Phối cảnh một góc không gian Cố Đô Hoa Lư năm 1005 trong dự án phim Huyết Rồng

Kinh đô Hoa Lư tồn tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh (968 – 980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền Lê (980 – 1009) và 1 năm (1009 – 1010) là triều Lý. Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư – Lê Ngọa Triều bản kỷ:

Lúc đó, ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỹ dấu sét đánh thấy có chữ:

“Thụ căn điểu điểu

Mộc biểu thanh thanh

Hoà đao mộc lạc

Thập bát tử thành

Đông a nhập địa

Mộc dị tái sinh

Chấn cung kiến nhật

Đoài cung ẩn tinh

Lục thất niên gian

Thiên hạ thái bình”

Dịch nghĩa:

Gốc cây thăm thẳm

Ngọn cây xanh xanh

Cây hòa đao rụng

Mười tám hạt thành

Cành đông xuống đất

Cây khác lại sinh

Đông mặt trời mọc

Tây sao náu hình

khoảng sáu bảy năm

Thiên hạ thái bình”

Sư Vạn Hạnh, một nhà sư có địa vị khi ấy tự đoán riêng rằng: “Thụ căn điểu điểu”, chữ căn nghĩa là gốc, gốc tức là vua, chữ điểu đồng âm với yểu, nên hiểu là yếu; “Mộc biểu thanh thanh”, chữ biểu nghĩa là ngọn, ngọn tức là bề tôi, chữ thanh âm gần giống với chữ thanh nghĩa là thịnh; Hòa, đao, mộc [ghép lại] là chữ Lê; Thập, bát, tử [ghép lại] là chữ Lý; Đông A là chữ Trần, nhập địa là phương Bắc vào cướp; “Mộc dị tái sinh” là họ Lê khác lại sinh ra; “Chấn cung kiến nhật”, chấn là phương Đông, kiến là mọc ra, nhật là thiên tử; “Đoài cung ẩn tinh”, đoài là phương Tây, ẩn cũng như lặn, tinh là thứ nhân.

Mấy câu này ý nói là vua thì non yểu, bề tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương Đông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất, trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình”

Ảnh : Demo phối cảnh đề xuất một góc không gian Cố Đô Hoa Lư năm 1005 được thực hiện bởi Công Ty 3D Art (Viet Phuong)

Nguồn : Huỳnh Tuấn Anh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *