
Năm 1997, khi tôi 8 tuổi, lần đầu tiên được ra nước ngoài cùng mẹ.
Trong một siêu thị của Pháp, tôi rất thích một chiếc ô tô điều khiển từ xa, khi đó Pháp chưa dùng đồng Euro, vẫn dùng franc. Chiếc ô tô kia có giá 40 franc, tỉ giá lúc đó khoảng 1:6, ước chừng khoảng 250 tệ.
Mẹ thấy tôi rất thích nó, cứ cầm lên xem rồi đặt xuống kệ, nghĩ hồi lâu rồi lại đặt xuống.
Nói với tôi, con à, thật sự đắt quá, không thì con cầm nó, mẹ chụp cho con một tấm hình.
Tôi ngoan ngoãn gật đầu, chụp ảnh rồi cất chiếc ô tô điều khiển từ xa về chỗ cũ, không quấy khóc hay làm khó. Còn nhiều chuyện tương tự nữa, ví dụ hồi học cấp 1, cứ mỗi cuối tuần, mẹ hay dẫn tôi đi ăn KFC và sau này đổi thành Pizza Hut, nhưng bản thân bà ấy không nỡ ăn, ngồi đối diện tôi và lặng lẽ nhìn tôi.
Vì vậy, khi lớn lên điều này đã khiến tôi nhiều khi sẵn sàng tiêu tiền cho người khác nhưng lại rất keo kiệt với bản thân.
Giống như trước đây mẹ làm với tôi.
Điều kiện gia đình tôi không tệ, nhưng cũng không thể nói là rất tốt.
Bố mẹ sợ nói cho tôi biết họ có bao nhiêu tiền thì tôi sẽ ham hưởng thụ, không muốn nỗ lực, vẫn cứ lừa gạt cho đến năm tôi 27 tuổi, sau khi ly hôn, họ mới nói thật.
Bố mẹ tưởng tôi sẽ kinh ngạc, cảm thấy bọn họ cũng kiếm được không ít tiền, nhưng phản ứng đầu tiên của tôi là, vào năm ngoái, tôi có một dự án tăng cố định với vốn đầu tư tối thiểu là 1 triệu nhân dân tệ, năm nay thu về được 180%, sao hai người lại nói với con không có tiền?
Năm 2015, tôi nhìn trúng căn hộ nhỏ 89m2, lúc ấy chỗ đó 1 mét vuông là 11.000 tệ, sau khi xem bản quy hoạch có trung tâm thương mại và gần tàu điện ngầm, trao đổi với bố mẹ, họ bày tỏ đã mua cho tôi một căn hộ rồi, không cần mua thêm nữa.
Bây giờ giá căn hộ nhỏ ở đó cũng 3 vạn 1 mét vuông.
Tất nhiên tôi biết bố mẹ kiếm tiền rất cực khổ và cũng chẳng dễ dàng gì. Vì tôi cũng tự kiếm tiền, phải chắt chiu từng đồng. Tôi cũng hiểu bố mẹ rất yêu thương mình, bọn họ mang những điều tốt nhất có thể cho tôi.
Nhưng tôi vẫn rất tiếc.
Nhìn vào 30.000 USD mà bố tôi tiết kiệm khi làm việc ở đại sứ quán 3 năm, trong suốt 20 năm tỷ giá đồng đô la Mỹ từ 8,6 rớt xuống 6,8.
20 năm trước, số tiền mà ông ấy vất vả tiết kiệm có thể thanh toán khoản trả trước của căn hộ 160 mét vuông, nhưng bây giờ sổ tiết kiệm trong tay tôi là 35.000 USD.
Vẫn còn mấy triệu gửi vào quỹ tín thác, mặc dù quỹ tín thác không trả tiền khi phát sinh tình huống, nhưng lãi suất 8.8% năm còn phải chịu mạo hiểm lớn thì không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.
Vì vậy, tôi cho rằng điều chúng ta cần dạy con từ nhỏ không phải là dạy chúng kiếm tiền rất cực khổ mà là hướng dẫn chúng hình thành khái niệm về “tiền”.
Trước đây mỗi dịp Tết, khi được lì xì, mẹ sẽ lấy lì xì và nói mẹ giữ hộ, sau đó thì cơ bản đều không cánh mà bay.
Nhưng đây chính là cơ hội để trẻ em hình thành khái niệm về “tiền”.
Đưa con đến ngân hàng trải nghiệm cảm giác “gửi tiền”.
Ngân hàng Công thương, Thương mại,đều có nghiệp vụ mở tài khoản tiết kiệm cho trẻ em, cho trẻ biết ngân hàng làm gì.
Gửi tiền tiết kiệm là bước đầu tiên, bước thứ hai là dùng một quyển sổ để quản lý tài chính, hoặc một tờ giấy to dán vào tủ lạnh/ đầu giường, cách đơn giản nhất, chia thành 4 cột: ngày tháng, số dư, lấy bao nhiêu tiền, mục đích.
Nhìn qua thì có thể thấy rõ rằng khi số dư giảm đi, trẻ con đương nhiên sẽ “tiêu có chừng mực”. “Tiền của mình chỉ đủ ăn mười mấy bữa KFC…” Thế này trẻ em sẽ có được cảm nhận trực quan, sẽ có hiệu quả hơn nhiều khi người lớn nói với con “bố mẹ kiếm tiền rất vất vả, KFC rất đắt, không thể lúc nào cũng đến ăn được”
Lấy tiền ra khỏi số tiền có hạn của mình để chi tiêu, tâm trạng hoàn toàn khác và chúng sẽ do dự có nên tiêu khoản này hay không?
Một đứa trẻ có thể được cho tiền tiêu vặt phù hợp từ 6 tuổi. Tôi đã từng thấy một bản khai trong giáo dục Mỹ nói rằng trẻ 6 tuổi có thể cho 6 đô la một tuần. Điều này mỗi gia đình sẽ khác nhau, và số tiền phù hợp là được.
Túi tiền nhỏ của con trẻ có thể là số tiền tiêu vặt cố định nhận được, tiền lì xì cuối năm thưởng thêm, cho đến tham gia vào chợ đồ cũ, đổi đồ chơi cũ, sách vở cũ mình không dùng nữa trên app Xianyu(). () app mua bán đồ cũ.
Quan điểm của tôi là làm việc nhà thì không có tiền thù lao, bởi vì là một thành viên trong nhà, việc nhà là điều con trẻ nên làm.
Vì vậy, khi trẻ tự mua đồ chơi, mua những đồ cần thiết, bạn có thể hướng dẫn con.
Con có thể thay thế thành lựa chọn nào rẻ hơn một chút? Nếu như cần thiết mà không có thay thế thì con đủ tiền không?
Nếu như đủ thì con tự quyết có nên mua hay không, bố mẹ không để ý. Nếu như không đủ, con chỉ có thể chờ qua các cơ hội kiếm tiền khác, với số tiền tích góp được.
Nếu là đứa trẻ lớn hơn, khi không có đủ tiền, chúng sẽ hỏi bạn vay trước, lúc này bạn hãy nói chuyện với chúng về khoản vay, lãi suất, đầu tư… Điều đó cũng rất tốt. Trải qua quá trình chờ đợi như vậy, tích lũy tiền, hiểu một sự thật: những điều tốt đẹp đòi hỏi sự cố gắng và chờ đợi lâu dài, nhưng nếu con thực sự cần nó, niềm vui trong giây phút con có được nó sẽ khiến con hiểu rằng sự chờ đợi là xứng đáng.
Tôi nghĩ điều này có ích hơn nhiêu so với việc nói với đứa trẻ “Bố mẹ kiếm tiền rất vất vả”

Bài này là đại diện cho tư duy của Cha giàu cha nghèo này.
Bố mẹ trong bài là tư duy kiểu “cha nghèo”, nghĩa là tư duy kiểu cũ, không có khái niệm về đầu tư hay tài chính mà luôn làm theo tư tưởng “tiết kiệm”, tư duy “cứ nói với con là nhà nghèo để nó biết phấn đấu”, cho nên với tác giả bố mẹ mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội đầu tư để có được nền tảng tài chính vững chắc hơn, ví dụ phi vụ lãi 180% sau 1 năm, phi vụ nhà cửa…
Tác giả chỉ là dẫn dắt theo hướng “vì bố mẹ mình ko có nền tảng kiến thức về tài chính” như thế, nên khuyên những ông bố bà mẹ khác “nên dạy con về tài chính” như thế nào thôi, chứ không phải là ham tiền hay vô ơn với bố mẹ đâu.
Tự nhiên thấy title cái nhớ chị guột. Chị dạy các con nhà mình nghèo lắm nhưng mua bộ dyson mừi mấy củ.
Bài này chắc chắn của gđ mình, từ hồi hiểu chuyện đã có những câu nói đó ấn vào đầu, mặc dù theo đánh giá hiện tại mk thấy kte nhà mk ổn, nhưng sự tự ti xuất phát từ khi bắt đầu học cấp 1, tiết kiệm từng nghìn 1 để mua đồ mình thích, k ăn uống đi chơi vs bạn bè, hiện tại bạn cấp 3 và đh số ng đếm không hết 1 bàn tay, kể cả bh đi làm tự lo được nhưng co bản thân lại thành bản năng, k hướng ngoại được.
Nên cho biết tình trạng kte gđ thôi chứ đừng tỏ vẻ nhấn mạnh là nhà mình nghèo, cực khổ trong khi mình đủ đk kte thì về sau con nó sẽ bị ám ảnh về vấn đề tiền bạc và có suy nghĩ có thể lệch lạc vào lúc biết đc đk kte thực tế của gđ.
Nên nhưng đừng nói quá khiến trẻ áp lực từ khi còn nhỏ. Hiểu chuyện là việc tốt nhưng hiểu chuyện quá đôi khi lại phản tác dụng.
Ngay từ nhỏ bố mẹ không giấu t chuyện kinh tế gđ, chỉ dạy bảo nên biết tiết kiệm và bố mẹ làm việc vất vả chứ ko đặt nặng chuyện kinh tế hay bài tỏ thái độ “nhà mình rất nghèo” trước mặt con cái.
Bây giờ lớn lên cũng vậy, bố mẹ ko giấu t chuyện gì về kinh tế gđ, những quyết định kinh tế trong nhà cũng nói cho t biết, thậm chí thông qua t và để t đưa ra ý kiến. Ngược lại, t lại ko có hứng thú với những chuyện này cho lắm.
Vì bố mẹ “giáo dục kinh tế” như vậy từ khi còn nhỏ nên dù t có chi tiêu cho nhiều thứ nhưng luôn ở trong mức cho phép và trước khi quyết định chi tiêu t cũng sẽ suy nghĩ khá kĩ rồi mới quyết định.