Q: Ai phải chịu trách nhiệm cho vấn đề Iraq hiện nay?A: Jon DavisAi phải chịu trách …

Ai phải chịu trách nhiệm cho vấn đề Iraq hiện nay?

Ai phải chịu trách nhiệm cho vấn đề Iraq hiện nay?
A: Jon Davis
Ai phải chịu trách nhiệm với Iraq? Thực lòng thì tôi thấy câu hỏi này hay đấy.
Đối với phương Tây thì câu trả lời đơn giản thôi: “Hãy đứng ngoài cuộc và để họ tự giải quyết. Chúng ta chỉ cần quan tâm phần mới của Orange is New Black thôi”. Nhiều người nhanh chóng cho rằng Iraq là sai lầm của chỉ riêng (Tổng thống) Bush, nhưng không mấy ai chịu phân tích xem chuyện gì đã thực sự xảy ra. Nhiều người vẫn cho rằng: “Cũng nhiều người nói rằng “Họ (người Iraq) đã tàn sát lẫn nhau suốt ngàn năm nay rồi mà, có gì mới đâu”. Well, tôi không muốn nhắc đến đâu nhưng ít nhất việc đưa ra những điểm chính trong 20 năm qua sẽ đáng chút thời gian.
1. Liên bang Mỹ
Tôi đã từng là lính thủy đánh bộ ở đó hồi năm 2005 và 2007 nên tôi thấy mình có đủ tư cách để nói ra điều đó. Chuyện này là điều hiển nhiên, và bỏ qua nó thì cũng giống như bạn bác bỏ những điểm quan trọng nhất của lịch sử. Thực lòng, nếu tôi không bắt đầu bằng “Nước Mỹ” thì có lẽ sẽ chẳng ai đọc câu trả lời này. Mấu chốt rất đơn giản và chẳng thể phủ nhận được, Iraq sẽ không giống như bây giờ nếu liên quân do Mỹ đứng đầu không vào nước này hồi năm 2003.
Đương nhiên theo cơ sở thực tế thì điều này đúng. Nhiều khả năng Saddam bây giờ là một ông lão rất già rồi, và có lẽ con trai ông ta Qusay hoặc Uday sẽ nắm quyền. Chúng ta đều nhớ Uday mà, phải không? Cưỡng hiếp, tra tấn và giết người, tội ác của hắn kinh khủng đến mức người ta còn làm phim về hắn với tên gọi “The devil’s Double”. Mặc dù người cha quá tệ, đến mức xóa sổ cả một loạt thành phố của người Kurd bằng vũ khí hóa học trên diện rộng, Uday có khi vẫn làm Kim Jong Il phải xấu hổ mất.
Tôi lạc đề mất rồi. Quay lại với tội lỗi của Mỹ thôi. Mỹ phải chịu trách nhiệm cho việc hủy hoại chính phủ trung ương đương chức của Iraq. Có lẽ ngày nay một tên bạo chúa sẽ lên nắm quyền nhưng họ sẽ được truyền thông nước nhà bảo vệ chút ít. (Rốt cục thì Uday đã trở thành người sở hữu trực tiếp các phương tiện truyền thông vào năm 2003). Mặc dù ba tháng đầu ở Iraq cho thấy ưu thế sức mạnh và chiến lược của quân đội Mỹ, những năm tháng tiếp theo là một chuỗi các sai lầm chính trị nối tiếp sai lầm chính trị.
Dưới đây là một trích đoạn từ câu trả lời của tôi về Chiến tranh Iraq (2003-2011): Nhìn lại thì Mỹ có nên xâm lược Iraq năm 2003 không?
“Bremer là Toàn quyền người Mỹ được bổ nhiệm một thời gian ngắn sau khi bắt đầu chiến tranh. Ông này hoàn toàn không đủ năng lực để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo ở vùng chiến đấu. Ông này xuất thân là dân kinh tế và thực sự là một người đầy nhiệt huyết dẫu cho ông ta chưa từng có kinh nghiệm ở lĩnh vực quan hệ quốc tế và thậm chí còn chẳng buồn mang theo trợ lý nói tiếng Ả Rập bên mình. 2 trong số ít chính sách của ông ta có vai trò lớn khiến cuộc chiến thất bại.. Trước tiên, chính sách được đặt tên là phi Ba’ath hóa, là một chính sách nhằm loại bỏ tất cả những người theo đảng Ba’ath. Bạn có lẽ sẽ nghĩ “Chúng là một đám xấu xa”, nhưng để so sánh thì nó giống việc Obama lên làm Tổng thống và sa thải hết những người thuộc đảng Cộng Hòa vậy. Những thành viên chủ chốt “xấu xa” ấy đã ra đi nhưng rất nhiều binh lính, bác sĩ, giáo viên, nhân viên xã hội, kỹ sư và nhân viên cũng vậy. Hầu hết các công việc quan trọng nhất giờ đây không có người tài thực hiện. Ngớ ngẩn thật. Thứ hai là việc ông này yêu cầu giải thể quân đội Iraq. Như tôi đã nói ở trên, quân đội lớn là điều cần thiết đối với trị an sau khi chính quyền sụp đổ. “Vậy mà Bremer nghĩ là “Ừ thế sao ta không giải tán luôn quân đội nhỉ, cái lực lượng mà có thể dễ dàng trị an và ổn định người dân nhất bây giờ ấy. Ngớ ngẩn!”
L. Paul Bremer là đứa trẻ béo ú trong cửa hàng kẹo mà mẹ đã nói với nó rằng: “Con xứng đáng với điều này, con yêu.” Ông ta hoàn toàn vô trách nhiệm với những quyết định của mình, áp dụng các chiến thuật chống cộng thời Chiến tranh Lạnh để Đảng Ba’ath quốc tế tin rằng quân đội Hoa Kỳ có sức mạnh toàn năng và bằng cách nào đó có thể khắc phục mọi thiếu sót trong chính sách vô lý của ông ta.
Những gì xảy ra tiếp theo là tổng hợp của nhiều yếu tố. Rất nhiều người đã tức giận. Họ đã bị tước quyền bầu cử và không có việc làm. Cơ sở vật chất thì sụp đổ và chẳng còn chút hy vọng nào. Tôi cũng rất tức giận. Đó mới chỉ là khởi đầu trong cái phản ứng dây chuyền kia, thứ gây ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Chuỗi này kết thúc bằng việc Hoa Kỳ rút quân toàn bộ. Tôi muốn nói bằng chúng tôi cũng có trách nhiệm trong chuyện này, nhưng thực lòng tôi nghĩ việc này hoàn toàn không công bằng. Chắc chắn là có ai đó sẽ nói rằng họ đã làm một điều tuyệt vời- là rút khỏi đất nước kia, nhưng tôi không nghĩ họ lại khoe khoang nhiều như bây giờ. Chúng tôi buộc phải rút quân. Tôi thực sự chẳng hiểu tại sao chính quyền Obama lại nhận công trạng về quyết định từ người dân Iraq, quyết định dân chủ thành công duy nhất mà họ đã cùng nhau đưa ra. Có lẽ điều này cũng chẳng quan trọng nữa.
Sự thật là liên minh đã làm tất cả và rồi phải rời đi, để lại khoảng trống quyền lực to lớn trên đất nước Iraq, đặc biệt là ở Al Anbar. Điều đó đã khiến chúng ta thành như hôm nay.
Saddam Hussein
À phải. Quên mất tên khốn nạn này. Chúng ta chẳng thể nói chuyện hôm nay nếu không nói về ông ta. Có lẽ sẽ thật thiếu nói nếu chúng ta chỉ nói rằng “Đổ lỗi cho nước Mỹ” mà không thừa nhận thứ gì- từ thời Mông Cổ- đến nay vẫn là thứ tồi tệ nhất xảy ra ở Iraq. Hãy bình tĩnh và xem người này xấu xa đến mức nào nào.
  • Trả đũa chống lại Dujail: Gần 1500 người dân, bao gồm cả trẻ em bị vây bắt và bị tống giam, rất nhiều người bị tra tấn. Sau 1 năm hoặc vài năm trong tù, nhiều người sẽ bị trục xuất đến vùng sa mạc phía nam. Thành phố đã bị phá hủy, những ngôi nhà bị san phẳng, các nhà vườn đều bị phá sạch.
  • Chiến dịch Anfal: Hàng trăm ngàn người Kurd đã rời bỏ khu vực, và người ta ước tính khoảng 182,000 người đã bị giết hại trong thời gian diễn ra chiến dịch Anfal. Nhiều người cho rằng Anfal là một nỗ lực diệt chủng.
  • Vũ khí hóa học chống lại người Kurd: Bắt đầu vào buổi sáng ngày 16/3/1988 và kéo dài suốt đêm, quân đội Iraq dội mưa bom chứa đầy hỗn hợp khí mù tạt và chất độc thần kinh ở Halabja. Những chất hóa học đó ngay lập tức cho thấy hậu quả, mù lòa, nôn mửa, phồng rộp, co giật và ngạt thở. Ước tính khoảng 5000 phụ nữ, nam giới và trẻ em đã chết trong thời gian diễn ra cuộc tấn công.
  • Xâm lược Kuwait– Ngày 2 tháng 8 năm 1990, quân đội Iraq đổ bộ vào Kuwait. Cuộc xâm lược diễn ra vì vấn đề dầu mỏ và khoản chiến phí mà Iraq nợ Kuwait. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh kéo dài 6 tuần đã đẩy quân đội Iraq ra khỏi Kuwait vào năm 1991. Do quân đội Iraq rút lui, họ được lệnh phải đốt hết các giếng dầu. Hơn 700 giếng dầu đã bị đốt cháy, thiêu rụi hơn 1 tỷ thùng dầu và thải ra nhiều chất gây ô nhiễm nguy hiểm vào không khí. Các đường ống dẫn dầu cũng bị mở, 10 triệu thùng dầu tràn vào vùng vịnh và làm ô nhiễm nguồn nước. Đám cháy và dầu tràn đã tạo ra một thảm họa về môi trường.
  • Nổi dậy Shiite và những người Ma’dãn -Được cho là sự trừng phạt vì ủng hộ cuộc nổi dậy của người Shiite năm 1991, chính quyền Saddam Hussein đã giết hàng ngàn người Ma’dãn, san bằng các ngôi làng của họ, hủy hoại cuộc sống của họ một cách có hệ thống. Những người Ma’dãn đã phải sống hàng nghìn năm trong đầm lầy phía nam Iraq, mãi cho tới khi Iraq xây dựng hệ thống kênh, đê, đập để vận chuyển nước khỏi đầm lầy. Những người Ma’dãn đã buộc phải chạy trốn khỏi khu vực ấy, cuộc sống của họ bị hủy hoại.
Vâng, đúng rồi. Có lẽ, ông ta vẫn nắm quyền. Chúng ta đang nói về một người đàn ông công khai thần tượng Tổng bí thư Stalin. Ông ta mắc vào tội đàn áp chính trị, âm mưu thanh trừng sắc tộc và đàn áp tôn giáo. Dưới thời ông ta, 800,000 người Iraq đã bỏ mạng. Nếu bạn tính cả những nguyên nhân bạo lực trong suốt cuộc chiến tranh Iraq, nghĩa là người Mỹ, cảnh sát và phiến quân Iraq, quân nổi dậy và bất kỳ ai khác có chiếc rìu đem mài, Saddam vẫn giết nhiều gấp đôi số người này. Nghiêm túc mà nói, tỷ lệ người Iraq chết trong 9 năm cuộc chiến Iraq gấp đôi số người bị Saddam giết hại trong 23 năm cầm quyền.
Và giờ là lý do tại sao tình hình Iraq hiện tại là lỗi của ông ta. Ông ta không chỉ tước quyền bầu cử của toàn bộ người dân, những người mà ông ta cố gắng xóa sạch khỏi bản đồ, mà còn phá tan một đất nước đã sẵn sàng bùng nổ khi nó có được cơ hội đầu tiên. Ông ta gạt bỏ đa số những người Shia trong khi lãnh đạo cuộc diệt chủng với người Kurd. Ông ta tạo ra sự chia rẽ lớn khi thực hiện quy tắc thiểu số (T/N:chế độ độc tài). Tôi chưa từng thấy tình hình cải thiện kể từ khi người ta truyền tai nhau về chữ “dân chủ”.
Không chỉ vậy, ông ta còn xây dựng các cơ sở khổng lồ với mục đích sản xuất vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt.Tôi biết là có những người phủ nhận việc Iraq có WMD đang ngay lập tức nhảy xuống phần comment để chửi tôi. Nhưng vấn đề ở đây là WMD không phải lúc nào cũng là vũ khí hạt nhân. Chỉ có phim Chiến tranh Lạnh mới bảo vũ khí hạt nhân là WMD duy nhất. Một loại vũ khí có thể được đóng vào thùng và đẩy ra khỏi phía sau máy bay trực thăng để giết chết cả một ngôi làng trong tình trạng nôn mửa, gây chấn động mới thực là WMD.
Đây chính xác là những loại vũ khí mà chúng ta nói là nên đặt ngoài vòng pháp luật khi chính quyền Assad sử dụng chúng ở Syria để chống lại, trớ trêu thay, những phần tử thánh chiến cuồng tín hiện đang chiếm lĩnh Iraq. Trong một bước ngoặt thậm chí còn trớ trêu hơn, các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học cũ của Saddam vừa được tiếp quản sau một thập kỷ ngừng hoạt động bởi không ai khác ngoài quốc gia của những kẻ khủng bố, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông, ISIL. Tuyệt vời! Cảm ơn Saddam, những đóng góp của ông cho nhân loại được ghi nhận rồi.
—————————–
Link: https://qr.ae/pNABym
—————————–
Dịch bởi Minh Thư
Cảm ơn anh Minh đã chỉnh sửa giúp em ạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *