Q: Hệ thống niềm tin là gì?A: Tim Rettig, nhà tư vấn blog từ 2017, trả lời vào 22/5/…

Hệ thống niềm tin là gì?

Hệ thống niềm tin là gì?
A: Tim Rettig, nhà tư vấn blog từ 2017, trả lời vào 22/5/2018
Link: https://qr.ae/pNyFZO
Hệ thống niềm tin: chúng là gì và có ảnh hưởng thế nào đến bạn?
Hệ thống niềm tin của bạn là mãnh lực vô hình phía sau mọi hành vi của bạn.
Cùng với các nhân tố khác như tính cách, di truyền và thói quen, hệ thống niềm tin là một trong những tác động chính đến mọi quyết định bạn đưa ra, cách bạn giao tiếp, cách bạn phản ứng với bất kì điều gì diễn ra trong cuộc sống.
Ngắn gọn, tất cả mọi hành vi của bạn.
Bạn chắc cũng từng biết về cuộc tranh luận nổi tiếng tự nhiên vs. dưỡng dục. Nếu chưa biết, đó là một cuộc tranh cãi về việc liệu hành vi con người bị dẫn lối chủ yếu bởi yếu tố di truyền hay môi trường.
Hệ thống niềm tin là một phần của khía cạnh môi trường. Con người tích trữ hàng ngàn niềm tin trong quãng đời của mình, về tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Chúng ta tiếp nhận nó thông qua những gì người khác kể, những gì báo đài nói, những gì ta đọc được và tất cả những yếu tố tác động từ bên ngoài.
Tất cả những niềm tin đó tương hợp với nhau, ảnh hưởng lên nhau và cùng tạo ra một thứ gọi là một hệ thống niềm tin.
Giới thiệu ngắn về tư duy hệ thống

“ Một hệ thống không chỉ là một tập các sự vật. Một hệ thống là một chuỗi các phần tử có móc nối một cách mạch lạc có mục tiêu.” – Donella H.Meadows trong Thinking in Systems: A Primer

Nói cách khác, có 3 tính chất chính định nghĩa một hệ thống:
  • Tập hợp của một chuỗi các phần tử
  • Các phần tử đó móc nối với nhau
  • Các phần tử được tổ chức để hướng đến một mục tiêu nào đó
Các phần tử của một hệ thống niềm tin rõ ràng là các niềm tin. Nếu chúng ta muốn phức tạp hoá, giá trị và các giả thiết cũng là một phần trong đó.
Tuy nhiên để dễ hình dung, trong phần này tớ muốn nói sâu vào những niềm tin.

Những niềm tin được kết nối với nhau và một sự thay đổi trong một phần tử niềm tin sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống. Nếu niềm tin đó là cốt lõi, sự thay đổi có thể làm sụp đổ cả hệ thống. Nếu một chuỗi niềm tin thay đổi, các thành tố khác của hệ thống cũng phải sắp xếp lại cho mục tiêu tái cấu trúc sự mạch lạc của hệ thống niềm tin.

Đích đến tối thượng của mọi hệ thống niềm tin chính là đảm bảo sự sống còn của con người và truyền lại gen cho thế hệ sau.
Trí tuệ và văn hoá đã phát triển theo hướng giúp con người tiến hoá nhanh hơn – không phải về mặt thể chất, mà là mặt tâm lý. Quá trình tiến hoá văn hoá xảy ra nhanh hơn nhiều so với tiến hoá sinh học. Hệ thống niềm tin vì thế cũng đã tiến hoá theo như một phần của quá trình đó đảm bảo sự tồn vong của loài người.
Bên cạnh mục tiêu tối thượng ấy, còn có những mục tiêu nhỏ hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Ví dụ, những niềm tin xung quanh tình dục và các hành vi hẹn hò chính là yếu tố đảm bảo cho ham muốn sinh sản của từng cá nhân. Những niềm tin xung quanh các quyết định hiệu quả, đám phán và kinh doanh tồn tại cũng là để giúp bạn đạt được các địa vị nhất định trong xã hội phân cấp bây giờ. Những niềm tin xung quanh việc xử lý sự vật sự việc như sự không chắc chắn hoặc lo âu cũng tồn tại để giúp bạn duy trì trạng thái khoẻ mạnh và cân bằng, vân vân và vân vân…
Nói cách khác, các mục tiêu nhỏ trong hệ thống niềm tin tồn tại để đảm bảo với bạn rằng bạn cần thoả mãn một số nhu cầu, dù có là thoả mãn dục vọng, cảm thấy an toàn, được yêu thương, cảm giác thân thuộc hoặc có khả năng phát triển lòng tự trọng.
Hệ thống niềm tin luôn phấn đấu để đạt được trạng thái hài hoà giữa các phần tử niềm tin

“Sự thay đổi về nhận thức và hành vi được xem là kết quả của nhu cầu duy trì sự cân bằng hoặc tương hợp giữa các phần tử của hệ thống niềm tin và giữa niềm tin và hành động” – Grube, Mayton & Ball-Rokeach

Tớ nhớ rằng có một khoảng thời gian tớ bắt đầu khám phá ra những bài viết của những người như Seth Godin, tin rằng thế giới đang chuyển biến dần thành một nền kinh tế dựa trên dự án, và các việc làm dài hạn sẽ bị xoá sổ. Theo như cách nhìn đó, sẽ chỉ có rất ít việc làm thông thường như những việc làm mà bố mẹ chúng ta có trong thế hệ millenials này – công việc và lương bổng ổn định.
Đối với những ai lớn lên ở Đức – một nền văn hoá cố gắng tránh né sự không chắc chắn và rất bảo thủ, tập trung cung cấp càng nhiều dịch vụ xã hội càng tốt để đạt được sự ổn định, thì những suy nghĩ như trên thật sự xúc phạm.
Tiếp xúc với một luồng ý kiến vô cùng trái ngược với hệ thống niềm tin của bạn sẽ không thay đổi hệ thống niềm tin nhanh chóng. Nhưng nếu như, qua thời gian, bạn tiếp xúc với càng nhiều ý tưởng và niềm tin đối nghịch với hệ thống niềm tin hiện tại của bạn, bạn sẽ bắt đầu tự vấn về hệ thống niềm tin hiện tại của bạn. Nước chảy đá mòn, nhưng sẽ rất lâu đấy.
Thỉnh thoảng, khi thay đổi môi trường sống một cách đột ngột, tiếp xúc với những tiêu chuẩn suy nghĩ hoàn toàn mới liên tục thì có thể quá trình này sẽ diễn ra nhanh đáng ngạc nhiên. Ví dụ như là chuyển đến một đất nước khác, hoặc đọc những công trình nghiên cứu hoàn toàn chưa từng được nghe trước đây.
Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột của hệ thống niềm tin có tác động rất mạnh đến ý thức và cảm xúc của một cá thể. Nếu bạn thay đổi như vậy, khả năng rất cao bạn sẽ trải qua một vài cảm xúc như lo âu, tức giận, bối rối, sốc hoặc tuyệt vọng.
Trong hoàn cảnh rất khắc nghiệt, niềm tin cốt lõi của bạn bị ảnh hưởng.
Niềm tin cốt lõi là những niềm tin nằm ở trung tâm của ý thức về bản thân bạn. Những niềm tin rất quan trọng đối với việc bạn là ai, việc đặt chúng vào câu hỏi có nghĩa là bạn thậm chí bắt đầu đặt câu hỏi về chính bản thân mình.
Ví dụ, sốc văn hóa là điều kiện mô tả một tình huống như vậy khi bước vào một môi trường văn hóa khác. Nó mô tả một tình huống mà chúng ta tiếp xúc với một thế giới quan khác biệt vô cùng đột ngột và trên quy mô lớn như vậy, chúng ta buộc phải bắt đầu đặt câu hỏi về một số giả định cốt lõi nhất mà chúng ta đã đưa ra về cuộc sống cho đến nay.
Sự đổ vỡ hệ thống niềm tin là cơ hội để phát triển
Khi chúng ta đang đối mặt với một tình huống mà hệ thống niềm tin của chúng ta bị phá vỡ mạnh mẽ đến mức chúng ta phải đối mặt với những cảm xúc rất tiêu cực trong một thời gian dài, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng có điều gì đó không ổn.

Đối mặt với một thời gian dài của những cảm xúc tiêu cực không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề. Nó đơn giản có thể là kết quả của những ảnh hưởng bên ngoài khiến bạn phải đặt câu hỏi về một số niềm tin cốt lõi của mình, điều này sau đó đã gây ra sự gián đoạn hệ thống niềm tin của bạn. Trong những trường hợp đó, sẽ cần thời gian để bạn xử lý thông tin mới này đến mức nó được tích hợp vào hệ thống niềm tin của bạn. Cuối cùng, niềm tin hiện tại của bạn sẽ tự sắp xếp lại theo cách mà hệ thống đạt được trạng thái hài hoà trở lại.

Tuy nhiên, có một số tác hại:
1. Có người nghĩ rằng có điều gì đó không ổn với họ bắt đầu cố gắng loại bỏ những cảm giác tiêu cực này. Họ không cho mình không gian để xử lý thông tin mới và tích hợp nó vào hệ thống niềm tin hiện có của họ. Kết quả là, họ tự tạo ra một cuộc khủng hoảng danh tính lâu dài.
2. Có người coi thông tin mới và niềm tin mới là mối đe dọa thường sẽ tiếp tục từ chối nó hoàn toàn. Khi làm như vậy, họ không mở ra không gian cho bản thân để tiếp thu thông tin mới này và do đó tiếp tục có cảm giác mạnh mẽ, tiêu cực trong một thời gian dài.
Giải pháp cho điều này là gì? Chà, về cơ bản là mặc nó và chấp nhận khoảng thời gian bối rối và lo lắng này thôi.
Khi chúng ta nắm lấy nỗi đau của quá trình và chỉ đơn giản là như vậy, chúng ta cho bộ não của mình một cách vô thức làm việc để tích hợp niềm tin mới vào hệ thống niềm tin của chúng ta, và sắp xếp lại niềm tin hiện tại theo cách hoà hai quan điểm vào nhau . Ngay cả khi những quan điểm khác nhau này trái ngược nhau đến mức dường như không thể tích hợp.
Đó là khi phát triển bản thân thực sự xảy ra. Khi chúng ta bắt đầu trở thành một người khác biệt đáng kể so với những người chúng ta đã từng là. Khi niềm tin của chúng ta thay đổi mạnh mẽ đến mức mọi người xung quanh bắt đầu tự hỏi tại sao chúng ta lại thay đổi quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Ba yếu tố chính của hệ thống niềm tin
Homeotasis: các hệ thống niềm tin không ngừng nỗ lực để đạt đến trạng thái cân bằng. Đây là một trạng thái trong đó các yếu tố của hệ thống có mâu thuẫn mà không ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn bộ hệ thống. Một trạng thái tương hợp.
Self-regulation: các hệ thống niềm tin có khả năng tự thích nghi với các điều kiện bên ngoài. Theo nghĩa đó, hệ thống có khả năng đạt đến trạng thái phù hợp bất kể hoàn cảnh thông qua cơ chế phản hồi liên tục giữa niềm tin nội bộ và các yếu tố bên ngoài.
Autopoiesis: hệ thống niềm tin có khả năng sinh sản và tự duy trì. Điều này vượt xa khả năng tự điều chỉnh, nghĩa là nó có khả năng thay đổi mạnh mẽ và trở nên phức tạp hơn đáng kể như là một phần của quá trình này.
Để diễn giải chính người phát minh ra khái niệm này, Humberto Matuana:

“Nếu tổ chức tín ngưỡng thay đổi, toàn bộ hệ thống niềm tin thay đổi”

Nói cách khác, khi bạn tiếp xúc với những ý tưởng và niềm tin mới, hệ thống niềm tin của bạn bắt đầu sắp xếp lại chính nó. Trong quá trình làm như vậy, nó sẽ phát triển và thay đổi thành một thứ gì đó khác biệt rất lớn so với trước đây.
Tất cả điều này có ý nghĩa gì với bạn?
Thứ nhất, điều đó có nghĩa là bạn không nên quá lo lắng khi bạn đang ở giai đoạn của cuộc đời mà bạn cảm thấy lạc lõng, bối rối, lo lắng hoặc tương đương. Nó rất có thể là một giai đoạn mà hệ thống niềm tin của bạn đang tự tái cấu trúc do những điều bạn đã trải qua, những ý tưởng mà bạn đã tiếp xúc, những thay đổi trong hoàn cảnh cuộc sống của bạn,… Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không nên lo lắng về việc trạng thái cảm xúc tiêu cực sẽ đeo bám trong một khoảng thời gian dài. Nếu bạn cảm thấy điều gì đó không đúng, và nếu nó duy trì như vậy trong một thời gian dài, thì chắc chắn tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp là lựa chọn tốt nhất có thể.
Thứ hai, điều đó có nghĩa là bạn nên sử dụng những khoảng thời gian mà hệ thống niềm tin của bạn yếu đi và trong giai đoạn tái thiết vì mục đích phát triển bản thân.
Điều này có thể là, trong khoảng thời gian này, bạn có thể tiếp xúc với những ý tưởng đúng và môi trường phù hợp mà bạn nghĩ sẽ giúp bạn phát triển theo cách bạn mong muốn. Điều đó cũng có nghĩa là trong khoảng thời gian này, bạn nên đặc biệt suy ngẫm.
Nên tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau:
  • Niềm tin cốt lõi nào của tôi mà bây giờ tôi bắt đầu đặt câu hỏi? Tại sao tôi bắt đầu đặt ra những câu hỏi này?
  • Những niềm tin, ý tưởng và thói quen nào mà tôi đã tiếp xúc gần đây rằng tôi thực sự muốn gắn sâu vào tâm trí của mình?
  • Niềm tin nào tôi giữ đang ngăn cản tôi tiến bộ theo hướng mà tôi đang hướng đến?
  • Những môi trường nào tôi có thể tiếp xúc trong khoảng thời gian này sẽ giúp tôi phát triển theo hướng tôi muốn trở thành?
  • Tôi là ai cho đến bây giờ? Tôi là ai bây giờ? Tôi muốn trở thành ai?
Thứ ba, điều đó có nghĩa là khi bạn đang ở giai đoạn trì trệ hoặc ở giai đoạn mà bạn không muốn, bạn có thể chủ động tiếp xúc với môi trường sẽ gây ra trạng thái sốc cho hệ thống niềm tin.
Tiếp xúc với môi trường hoàn toàn khác. Tham gia một cộng đồng rất khác với những gì bạn đã quen. Di chuyển đến nước khác. Đảm nhận một công việc trong một lĩnh vực hoàn toàn khác so với bạn đã được đào tạo. Đọc sách về một chủ đề mà bạn thường không bao giờ chạm tới.
Đối với hầu hết mọi người, hệ thống niềm tin của họ là nguồn lực vô hình ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi của họ mà họ chẳng nhận thấy. Hãy nhận thức cách niềm tin của bạn ảnh hưởng đến hành vi ra sao, và tự hình thành định hướng phát triển của hệ thống niềm tin của chính mình. Hành vi và thói quen vì vậy sẽ luôn tuân theo.
Bài viết này ban đầu được xuất bản trên Medium

One comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *