ sở tại Algieri và đặt tên cho vùng đất này là Cộng hoà Ả Rập Sarahwi dân chủ. Năm 1979, vì thua trận trước Polisario nên Mauritania đã tuyên bố rút khỏi vùng này, Marocco tiến chiếm và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. Mặt trận Polisario tiếp tục cuộc chiến chống lại Marocco, cuộc chiến kéo dài dẫn đến việc hàng nghìn người tị nạn sang Algieri và Marocco đã xây bức tường phòng thủ của vùng này.
Cuộc chiến 2 bên đi đến bế tắc nên 1 thoả thuận ngừng bắn được ký kết vào năm 1991, để tiến hành 1 cuộc trưng cầu dân ý và vấn đề độc lập cho vùng này. Trong nhiều năm qua, LHQ đã thất bại nhiều lần trong việc trưng cầu dân ý, những tranh cãi về tư cách cử tri là trở ngại chính và Marocco cũng phản đối về việc trưng cầu. Sau khi tuyên bố thành lập, Cộng Hoà Ả Rập Sahrawi Dân chủ được trên 70 nước, chủ yếu là các nước Châu Phi và Mỹ Latinh công nhận. Cộng Hoà Ả Rập Sahrawi Dân chủ (SADR) đang gặp nhiều khó khăn do nước này chỉ kiểm soát 35% lãnh thổ, còn lại vẫn bị Marocco kiểm soát. Ngày nay, SADR được 83 thành viên LHQ công nhận độc lập, trong đó có Việt Nam vào năm 1979, các nước còn lại thì không.
ĐÀI LOAN
1895 sau khi thất bại trong chiến tranh Trung-Nhật, nhà Thanh đã nhượng đảo Đài Loan cho Nhật Bản. Từ đó Nhật Bản đã đem tới hòn đảo này rất nhiều máy móc và kĩ thuật tiên tiến. Người dân Đài Loan bị bắt buộc học tiếng Nhật, chương trình của Nhật khiến hòn đảo phát triển nhanh chóng. Thậm chí dân Đài Loan cũng có thể tham gia vào các nghị viện của Nhật Bản, có thể thấy rằng Nhật Bản rất muốn đồng hoá Đài Loan.
1912 sau cách mạng Tân Hợi, nhà Thanh sụp đổ, chấm dứt chế độ phong kiến nghìn năm tại TQ. Trung Hoa Dân Quốc được thành lập tại Nam Kinh bởi Tôn Trung Sơn, đảng cầm quyền là Quốc Dân đảng, Trung Hoa Dân Quốc là chính thể kế tục nhà Thanh thống trị Trung Quốc đại lục và Mông Cổ. Trung Hoa Dân Quốc được xem là chính thể hiện đại đầu tiên và lâu đời nhất ở Châu Á còn tồn tại đến ngày nay.
Năm 1921, DCSTQ được thành lập tại Chiết Giang và phát triển nhanh chóng. Năm 1937, Nhật Bản xâm lược TQ, khiến các đảng đối đầu và phe phái phải ngừng chiến để liên kết chống giặc ngoại xâm. Năm 1945, Nhật Bản bại trận Thế chiến II kết thúc, Trung Hoa dân quốc tiếp quản tất cả vùng đất Nhật Bản chiếm đóng, trong đó có đảo Đài Loan. Vì là nước thắng trận nên TQ có 1 ghế thường trực trong LHQ cùng với Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô.
Sau khi kháng Nhật kết thúc, Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản lại đánh nhau. Năm 1949, sau nhiều lần thất bại nên Quốc Dân đảng mất toàn quyền kiểm soát lãnh thổ đại lục vào tay ĐCS. Vì thế Tưởng Giới Thạch đã chuyển sang đảo Đài Loan, lúc này tại đại lục Mao Trạch Đông đã thành lập CHNDTH.
12/1949 Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh người của Trung Hoa Dân quốc rút hết sang đảo Đài Loan và chọn Đài Bắc làm thủ đô lâm thời. Giống 300 năm về trước, Trịnh Thành Công cũng dùng đảo Đại Loan làm căn cứ để phản công đại lục. Chính phủ Quốc Dân đã đưa vàng và ngoại hối đến Đài Loan, rất nhiều lính và hơn 2tr dân cũng sang Đài Loan. Khiến cho Chính phủ Trung Hoa dân quốc duy trì ảnh hưởng của mình tại Đài Loan, nước CHNDTH tuyên bố: Trung Hoa dân quốc đã bị CHNDTH thay thế, đồng thời Chính phủ Trung Hoa dân quốc không có địa vị độc lập.
1984 Đặng Tiểu Bình đề xuất chính sách: 1 quốc gia, 2 chế độ, chủ trương thống nhất Đài Loan bằng hoà bình. Năm 1975, Tưởng Giới Thạch qua đời, Trung Hoa dân quốc mất dần quyền lực tuyệt đối tại Đìa Loan. Do chịu ảnh hưởng của áp lực ngoại giao, trong thập niên 1970 rất nhiều nước thừa nhận CHNDTH mới là chủ của toàn TQ, đồng thời theo nguyên tắc 1 TQ mà cắt đứt quan hệ với Đài Loan.
Hiện tại do mất tư cách thành viên LHQ, thiếu thừa nhận ngoại giao quy mô lớn và các yếu tố khác. Địa vị chính trị và pháp luật của Đài Lian tồn tại nhiều tranh luận. Ngày nay vẫn có 14 quốc gia và thành viên LHQ, Vatican duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và đặt cơ quan ngoại giao tại Đài Bắc. Một số quốc gia khác đối đãi với Đài Loan như 1 thực thể độc lập, có hơn 60 quốc gia sau khi đoạn tuyệt ngoại giao đã lấy danh nghĩa tổ chức quần chúng để thiết lập cơ quan đại diện chính thức, quan hệ chính trị, thương mại và văn hoá, đồng thời xử lí công tác lãnh sự với Đài Loan.
Tuy nhiên TQ tuyên bố: “Sẽ đoạn tuyệt ngoại giao với nước nào có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, và yêu cầu các nước ban giao của mình ủng hộ chủ trương 1 TQ”. Chịu ảnh hưởng từ chính sách 1 TQ, rất nhiều tổ chức không thể nhìn nhận Đài Loan là 1 quốc gia có chủ quyền, Đài Loan khi tham gia hoạt động hay các tổ chức quốc tế phải sử dụng tên là Trung Hoa Đài Bắc. Từ năm 1993-2018, Đài Loan mỗi năm đều yêu cầu gia nhập LHQ nhưng đều bị từ chối. TQ thì coi Đài Loan là 1 tỉnh của mình, còn Đài Loan đã bỏ mục tiêu phản công đại lục ra khỏi Hiến pháp và coi Đài Loan là 1 Quốc gia độc lập và không dính dáng gì tới Trung Quốc.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *