VÌ SAO TRỌNG LỰC CỦA MẶT TRĂNG TẠO NÊN THỦY TRIỀU TRÊN TRÁI ĐẤT, CÒN TRỌNG LỰC CỦA MẶT TRỜI THÌ KHÔNG?
A: Alexander Mathey, từng là kỹ sư hóa học, đã nghỉ hưu, sống ở Athens, Hy Lạp.
https://qr.ae/pNKNYj
____________________
Ở thị trấn Chalkis, Hy Lạp, thủ đô của đảo Euboea, có một eo biển nhỏ giữa phần đảo và phần đất liền, được gọi là ‘Eo biển Euripos’ ( Το στενό του Ευρίπου) (Hình 1)
Một dòng hải lưu thủy triều khá mạnh hình thành dọc theo eo biển. Hướng và cường độ của nó phụ thuộc vào vị trí của mặt trăng.
Một chiếc cầu di động được xây giữa eo biển, chỉ mở lên khi biển lặng sóng lúc thủy triều đổi hướng. (Hình 2)
Hiện tượng này được gây ra do sự khác biệt giữa mực nước biển của biển Bắc Aegean và Nam Agean, gây ra bởi sự chuyển động của Mặt Trăng. (Hình 3)
Người ta tin rằng chính Aristoteles, người đã sống những năm cuối của đời mình ở Chalkis và mất ở đây vào năm 322 TCN, đã cực kỳ tuyệt vọng vì không thể giải thích được hiện tượng này.
Giờ hãy quay lại chủ đề về trọng lực của Mặt Trời:
Người dân Chalkis đã để ý rằng, vào lúc Trăng Non và Trăng Tròn, khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng đều thẳng hàng, thì chu kỳ đổi hướng của dòng thủy triều là khoảng 6 tiếng. (Hình 4)
Vào những thời điểm khác, khi Mặt trời không thẳng hàng với Trái đất và Mặt trăng, thì chuyển động của dòng nước trở nên bất thường và không dự đoán được.
Cho nên, lực kéo của Mặt trời có thể không đủ mạnh để tự gây ra thủy triều, nhưng nó đủ mạnh để ảnh hưởng đến dòng thủy triều gây bởi Mặt trăng.
____________________
>Ed Caruthers
Tôi nghĩ tốt nhất là nên nói rằng cả trọng lực của Mặt trời và Mặt trăng đều có ảnh hưởng lên mực nước biển, và 2 lực này ảnh hưởng với nhau giống như 2 vector (cả cường độ và hướng đều quan trọng)
>>Alexander Mathey
Chuẩn luôn.
Chỉ có điều là, trong trường hợp dòng nước thủy triều ở Eo biển Evripo, do đặc điểm địa lý ở đây, sự chuyển động của dòng nước trở nên cực kỳ hỗn loạn, trừ vào lúc Trăng Non hoặc Trăng Tròn.
>Malcom Sargeant
Trung bình thủy triều bị ảnh hưởng 60% bởi Mặt trăng và 40% bởi Mặt trời (do sự tự quay của Trái đất quanh trục)
>Geoff Wood
TL;DR: Mặt trời tại vị trí nào cũng hút trái đất với cường độ như nhau tại mọi điểm mình xét (với hướng luôn hướng về mặt trời), kinda like một anh chàng/cô nàng thủy chung. Còn mặt trăng hút trái đất với cường độ khác nhau tùy thuộc vào điểm mình xét, càng gần mặt trăng thì hút càng mạnh, càng xa thì hút càng yếu, kiểu xa mặt cách lòng á, còn hướng lúc nào hướng về Mặt trăng.
Thật ra lực kéo trọng lực của Mặt trời gấp khoảng 100 lần của Mặt trăng. Thứ gây ra thủy triều là do sự chênh lệch của các thành phần vector trên toàn bộ phần nước biển. Sẽ không có thủy triều nếu như coi mọi thứ là chất điểm
Mặt trăng gần hơn rất nhiều, đến nỗi mà đường kính Trái đất là 12.000km là khá lớn khi so sánh với đường kính quỹ đạo của Mặt trăng là 240.000km, nên các điểm khác nhau trên bề mặt Trái đất chịu một cường độ hấp dẫn khác nhau từ Mặt trăng. Những điểm gần nhất với Mặt trăng (Trans: là tập hợp các điểm trên đoạn nối từ tâm Trái đất đến tâm Mặt trăng) di chuyển khá chậm (so với Mặt trăng), và có xu hướng di chuyển về phía Mặt trăng hơn để cân bằng lực. Những điểm ở phía bên kia Trái đất di chuyển quá nhanh so với khoảng cách, nên lực quay đẩy chúng ra và cân bằng lực. (Trans: theo mình hiểu đoạn này thì tại những điểm ở giữa Trái đất và Mặt trăng thì ảnh hưởng của lực hấp dẫn của Mặt trăng và Trái đất có xu hướng đẩy các điểm này về phía Mặt trăng, còn tại các điểm còn lại thì do lực hấp dẫn của Mặt trăng yếu hơn + do lực li tâm do sự tự quay của Trái đất nên các điểm này rời xa Mặt trăng hơn?).
Mặc dù trọng lực của Mặt trời lớn hơn rất nhiều, chênh lệch do lực hấp dẫn ở trên các điểm khác nhau trên Trái đất là khá nhỏ vì khoảng cách Trái đất đến Mặt trời lớn hơn rất nhiều so với quỹ đạo của Mặt trăng. 12.000km không thể so sánh được với 154000000km. Cho nên điểm đối diện của Trái đất so với Mặt trời thì giống như chất điểm khi xét đến ảnh hưởng của lực hấp dẫn.
Ngoài ra thì, cũng phải nói thêm, là tất cả các hành tinh đều tạo ra ảnh hưởng hấp dẫn tranh chấp với nhau, và liên tục tự điều chỉnh lại vì trí, vì sự chênh lệch lực hấp dẫn luôn thay đổi tại mọi điểm trong không gian xung quanh các hành tinh. Cho nên, Trái đất làm biến dạng Mặt trời, biến dạng sao Kim, và sao Mộc hay sao Thổ đều kéo hệ Mặt trời qua lại, tạo ra các hoạt động có tính chu kỳ mà chúng ta thấy trên bề mặt Mặt trời, khi các trường trọng lực yếu của nó quấn lại thành những hình như bánh donut rất phức tạp do các lực hấp dẫn thủy triều (gravitational tide).