Sẽ có ngày rồi bạn sẽ thấy nhớ những thứ mà con cái mình làm trước kia khiến bạn khó chịu hay cáu kỉnh. Hãy dùng ý nghĩ đó để giúp bản thân bình tâm lại.
Rồi sẽ có những lần cuối cho mọi thứ… pa rồi sẽ thành bố, ôm ấp rồi sẽ trở thành ngồi nghiêm kế bên cạnh, những cuối tuần bận rộn với bạn sẽ trở thành những cuối tuần bận rộn bên bạn bè. Mọi việc diễn đến rất nhanh và bạn không thể nhận ra cho đến khi quá trễ.
>u/SillyGayBoy (644 points)
Ở tầm tuổi nào chúng ta có thể là bạn thân của con mình và tầm tuổi nào chúng sẽ không thể gần gũi với chúng ta nữa?
>>u/Gyrtop (741 points)
¯\_(ツ)_/¯ cha mẹ sinh con trời sinh tính, nhưng mà dưới tư cách một người vừa bước đến tuổi 19 thì tôi có thể nói là không có thời điểm nào mà con cái chủ động tạo khoảng cách với cha mẹ cả.
Điều quan trọng là hãy luôn nghiêm túc lắng nghe con mình và luôn xem trọng ý kiến của chúng. Cố gắng tìm hiểu sở thích của con cái luôn là một việc có ích. Hay mời chúng cùng tham gia sở thích của mình chẳng hạn. Tôi rất may mắn là có nhiều điểm chung với phụ huynh mình, nhưng mà không phải cứ tự nhiên là có chuyện như vậy đâu bạn hiểu chứ?
>u/Maebyfunke37 (208 points)
Sẽ đến một ngày bạn đặt con mình xuống và không bao giờ bồng nó lên nữa… và bạn không biết ngày đó khi nào đến.
_____________________
u/m_litherial (2.5k points)
Hãy làm tấm gương sáng cho con mình noi theo. Hành động luôn có giá trị hơn lời nói. Hãy nhớ công việc của bạn là nuôi dạy lên một con người trưởng thành ổn định, thế nên hãy từng chút một cho con bạn sự tự do và trách nhiệm để chúng không bị choáng ngợp và cứ thế qua thời gian chúng sẽ ổn thôi.
Tôi muốn mình làm gương tốt hơn ở mảng quản lý trách nhiệm tài chính. Tôi đã tốn quá nhiều năm mới có thể đạt đến mức mình mong muốn,
>u/jelly4muhbelly (441 points)
Cốt lõi của chuyện làm gương là bạn phải khiến kết quả nhìn như một thứ đáng mong muốn. Phụ huynh tôi đi làm sấp mặt và chăm đi lễ nhà thờ nhưng họ nhìn thật chán chường. Giờ đây khi đã tự lập tôi hoàn toàn không có chút mong muốn lặp lại những việc họ đã làm.
_____________________
u/home_ec_dropout (1.7k points – x1 silver – x1 gold)
Tôi cố gắng nhớ rằng chúng tôi đang nuôi dạy những người trưởng thành trong tương lai, và rằng dù tôi yêu chúng và yêuviệc chúng cần tôi, mục tiêu của cha mẹ là làm giúp con cái có thể tự lập. Điều này đòi hỏi sự đầu tư thời gian và công sức ngay cả khi bạn cảm thấy mình không có cả hai.
Con bạn muốn giúp bạn, vậy thì hãy tìm một cách an toàn để chúng thực hiện việc đó ngay cả khi thời gian bạn tốn cho việc đó kéo dài ra gấp ba lần. Chúng sẽ cảm thấy mình đạt được thành tựu khi nghe bạn khen ngợi nỗ lực của chúng. Nếu bạn không bao giờ để con cái giúp đỡ bạn, chúng sẽ không hỏi nữa và sẽ không phát triển các kỹ năng cần thiết để trở thành người lớn sống hạnh phúc theo cách riêng của chúng. Nếu thời gian không thuận tiện, hãy hứa với con rằng bạn để chúng giúp ở một dịp khác – và sau đó GIỮ lời hứa đó. Khi con cái học cách tin tưởng rằng bạn sẽ thực hiện lời hứa sau này, chúng sẽ bớt khăng khăng rằng chúng phải làm chuyện đó NGAY BÂY GIỜ.
Một điều chúng tôi đã làm mà đứa con cả của chúng tôi vẫn nhớ là phiên bản “giờ giải lao” của chúng tôi. Tôi chưa bao giờ thích ý nghĩ rằng bị ép buộc mất thời gian là hậu quả duy nhất cho một hình phạt. Chúng ta phải phản ánh lại chuyện mình đã làm nữa. Nếu con tôi có hành vi sai trái, chúng tôi sẽ yêu cầu nó quay về một nơi yên ổn nào đó dễ thấy như chiếc ghế dựa trong phòng khách chẳng hạn. Và chúng tôi dặn nó ngồi ở lại đó cho đến khi nó sẵn sàng để nói chuyện về chuyện đã xảy ra. Nếu nó rời khỏi chỗ đó – dù cho nó có mất bao nhiêu thời gian đi nữa – chúng tôi sẽ hỏi nó đã sẵn sàng nói chuyện chưa. Thông thường nó sẽ kiếm cớ chuồn đi, hy vọng chúng tôi sẽ bỏ qua, nhưng chúng tôi lì lợm lắm, và nó sẽ phải ngồi hoặc đứng trong khu vực đó cho đến khi đủ bình tĩnh. Nó sẽ đến gặp một hoặc cả hai chúng tôi, và chúng tôi sẽ hỏi, “Con đã sẵn sàng để nói về chuyện đó chưa?” Sau đó, “Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao bố mẹ lại bắt con ngồi ở đó?” Thông thường sẽ có chút phản kháng, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục hỏi cho đến khi chúng tôi hiểu được những gì đã xảy ra. Thường thì đó chỉ là hành động sinh ra từ sự bực dọc, vì vậy chúng tôi đảm bảo giải thích cho nó hiểu rằng chuyện bực bội là bình thường, nhưng vì bực bội mà ném đồ đạc hoặc đập phá thì không. Nếu có thể, chúng tôi sẽ lên chiến thuật cho lần tiếp theo nó lại cảm thấy như vậy – để nhận ra cảm xúc của mình trước khi nó tràn ly và tìm cách đẩy lùi hoặc chuyển hướng cảm xúc đó.
Chuyện sẽ kết thúc bằng việc yêu cầu và nhận được một lời xin lỗi, với một cái ôm thật chặt. Nếu có một bên bị thương, chúng tôi tiếp tục bằng cách hỏi xem liệu con có sẵn sàng xin lỗi bất kỳ ai khác bị ảnh hưởng không (bạn cùng chơi mà nó ném đồ vào, đứa em trai mà nó đã quát tháo). Khi nó đã sẵn sàng, chúng tôi sẽ gọi người đó đến và sẽ có thêm một lời xin lỗi nữa- thường là, “Tôi xin lỗi vì tôi đã bực bội và ném đồ vào bạn.” – chứ không chỉ là một câu lầm bầm “Tôi xin lỗi.”
Tôi biết chuyện này nghe có vẻ dài dòng quá mức cần thiết nhưng thực tế nó thường không tốn nhiều thời gian đến vậy đâu. Khi chúng tôi mới bắt đầu thực hành, sẽ mất nhiều thời gian hơn và chính chúng tôi cũng hiểu chúng tôi phải đầu tư thời gian trong giai đoạn khởi động. Nếu con cái cho rằng chúng ta không thực sự để tâm và không làm cho đến nơi đến chốn trong chuyện này, nó sẽ có ưu thế. Chúng tôi thực hiện nghiêm chỉnh cho dù là khi chúng tôi có khách, mặc dù bỏ qua để dành thời gian đó mà vui vẻ với bạn bè nghe có vẻ hấp dẫn hơn, hay ít gây sự chú ý hơn. Khi hiểu cách mọi chuyện sẽ diễn ra, con tôi đã biết cách dành thời gian để bình tĩnh và trở nên rất giỏi trong việc nhận ra tại sao hành vi của mình là sai và sửa đổi.
Nếu chỉ đơn giản là bắt phạt, cấm túc hay những hình phạt khác mà không bắt con phải phải suy ngẫm, chúng chỉ sẽ có một khoảng thời gian lãng phí vô ích mà không thể hiểu hay phải lo lắng gì về lý do mà nó bị phạt. Khi nó lớn lên, những lần “giờ giải lao” này ngày một ngắn hơn.
Thằng con lớn của bọn tôi ghét cái hệ thống giải trình trách nhiệm này, nhưng nó nói nó sẽ làm tương tự với con của nó, và đó có lẽ là phản hồi tuyệt nhất mà tôi có thể nghe được.
_____________________
u/Ex1tStrategy (3.2k points)
Reddit không đủ rộng để danh sách hết được những chuyện tôi ước mình có thể thay đổi nên tôi sẽ liệt ra những chuyện tích cực mà có vẻ như đã bù đắp được cho các sai lầm của chúng tôi. Hãy luôn cho con mình biết rằng chúng được yêu thương ngay cả khi chúng như một thảm họa. Luôn đặt lợi ích của chúng lên hết tất cả. Tin tưởng rằng chúng mong muốn trở nên tốt hơn và thời gian sẽ cho chúng sự trưởng thành và theo đó là tinh thần trách nhiệm. Những việc này sẽ giúp chúng có một chốn dung thân dù cho cả thế giới này có độc địa và xấu xa đến thế nào đi nữa. Dạy cho chúng rằng chuyện chúng nghĩ là “đúng” quan trọng nhưng chỉ quan trọng khi chúng hoàn thành trách nhiệm của bản thân với người khác. Thỏa hiệp với nửa kia của mình để cả hai có thể đồng tình vạch ra những chuyện gì nên xem trọng, đồng thời luôn thống nhất và nhất quán về những chuyện đó. Hãy giữ lời. Hãy hiểu rằng “dành thời gian bên nhau” không phải là thứ có thể ép buộc mà là chuyện bạn phải đầu tư lâu dài. Hãy nhận lỗi khi bạn có lỗi. Hãy hiểu rằng mục tiêu của nuôi dạy con là để con cái có thể trở thành những người trưởng thành yêu thương bạn và có thể trông cậy vào bạn, nhưng không lệ thuộc vào bạn.
_____________________
u/whadahfuqies (112 points)
Mọi đứa trẻ đều khác nhau. Động lực hay sở thích của đứa này có thể chẳng là gì với đứa kia. Bạn có thể sẽ nảy sinh cảm giác muốn dành nhiều thời gian với đứa con mà bạn có nhiều điểm tương đồng với bạn và những sở thích của bạn hơn, nhưng làm ơn làm ơn vẫn hãy dành công sức để ít nhất là hiểu đứa còn lại. Bạn sẽ nhận ra là dù không có cùng sở thích và tính cách, bạn vẫn có thể trân trọng hiện diện của nhau. Thôi tìm cách dạy dỗ con suốt ngày đi, chỉ cần tận hưởng thời gian bên nhau là đủ rồi.
_____________________
u/chickaboomba (246 points)
Nếu không phải là chuyện gì đáng nói, thì đừng xé nó ra rồi kiếm chuyện để nói. Và nếu đó là chuyện đáng nói, hãy giữ vững lập trường – nhưng làm vậy với sự yêu thương. Nói xin lỗi nếu bạn có lỗi hay làm con tổn thương – nhưng phải là thật lòng. Nói lời yêu thương thì không bao giờ là quá nhiều cả. Ngay cả khi chúng nghĩ chúng không cần. Con cái cần được biết chúng được yêu thương. Hãy giúp con hiểu những chuyện đúng sai mà bạn dạy chúng ảnh hưởng thế nào đến chúng và người khác – chứ không phải chỉ đúng sai theo một cái bảng luật khô khan nào đó. Khi chúng hiểu lý do, chúng sẽ nỗ lực nhiều hơn. Nếu cuộc sống của chúng đảo lộn là do hành động của bạn, hãy nhận trách nhiệm về chuyện đó. Đừng để chúng phải nghĩ rằng những hỗn loạn này là do đầu óc chúng có vấn đề. Con cái sẽ cảm thông hơn nhiều nếu chúng hiểu chính bạn cũng đang cố gắng làm mọi việc trở nên tốt hơn.
_____________________
u/zaxmaximum (431 points)
Hãy ghi nhận nỗ lực.
Chúc mừng thành tích.
Mong con làm tốt nhất có thể, đừng giữ bí mật về chuyện đó, và hãy nói chuyện với chúng nếu bạn nghĩ rằng chúng không thật sự nỗ lực. Nếu chúng nói đã cố hết sức, chấp nhận cố gắng đó, và ủng hộ thành tích của chúng.
Tin tưởng con, và cho chúng biết rằng chúng ta tin tưởng chúng.
Mọi người cùng nhau góp sức, trong một gia đình thì đây là bắt buộc.
Hãy thoải mái đùa giỡn cùng nhau.
Học cách bày tỏ bản thân, tôi thấy bắt đầu với câu “Tôi cảm thấy” rất có ích.
Dạy chúng rằng dù có dành hết công sức của mình, kết quả vẫn có thể trở nên không mong muốn, và chúng ta luôn có thể thử lại.
Nếu nhiều đứa con của bạn dính đến cùng một vấn đề, phân xử công bằng như một nhóm.
Không nghĩa là không.
Điều trên không chỉ áp dụng cho con cái, mà cho cả gia đình.
Tôi có thể nói thêm nhiều nữa. Nhưng mà những điều trên là những gì nảy ra ngay trong đầu tôi. Không có công thức kì diệu hay sách hướng dẫn nào đâu. Đời chẳng ai biết được gì mà
Nguồn: con gái đã 18 tuổi, tất cả ở trên đều đã được thử và chứng nghiệm
_____________________
u/sundoon (353 points)
Giọng nói/thái độ thông qua cử chỉ (vd: bặm bịu, châm biếm) là chuyện tách biệt với chuyện bắt đầu cho vấn đề (vd: làm bừa nhà), và dù nó là chuyện xảy ra sau, nên phải được giải quyết trước (trừ trường hợp khẩn cấp). Đừng mắc sai lầm đối đáp với thái độ bằng thái độ, hay xem những cử chỉ/giọng nói khó chịu là bình thường khi giải quyết chuyện gia đình. Thể hiện và yêu cầu nói chuyện nghiêm túc, tôn trọng giữa hai bên trước khi tiếp tục. Những lúc như vậy một khoảng thời gian nghỉ rất có ích. Không vui vẻ hay bỏ qua vấn đề cho tới khi mọi chuyện được giải quyết.
_____________________
u/ksuwildkat (66 points)
Đồ chơi sẽ hỏng, sẽ mất. Tường sẽ dơ, sẽ có lỗ. Đồ ăn sẽ đổ, bị lãng phí. Những chuyện này không có gì là xấu cả. La mắng một đứa trẻ vì món đồ chơi hỏng khiến chúng hiểu rằng bạn quý món đồ đó hơn chúng. Có ai chết không? Không à? Không quan trọng. Con bạn sẽ nhớ chuyện bạn từng hét vào mặt chúng vì món đồ chơi hỏng cả đời. Ý của tôi không phải là đừng kỷ luật hay không ngăn cản con bạn làm gì hết, nhưng hãy biết chọn lời nói và giọng nói của mình. “Bố không sửa được đồ chơi đâu nên hoặc là con chơi với đồ chơi hỏng hay là chúng ta vứt nó đi.” khác với “Sao mày ngu như chó vậy hả?!”
Nghĩ lại xem chúng ta muốn được đối xử ra sao ở nơi làm việc khi phạm lỗi. Nếu bạn còn chả đối xử được với con mình như vậy thì bạn rõ là có vấn đề.