Phải chăng sự vô tri mới chính là hạnh phúc thực sự?

Có một quy luật trong cuộc sống mà tôi để ý thế này: Tôi càng ít quan tâm, cho dù là về vấn đề đọc sách hay đi làm, thì tôi càng hạnh phúc. Giống như một câu tục ngữ của người dân Nga, “Biết càng ít, ngủ càng ngon”
Với tôi thì, cuộc sống là không ngừng học hỏi cho đến khi bạn đủ chín để hiểu ra rằng câu trả lời thực chất lại nằm trong những cách thức đơn giản nhất, ngay từ thuở ban đầu.
Phải chăng chúng ta đã hiểu rõ tất cả khi còn thơ bé?
Có lẽ sự bất cẩn và thiếu hiểu biết (hay thậm chí là ngu dốt), mới chính là chiếc chìa khóa cho một tâm hồn bình yên?


Ông có định thừa nhận bất kỳ chủ đề nào của triết lý này không?
Rõ ràng, chấp nhận những điều phi lý chính là con đường phía trước. Có lẽ hãy tìm hiểu kĩ hơn về điều đó xem sao.


“Đừng quá khôn ngoan; hãy lao thẳng vào cuộc sống và đừng suy xét quá mức; cũng đừng trở nên sợ hãi – dòng lũ sẽ đưa bạn đến bờ và đặt bạn an toàn trở lại” – một trích dẫn từ Fyodor Dostoevsky (fyi: một nhà văn Nga nổi tiếng) mà tôi hay share trên sub kha khá lần.


Câu nói rất thú vị, và đây là một câu hỏi khá hay rằng liệu trở thành một kẻ ngu dốt mà vô tư hay là một người hiểu biết nhưng luôn u sầu lo lắng thì sẽ là sáng suốt hơn cả.
Có hai điều cần phải được xem xét đến ở đây. Thứ nhất, đúng là càng biết nhiều, chúng ta càng phải lo nhiều hơn. Chúng ta còn lo lắng về những điều mà chúng ta thậm chí không biết là có tồn tại.
Thứ hai, đúng càng biết nhiều thì càng lo, nhưng chúng ta lại càng có thể làm được nhiều thứ để cải thiện tình hình. Nếu như chúng ta thiếu hiểu biết về những vấn đề trên thế giới, chúng ta sẽ không thể làm gì được nếu như một ngày chúng xảy ra.
Vậy nên, đây không phải câu hỏi dễ trả lời. Nó phụ thuộc vào từng cá nhân. Một số người có thể cảm thấy tốt hơn khi sống trong sự thiếu hiểu biết và vô tư lự, trong khi những người khác lại thấy tốt hơn khi có kiến thức và suy nghĩ sâu sắc. Cuối cùng, nó phụ thuộc vào lựa chọn cá nhân của bạn mà thôi.


Chắc chắn là như vậy. Việc không biết về những điều tồi tệ đồng nghĩa với việc bạn không cần phải lo lắng về chúng, chúng chỉ đơn giản là xảy ra hoặc không xảy ra. Thành thật mà nói, tôi ước mình có thể ngây thơ trở lại, nhưng giống như những câu chuyện của Lovecraft, một khi bạn nhìn thấy những điều kinh khủng, bạn sẽ mãi mãi không bao giờ có thể trở lại như trước kia.
Tuy nhiên, việc học hỏi cũng có một nghịch lý kỳ lạ. Là con người, chúng ta luôn bị thu hút bởi những bí ẩn của những điều kì bí, bởi sự kỳ diệu và kinh hoàng của nó. Vì vậy, chúng ta cố gắng tìm kiếm và tạo ra câu trả lời, khám phá và khai thác. Nhưng một khi chúng ta biết nhiều hơn về một thứ gì đó, nó lại trở nên bình thường và tầm thường. Nhưng sẽ có những câu hỏi mới được đặt ra, rồi đến một thời điểm mà tuy chắc chắn những bí ẩn vẫn còn đó, song không có bí ẩn nào liên quan đến cuộc sống của bạn cả, vì vậy cuộc sống của bạn bây giờ chỉ đơn thuần là trần tục. Giống như việc chúng ta không muốn xem phim nếu đã biết trước nội dung.
Một ví dụ nhỏ nhặt kỳ lạ về điều này là cách tôi cảm nhận về game thẻ bài Magic the Gathering. Trò chơi thú vị hơn nhiều khi tôi biết ít về nó, kiểu tôi không biết cách tra cứu các lá bài trực tuyến hay mua các lá bài lẻ. Mỗi lần mở pack đều chứa đựng những điều mới. Và tôi thực sự không biết làm thế nào để tạo ra một bộ bài tốt. Nhưng, việc hiểu hơn về game dần khiến tôi chán chường. Vì vậy, tôi đã cố gắng nhiều hơn để tránh những tiết lộ cũng như những điều tương tự.


Hơn 6 thập kỷ trước, bố tôi đã về nhà với một câu “nói đùa” rằng “người ta cười vì họ thực sự hạnh phúc hoặc vì họ không biết gì hơn” Tôi luôn nhớ mãi điều này và cho rằng đó là một quan sát quý giá về hành vi con người. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc từ sự thiếu hiểu biết dường chỉ là một ảo tưởng, và cái nhìn hão huyền về niềm hạnh phúc đó dễ dàng bị phá vỡ bởi những xâm nhập khác nhau của thực tế vào sự thiếu hiểu biết của mỗi người. Điều này thường kích thích những suy nghĩ và trạng thái sợ hãi, có thể khiến bạn mất ngủ cả đêm và gây rối loạn cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra còn có một cấp độ hạnh phúc hoàn toàn khác biệt có thể tìm thấy trong việc biết và thấu hiểu nhiều hơn về cuộc sống theo nghĩa rộng và trên nhiều cấp độ, và cũng đơn giản là chấp nhận tất cả những gì mà người ta gặp phải trong cuộc sống ngay cả khi người ta không biết hoặc hiểu tất cả mọi thứ, bởi vì điều này nuôi dưỡng sự cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi và hiểu biết nhiều hơn. Đó chính là con đường của sự khôn ngoan trong cuộc sống và cùng với đó, niềm hạnh phúc thực sự sẽ không dễ dàng bị lay động.


Vấn đề không phải là bạn biết gì mà là bạn suy nghĩ về những gì bạn biết và phản ứng như thế nào với những điều bạn biết hoặc nghĩ rằng mình biết.


Cmt muộn chút, nhưng mà thật sự, thiếu hiểu biết cũng là một niềm hạnh phúc. Ông không thể cảm thấy đau đớn nếu ông không biết nó tồn tại, nghe cũng có lý. Con người không lựa chọn để trở nên ngu dốt về thế giới. Họ không có quyền lựa chọn để được hạnh phúc, bởi làm sao họ có thể cảm thấy đau khổ nếu họ không biết rằng đau khổ có tồn tại? Và một khi ông không còn ngu dốt nữa, ông sẽ nhìn thấy MỌI THỨ, từ hạnh phúc thực sự cho đến những khổ đau tồi tệ. Loài người chúng ta đối xử với nhau thật tệ hại mà không hề hay biết. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tự hỏi tại sao giống loài mình không thể chung sống hòa bình với nhau. Và cuối cùng, ngu dốt cũng khiến con người ta không nhìn thấy hậu quả hoặc tác động của bất kỳ quyết định nào của họ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *