Norton Juster đã qua đời ở Massachusetts, ở tuổi 91.
Anh ấy là một kiến trúc sư lành nghề. Và tôi chắc chắn rằng anh đã thực hiện một số kết xuất tuyệt vời và có những cuộc gặp gỡ hiệu quả với khách hàng. Chẳng ai sẽ nhớ về chúng hết. Bù lại, cuốn sách The Phantom Tollbooth của anh ấy thì có đấy.
Câu chuyện theo chân anh chàng tên Milo, cùng với người bảo vệ của mình Tock, trốn thoát khỏi phòng ngủ của anh đến vùng đất Dictionopolis, nơi mọi người ăn bánh giống nhau và lái những chiếc xe trong im lặng (chuẩn câu “đi mà không nói”). Trong thế giới ngôn ngữ giống như Narnia này, Milo gặp phải những nhân vật như Ba Ác Quỷ Thỏa Hiệp: “Một cao và gầy, một lùn và béo, và người thứ ba giống hệt hai người kia.” Cuốn sách này xứng đáng được nổi tiếng như Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên, và có thể sẽ như vậy. Đây là niềm vui sáng tạo thuần túy bằng trí óc của Norton Juster, chả bù cho công việc khô khan mà anh phải làm ngoài đời. Bạn thấy đấy, ngoài công việc kiến trúc của mình, anh ấy còn được giao viết một cuốn sách phi hư cấu về cách trẻ em cảm nhận về các thành phố. Tất nhiên, vì khoản tiền tài trợ kếch xù mà thôi.
Có bao nhiêu cuốn sách hay được chắp bút trong lúc tác giả gác lại công việc chốn văn phòng?
Hóa ra, có rất nhiều.
George Saunders đã sáng tác nhiều mẩu truyện trong CivilWarLand in Bad Decline trong quãng thời gian tích cực trì hoãn mớ văn bản kỹ thuật ông được giao phó ở công ty. (Anh ấy không còn phải viết thứ nhàm chán đó nữa. Bây giờ, anh là thiên tài McArthur, một chuyên gia viết lách đáng kính, với Giải thưởng Man Booker nằm chễm chệ trên đùi mình.)
James Thurber đã viết Mười Ba Chiếc Đồng Hồ, một sự sáng tạo bộc phát ngay giữa lúc ông vẫn đang nợ một cuốn tiểu thuyết khác với nhà xuất bản của mình.
Rachel Carson lẽ ra phải sản xuất một tập tài liệu cho Cục Thủy Sản Hoa Kỳ. Thay vào đó, cô nói lời tạm biệt với thứ nghiên cứu khoa học ảm đạm và quyết định chuyển sang viết thơ. Những nỗ lực đó đã trở thành Silent Spring, một tác phẩm góp phần không nhỏ trong việc phát động phong trào môi trường.
Blogger Tim Urban đã viết một cách hài hước về thói quen trì hoãn của anh ấy, đến nỗi những người đại diện của TED đã mời anh ấy đến Vancouver để thuyết trình về chủ đề này. Anh ấy chấp nhận, và sau đó – tất nhiên – trì hoãn, đưa ra bản thảo bài thuyết trình vào phút cuối. (Nội dung kể về việc trì hoãn viết bài thuyết trình của anh ngày hôm ấy. Nó đã được xem 36 triệu lần. Bạn đoán xem? Hầu hết bởi những người trì hoãn chứ ai!)
Trì trệ buộc bạn thay đổi cuộc chơi mỗi khi gặp khó khăn
Hẳn chẳng ai xa lạ với tiếng xấu của sự trì hoãn . Nhiều người coi nó như một tai họa, giống như khi thuê một chuyên gia trị liệu hoặc huấn luyện viên về để “tra tấn” nhằm giải phóng tiềm năng đã chết bên trong con người bạn . Nhưng sự trì hoãn có thể mang lại hiệu quả — và không chỉ vì lý do ở trên. Ngay cả khi việc trì hoãn có khiến chúng ta sáng tạo hơn (hẳn là một tuyên bố ngày càng được nghe nhiều hơn, mặc dù chưa biết thực hư ra sao), bạn cần nắm chắc điều này. Trước mặt bạn là nhiệm vụ được giao; từ chối thực hiện nó có thể giải phóng máu nổi loạn bên trong bạn, thôi thúc bạn lao vào làm những gì bản thân hằng mong muốn. Trở ngại là chân lý, như Stoics đã nói.
“Bí mật, ít nhất là trong cuộc đời tôi,” Juster nói với một người phỏng vấn, “là nếu bạn muốn làm điều gì đó, bạn phải làm điều gì khác”. Điều gì đó khác nhắc nhở bạn về mức độ bạn muốn thực hiện mục tiêu đầu.
Công việc sáng tạo đòi hỏi một sự không trung thành nhất định
Đây là quả ngọt mà nhà kinh tế học David Graeber gọi là “một công việc vớ vẩn”. Đó là, một sự né tránh có giá trị thấp và không bắt buộc để “thanh lý” mớ công việc chồng chất ở hiện tại. Điều này sẽ loại bỏ nỗi kinh hoàng của sự ngông cuồng tuyệt đối (có thể là một động lực sáng tạo nhưng thường thì ngược lại). Jeffrey Eugenides được tuyển dụng làm thư ký vào cuối những năm 1980, và chắc chắn có những điều mà lẽ ra anh ta nên làm trong công việc đó thay vì viết cuốn tiểu thuyết đột phá The Virgin Suicides.
Tốt nhất, đừng nói với sếp về những gì bạn đang âm mưu và đừng quá vui vẻ với họ: điều đó sẽ chỉ làm kế hoạch “vớ vẩn” của bạn trở nên khó khăn hơn. Công việc sáng tạo đòi hỏi sự không trung thành nhất định: không trung thành với người khác đôi khi là để trung thành hơn với bản thân và suy nghĩ của chính mình.
Tôi thường nghĩ người vận chuyển thư sẽ là công việc hoàn hảo “trong ngày” cho một nhà văn. Đó không phải là một “công việc vớ vẩn”, nhưng cũng không đòi hỏi bạn phải vắt óc suy nghĩ quá nhiều và 1 giờ chiều đã tan ca rồi.
Tôi có thể nói với mọi người rằng mình là “man of letters” ( vừa là người đàn ông đưa thư, vừa là người đàn ông của những con chữ) – bất kể mọi thứ diễn ra như thế nào với cuốn tiểu thuyết mới của tôi.
________________
Dịch giả: Đoàn Mai Khanh – Tâm Lý Học Tuổi Trẻ