Nước sôi để nguội qua đêm thì có uống được không?

Đề cập đến “đồ để qua đêm”, mọi người đều liên tưởng đến “ôn dịch” như thể tất cả đều là đồ bị thiu, bị hỏng vậy. Tuy nhiên “đồ để qua đêm” bao gồm cả nước và thức ăn không hề đáng ngại chút nào. 

Có người hỏi tôi “nước qua đêm” có chứa gì vậy? Có uống được không? Đối với những hiểu lầm về vấn đề này, lúc này tôi sẽ đính chính lại cho các vị vậy.

-> Nước để qua đêm có chứa gì? 

Đã gọi là “nước sôi để nguội qua đêm” thì thành phần nhiều nhất trong đó dĩ nhiên là hàm lượng nước rồi. 

Ngoại trừ nước, sau khi qua một đêm, một số vi khuẩn bên trong sẽ sinh sôi; các tạp chất, bụi bẩn cũng tăng vài phần do các nguyên nhân như thời gian bao lâu và các yếu tố bảo quản ( chất liệu ly tốt hay không, ly được đậy ra sao,…) 

-> Vậy có thể yên tâm uống nước để qua đêm không?

Vấn đề là như thế này. Chỉ cần đảm bảo được chất liệu của ly đựng không độc hại, nước được bảo quản trong môi trường an toàn thì hoàn toàn có thể dùng tiếp được.

-> Chẳng phải đồ uống qua đêm có thể gây ung thư sao?

“Nước sôi để nguội qua đêm có chứa nitrite, có thể gây ung thư.” 

Câu nói này nghe thì có vẻ hợp lẽ thường. Tuy nhiên đây chỉ là lời đồn, nitrite có chứa trong nước và các vật chất khác là thật, tuy nhiên với hàm lượng cực nhỏ thì chúng không hề gây hại cho sức khỏe con người.

Hợp chất nitrosamine là “sản phẩm phụ hình thành trong quá trình khử trùng nước uống”, nhưng việc này không nói lên gì nhiều cả, cũng không thể hiện sự “vượt mức cho phép”.

Việc hình thành nitrosamine cần phải có môi trường thích hợp và các chất tiền đề. Mà nước sau khi đun sôi đã làm mất hoạt tính của vi khuẩn, lượng chất nitrosamine càng ít hơn, thậm chí còn không có điều kiện để gia tăng.

Vậy nên cho dù chúng ta có để nước sôi để nguội qua đêm thì tính chất của nước cũng không thay đổi; vi khuẩn và vi sinh vật có thể sẽ gia tăng nhưng cũng không nguy hại đến sức khỏe của chúng ta.

Còn không, nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu không muốn uống ly nước đã để qua đêm đấy thì có thể dùng nó cho việc khác. Còn nếu bạn không nỡ thì trước đó hãy đựng nước bằng loại ly tốt rồi đặt nó ở vị trí an toàn.

Việc mọi người quan tâm đến vấn đề “an toàn vệ sinh của đồ uống” như vậy là chuyện tốt; bởi vì nước là cội nguồn của cuộc sống mà. 

Nhưng cũng đừng nên quá kỹ tính, có kiến thức đầy đủ về đồ uống sạch chính là biểu hiện của việc chúng ta biết uống nước đúng cách.

-> Tuân theo quy tắc sau đây thì bạn sẽ càng thêm khỏe mạnh:

• Không cần biết bạn uống bao nhiêu nước, đều phải uống nước sạch và an toàn sức khỏe.

“An toàn vệ sinh thực phẩm (nước uống)” là vấn đề đáng để tâm, bất kể bạn uống bao nhiêu nước, vào thời điểm nào thì cần phải đảm bảo thứ nước bạn dùng hợp vệ sinh, an toàn và không độc hại.

• Phải uống đủ liều lượng thì mới khỏe mạnh được:

Định lượng nước uống là “quan niệm dưỡng thân” mà mỗi người phải có , trong sách “Chỉ nam cho bữa ăn hàng ngày của người dân Trung Quốc” có đề xuất mỗi ngày nên uống 1,5 – 1,7 lít nước. Nếu như bạn dùng loại ly dung tích 100ml, vậy thì mỗi ngày bạn sẽ phải uống 15 ly; còn nếu bạn dùng loại 200ml thì mỗi ngày phải uống 8 ly. 

• Uống nước lã không thể hiện bạn người dũng cảm, mà chỉ cho thấy bạn ngốc thôi: 

Hồi còn bé, có nhiều đứa nhỏ thích uống nước lã trực tiếp từ vòi nước. Có vẻ ngầu đấy, nhưng thật ra lại là hành động dại dột.

Tiền đề của việc nạp dinh dưỡng là vệ sinh và an toàn. Nhưng nước chưa qua xử lý nhiệt, đun sôi thì có nguy cơ cao chứa trứng côn trùng, clo, vi khuẩn và các chất có hại khác.

Uống một ly nước đã đun sôi chứng tỏ bạn là người thông minh. 

• Dù có khát thì cũng không nên “tu một hơi”:

Cứ cho là lúc đó bạn khát khô cổ, thì lúc uống nước cũng không nên gấp gáp “tu một hơi” khiến cho cơ thể khó chịu, thậm chí còn có nguy cơ “ngộ độc nước uống” rất cao.

Bất kể lúc nào, lúc uống nước thì nên uống từ từ từng ngụm, mỗi lần uống 100-200ml là hợp lý.

• Theo như so sánh dưới đây thì cơ thể thích nước ấm hơn:

Nước đá thì hấp dẫn đấy, nhưng nó sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày đột ngột co lại, các mao mạch, dạ dày và ruột sẽ “trả đũa” bạn bằng những cơn đau bụng và buồn nôn. 

Nước nóng uống vào thì có vẻ “thoải mái”, nhưng khi vào cơ thể, nó sẽ kích thích thực quản, niệm mạc của đường tiêu hóa, thậm chí có thể gây ung thư. 

Cơ thể của bạn sẽ cảm kích nếu bạn uống nước đun sôi rồi để nguội đến nhiệt độ gần bằng thân nhiệt. Trên dưới 40°C là hợp lý.

Uống nước thì đừng vội vã, uống từ từ là tốt nhất. Uống nước thì đừng tin lời đồn thất thiệt, khoa học mới chính là điều căn bản. 

Như vậy tôi tin cuộc sống của bạn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *