1.
Giống như chồng tôi chắc cũng có thể xem là một người số khổ.
Khi anh hơn 1 tuổi, mẹ bỏ đi lấy người khác, bố anh thì sức khỏe không tốt. Vậy nên tuổi thơ anh gắn với bà nội, có thể nói bà nội là người đã nuôi anh khôn lớn. Bố qua đời năm anh 13 tuổi. Gia cảnh quá khó khăn nên anh buộc phải nghỉ học để đi làm, thế nhưng cũng may anh là đã chọn được một công việc khá tốt, làm nghề sửa chữa máy móc. Một mình anh chật vật trong xã hội, dốc hết sức ra làm việc, từ thời niên thiếu cho đến năm hai mươi mấy tuổi, khi đó vợ chồng tôi gặp nhau. Sau này chúng tôi kết hôn, sinh con, anh ấy gần như được coi là đã đến nhà tôi ở rể.
Năm nay anh ấy 36 tuổi, qua đời vào ngày 6 tháng 10. Đứa nhỏ nhà tôi chỉ mới lên 3. Chồng tôi là một người cực kỳ khao khát tình yêu thương, đặc biệt là tình mẫu tử, bởi vì thực sự anh rất thiếu thốn điều đó. Sau khi bố mất thì mẹ chồng tôi cũng có liên lạc với anh ấy vài lần, đồng thời hai người còn cùng nhau làm việc trong hai năm, họ cùng làm công nhân trong một nhà máy. Thế nhưng sau này khi anh nghỉ việc ở đó, ra bên ngoài tìm việc thì dần dà họ cũng không còn liên lạc với nhau. Về cơ bản khi nào cần tiền bà ấy mới gọi điện cho chồng tôi, còn nếu không cần thì đương nhiên cũng chẳng gọi. Trong khi chồng tôi có mức lương 2000 tệ một tháng mà bà ấy dám mở miệng đòi 10000 tệ, với lý do là cần thêm tiền để đóng bảo hiểm hưu trí. Người ta không thèm động não nghĩ thử: một thanh niên hai mươi mấy tuổi, một tháng lương 2000 tệ, tiền thuê nhà, và các chi phí khác thì làm sao có thể để dành được 10000 tệ. Vậy mà anh ấy cũng gom góp tất cả tiền bạc để đưa cho bà, còn vay mượn chỗ này chỗ kia thêm một ít, và sau đó anh ấy phải ăn mì trong suốt một tháng. Chưa đầy 2 tháng sau, em gái anh ấy lại gọi điện, thông báo rằng mẹ cần làm phẫu thuật mắt, chi phí là 1000 tệ, yêu cầu anh ấy đưa 500 tệ. Hai cô em gái ấy đều là em gái cùng mẹ khác cha của chồng tôi. Ba người bọn họ góp nhau được mỗi 500 tệ thế mà còn dám nói anh ấy đưa thêm 500 tệ. Thế nhưng sau này khi anh ấy kết hôn, sinh con, thậm chí là khi anh ấy qua đời thì cả 3 người này đều không thấy dấu vết đâu, liên lạc không được.
Đầu năm nay tôi vừa được thăng chức, tăng lương, cuộc sống của chúng tôi chỉ vừa mới ổn định hơn một chút thì anh ấy lại rời xa tôi mãi mãi. Nếu người ta thực sự có thể đầu thai chuyển kiếp thì tôi hy vọng rằng kiếp sau chồng tôi sẽ được sinh ra trong một gia đình giàu có, sống một đời vô tư an bình. Kiếp này anh vất vả quá rồi.
2.
Mẹ của một người bạn thời tiểu học của tôi.
Bố của đứa bạn tôi là một cảnh sát, năm đó ông ấy đã hy sinh trong một lần tham gia nhiệm vụ truy bắt tội phạm. Mẹ cậu ấy quyết định ở vậy, không đi bước nữa, một mình cực khổ nuôi đứa bạn tôi khôn lớn. Sau này cậu ấy quyết định tham gia vào quân đội, thế mà vào năm vừa tròn 20 tuổi cậu ấy cũng hy sinh khi làm nhiệm vụ. Chính là vụ việc tàu ngầm Hải quân 361, mọi người lên mạng tìm cũng sẽ thấy thông tin về sự kiện này. Mẹ tôi rằng, ngày hôm đó trong sân nhà cậu ấy toàn mấy chiếc xe hơi màu đen, còn có xe của lãnh đạo tỉnh ủy nữa, rất nhiều cán bộ đến chia buồn, an ủi mẹ cậu ấy. Thế nhưng tôi vẫn thấy cuộc đời này đối xử với cô ấy quá đỗi tàn nhẫn.
Ko đồng tình với anh đầu tiên, mình phải biết giới hạn của mình ở đâu, rạch rõ ranh giới ko cho người khác lấn qua. Nói câu không phải, anh nhân từ với kẻ khác để rồi làm khổ chính những người yêu thuơng mình; điển hình của câu người đáng thương ắt có điểm đáng trách.
Có những người bản thân họ cái gì cũng tốt, chỉ là mệnh không tốt.