Quá trình nỗ lực của học bá rốt cuộc ‘đáng sợ’ đến nhường nào?

Lúc đó là năm lớp 12, thầy chủ nhiệm chia sẻ với chúng tôi một câu chuyện vô cùng sốc. 

Một bài viết cách đây nhiều năm, chắc từng có một số bạn đã đọc qua, tôi có lưu lại một phần của bản đã xóa trong máy, chia sẻ cùng các bạn.

Tác giả viết cho các đàn em khóa sau:

“Tôi thực sự đã cố hết sức rồi, chỉ có người chiến thắng mới có thể nhận được sự tán thưởng huy hoàng. 

Cá nhân tôi thấy tiềm năng của con người là vô hạn. Thành tích thể dục của tôi vô cùng kém, luôn kém xa người khác, từ trước đến giờ đều không đạt chuẩn. Tôi tin rằng nhiều học sinh cũng ghét môn thể dục này.

Sau khi đến trường Thanh Hoa, trong tiết thể dục đầu tiên, thầy giáo nói với chúng tôi rằng thể lực tốt là truyền thống của Thanh Hoa. Mỗi năm, chúng tôi phải chạy 3000 mét đường dài, chạy không nổi thì không được tốt nghiệp, hủy bỏ tư cách nghiên cứu. Làm sao bây giờ? Ai đến Thanh Hoa mà chẳng muốn lấy bằng tốt nghiệp.

Bạn học với tôi đa phần đều có thể lực kém như tôi. Vì vậy, vào 10 rưỡi tối, lúc phòng tự học đóng cửa, cũng là lúc sân vận động của Thanh Hoa đông người. Chạy được nửa tiếng rồi về kí túc xá học tiếp.

Tập luyện được một học kì, tôi đã gầy đi 20 kg. Trong bài thi thể dục cuối cùng, tôi đã chạy 3000 mét trong vòng 12 phút 56 giây. Người béo nhất lớp tôi cũng chỉ trong vòng 15 phút đã chạy hết đường đua. Lại nhớ đến lúc thi thể dục hồi cấp 3 tôi than phiền với thầy giáo: “Em đã cố hết sức rồi! 1000 mét em chạy không nổi đâu.”

Hiện tại tôi thấy thật đáng buồn cười. Tôi nghĩ rằng phương châm của trường Thanh Hoa là “Không ngừng cải thiện bản thân” có ảnh hưởng lớn đến tôi. Lúc bạn cảm thấy bản thân đã cố gắng hết sức, bạn thường sẽ vượt qua giới hạn của bản thân và đánh thức tiềm năng của mình bằng cách tiếp tục duy trì.

Nghiên cứu tư duy cho thấy rằng, đại não của con người có thể nhét hết thông tin của tất cả những cuốn sách trên thư viện toàn thế giới, tuy nhiên, trí óc con người đến nay mới phát triển được 7-8%. Vì vậy, tôi mong rằng các bạn có thể nỗ lực, nỗ lực và nỗ lực, mãi mãi đừng bao giờ nói bản thân đã hết sức rồi. Thành công là gì? Mọi người không tin vào những gì bạn có thể làm được, và khi bạn làm được thì đó gọi là thành công.

Vào năm thứ hai, chúng tôi tham gia một môn học gọi là “Mạch điện tử tương tự”, một khóa học đặc biệt khó. Thầy giáo của chúng tôi, viện sĩ Cao nói với chúng tôi rằng: “Học mạch điện tử tương tự và học các môn học khác có một điểm chung, năm từ: “giải đề và giải đề”.

Lúc đó, tôi thật không thể hiểu nổi, từ bé đến lớn, giáo viên luôn nói rằng phải dùng phương pháp, không thể sống chết giải đề. Tại sao thầy giáo lại nói như vậy? Một nhà vô địch khoa học ở tỉnh Sơn Đông đạt 713 điểm (trên 750 điểm) trong kỳ thi Cao Khảo, tôi hỏi anh ta: “Làm sao mà anh có thể học trâu như vậy?” Anh ta trả lời: “Lúc học cấp 3, chỉ cần là đề luyện bán trên thị trường thì tôi đều mua về làm hết.” 

Nếu mọi người nghĩ rằng nhà vô địch cấp tỉnh quá xa với chúng ta, hãy để tôi đưa ra một ví dụ khác về người đứng thứ 76 trong kỳ thi Cao Khảo của tỉnh Hà Nam để xem anh ấy làm đề như thế nào. Chỉ số thông minh của anh ấy chắc chắn không cao hơn mọi người ở đây là bao, bởi vì anh ấy học ở khoa Điện tử trường Đại học Thanh Hoa cũng rất vất vả. Anh ấy nói rằng mình đã làm 6 môn chính của kỳ thi tuyển sinh đại học ít nhất năm lần.

Vì vậy, tôi nghĩ Viện sĩ Cao nói rất đúng. Giải đề là một cách tốt để học các môn ở trung học. Tôi cũng có phương pháp cho riêng mình, chẳng hạn khi học lớp 12, tôi không làm tốt các bài sửa lỗi sai đoạn văn môn tiếng Anh, nên là vào cuối tuần, tôi đã làm liên tiếp 50 bài luận để sửa lỗi. Sau đó, tôi hầu như không bỏ lỗi sai nào trong dạng bài đó.  

Đừng nghĩ học sinh Thanh Hoa có trí thông minh vượt trội. Hầu hết chỉ số thông minh của họ sẽ không cao hơn các bạn là bao. Những gì họ có hơn bạn chính là thái độ của họ đối với tương lai. Học sinh Thanh Hoa có một sức mạnh tinh thần tuyệt vời.

Họ có thể từ bỏ mọi cám dỗ vì mục tiêu của chính mình. Ngay cả các phòng tự học của Đại học Thanh Hoa trong đêm giao thừa cũng sẽ quá tải. Theo lời của một giáo sư người Mỹ: “Students of Tsinghua, no Saturday, no Sunday, no Holiday” (Học sinh Thanh Hoa, không có thứ bảy, không có chủ nhật, không có ngày nghỉ). Chính loại tinh thần này đã tạo nên huyền thoại của Đại học Thanh Hoa, nếu không sẽ khó thi đỗ vào trường.

Yêu cầu của Thanh Hoa cực kỳ nghiêm ngặt. Nếu một người không đạt một môn trong vòng bốn năm, các bằng cấp cho nghiên cứu nhập môn sẽ bị hủy bỏ và ba môn còn lại cũng sẽ bị hủy bỏ. Do đó, tỷ lệ đào thải của một số khoa trong Đại học Thanh Hoa là 30%. Vì vậy, tất cả chúng tôi đều phải học tập một cách điên cuồng.

Đại học MIT ở Hoa Kì còn ghê hơn chúng tôi nhiều. Cố vấn sinh viên năm nhất của tôi hiện đang học tại MIT. Anh ấy đã gửi mail cho tôi và nói rằng anh ấy đang học tiết đầu tiên ở trường. Giáo sư thông báo cho họ các đánh giá: học lớp của tôi thì thành tích cuối kì là một người A, hai người B, còn lại là C và D. Điều này có nghĩa là hơn một nửa số đó không qua môn. Tỷ lệ đào thải của MIT cao hơn Đại học Thanh Hoa, đây là lý do tại sao sinh viên MIT sẽ được các công ty đa quốc gia lớn tuyển dụng với mức lương cao khi họ tốt nghiệp. 

Hãy để tôi lấy thêm một ví dụ nữa để chứng minh rằng con người dưới áp lực khủng khiếp có thể đáng kinh ngạc như thế nào.

Trước khi học tiếng Anh cho sinh viên năm nhất, chúng tôi được yêu cầu ghi nhớ 5000 từ mới. Không còn cách nào nữa, sau đó sáng nào tôi cũng dậy lúc năm giờ, đọc thuộc lòng từ vựng đến bảy giờ rồi lên lớp, cuối cùng thì tôi cũng học thuộc được. Vì vậy, dưới áp lực, chúng ta thực sự có thể phát huy được tiềm năng lớn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *