“Lòng trắc ẩn không phải là một sự cải thiện bản thân hay một sự hoàn hảo mà chúng ta cố gắng có được. Việc có được lòng trắc ẩn chính là đón nhận tất cả thuộc về chính mình, bao gồm luôn cả những phần chúng ta chưa hài lòng hay không hề muốn nhìn nhận chúng” – Pema Chodron
Vào những lúc mà mọi thứ không diễn ra theo như kế hoạch và phải chịu đựng những nỗi đau mà ta không hề muốn, ta không nhận ra rằng đó là thời điểm chúng ta xứng đáng nhận được nhiều tình yêu thương.
Nếu như có một người bạn hay thành viên trong gia đình chia sẻ với ta một vấn đề rất nghiêm trọng trong tâm trạng tồi tệ, ta sẽ ôm lấy họ, an ủi họ, nói những lời động viên và bảo họ rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Thế nhưng, ta lại không đồng cảm với bản thân mình như vậy?
Lòng trắc ẩn cho chính bản thân là một trong những điều quan trọng mà một người có thể làm để giúp mình tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống. Nếu ta không thể thương cảm và đón nhận những cảm xúc mà ta luôn tránh né và phán xét, chúng sẽ chiếm lấy năng lượng của ta cho tới khi chúng được giải phóng thật sự. Và quá trình chữa lành sẽ không diễn ra nếu như ta còn duy trì sự phán xét và hà khắc với bản thân.
Việc biến những cảm xúc tổn thương trở nên lành mạnh luôn đòi hỏi sự yêu thương, tử tế và đồng cảm.