Quân Mông Cổ chinh phục được thế giới nhờ “trang bị”, “số lượng”, “chiến thuật hit n…

Quân Mông Cổ chinh phục được thế giới nhờ “trang bị”, “số lượng”, “chiến thuật hit n run”?

Quân Mông Cổ chinh phục được thế giới nhờ “trang bị”, “số lượng”, “chiến thuật hit n run”? Chắc không?

Sơ qua về trang bị của quân Mông Cổ thời gian kiến quốc cho đến hết thời kỳ đầu.
Thời gian đầu lập quốc, phải nói là những người du mục Mông Cổ ở vùng thảo nguyên Mông Cổ có trang bị nghèo nàn nhất trong số các dân tộc du mục ở vành đai thảo nguyên á âu.
Thảo nguyên Mông Cổ không đủ sức nuôi sống số dân ngày càng tăng nên cứ mỗi mùa đông đến, đã thành truyền thống, những người du mục phải tập trung tấn công, cướp bóc Trung Hoa, vừa để có cái ăn, vừa để giảm bớt số nhân khẩu, cân bằng cung cầu lương thực. Rất nhiều người du mục bị giết trong các cuộc xâm nhập này.
Nước Kim cho nối lại trường thành cùng các hào sâu để phòng thủ đồng thời ra luật cấm buôn bán vũ khí, kim loại cho các bộ lạc Mông Cổ. Thiếu thốn sắt thép để làm vũ khí, thời gian trước thế kỷ 12 cho đến khi Thành Cát Tư Hãn lập quốc, nhiều bộ lạc Mông Cổ hầu như không có trọng kỵ binh. Những khinh kỵ còn lại nhiều khi phải sử dụng những mũi tên có đầu vót nhọn bằng đá, mảnh xương, răng động vật,…
Ở thảo nguyên Mông Cổ còn các giống dân khác chung sống, cạnh tranh với người Mông Cổ như Turk, Tatar, Uyghur,… họ đều là du mục cưỡi ngựa bắn tên đã di cư đến đây nhiều đời. và đều biết rõ chiến thuật hit n run (bắn tên xong chạy) của Mông Cổ.
Với trang bị nghèo nàn, chiến thuật đơn giản, cùng số lượng ít ỏi như vậy thì chẳng ai nghĩ Mông Cổ sẽ chinh phục được thế giới sau này cả. Vậy điều gì đã khiến họ có thể làm nên kỳ tích?
Đó chính là nhờ sự xuất hiện của thiên tài quân sự Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn), với tư duy chiến lược cùng tài năng lãnh đạo có 1 không 2 trong lịch sử. Ông ta không bao giờ cho quân tập trung lại 1 chỗ mà luôn chia ra nhiều cánh quân khác nhau tấn công nhiều mặt trận để kẻ thù không thể biết được đâu là cánh quân chủ lực của mình. Chúng buộc phải phân tán lực lượng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng và cuối cùng bị Thành Cát Tư Hãn, với lợi thế cơ động của khinh kỵ binh tập trung tiêu diệt từng cánh quân một.
Mặc dù vậy, ông cũng đã phải rất vất vả mới đánh bại được các bộ lạc du mục Bắc Trung Hoa khác để lập nên Hãn quốc Mông Cổ. Trong đó, 2 trận đại bại Dalanbalzhut (Đáp Lan Bản Chu – trận Đầm Trạch) và trận Cáp Lan Chân Sa Đà (Khalakhajid) được coi là những thất bại đau đớn, nhục nhã nhất cuộc đời Thành Cát Tư Hãn do các giống dân du mục khác chẳng lạ gì bài vở của ông nữa.
Trang bị Quân Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn sau khi có được nguồn cung kim loại ổn định. (đánh Kim, Tây Hạ, Trung Á, Đông âu)
Thành phần quân đội Mông Cổ lúc này có thêm sự góp mặt của rất nhiều dân tộc du mục khác nhau như Nữ Chân, Khiết Đan, Tây Hạ, Turk…
Kỵ binh Mông Cổ chia làm 2 loại là khinh kỵ và trọng kỵ. Do người Mông Cổ thích lối đánh cơ động nên khinh kỵ binh trang bị nhẹ chiếm tới 80-90%. Trọng kỵ chỉ chiếm khoảng 10-20%, tùy đội quân, trong đó càng sang phía Tây trang bị càng sơ sài, đơn giản.
Giáp: Khinh kỵ không mặc giáp kim loại mà mặc loại giáp vải, giáp lụa dày, dùng cản tên đạn. Việc này làm giảm tải trọng và tăng tính cơ động cho khinh kỵ, làm tối đa hiệu quả lối đánh bắn chạy (Hit ‘n run) nổi tiếng của họ. Khinh kỵ cũng không đội mũ giáp kim loại mà đội loại mũ vải lông thú phổ biến.
Trọng kỵ là kỵ binh nặng, nhưng ở 1 cái tầm nào đó vẫn là nhẹ hơn so với các kỵ binh Hồi Giáo, Turk, Châu âu,… Để cho cơ động theo kịp đội quân. Họ quen dùng giáp lamellar, laminar, trong đó, giáp da với 1 tấm hộ tâm phiến ở ngực là phổ biến nhất.
Vũ khí thì gồm có cung composite, chùy, gươm cong,…
Phần tiếp theo, mình sẽ đi sâu hơn vào vũ khí cùng các chiến dịch chinh phạt của Mông Cổ
(còn nữa)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *