Sơn là một học sinh nghèo ở vùng quê có ước mơ thi được vào quân đội!
Cũng phải thôi ở vùng quê Dak Lak chúng tôi, ngoài con đường thi vào nhà nước ra thì Sơn không hề biết đến ngành nghề gì khác.
À giới thiệu một chút về quê hương Sơn nhé. Dak Lak là một vùng quê nghèo, các bạn ở thành phố, thị trấn có thể sẽ khá giả hơn, còn hầu như người dân ở tỉnh nó đều có những khó khăn nhất định về kinh tế, do địa hình hầu như là đồi núi nên việc phát triển kinh tế ở đây khá khó khăn. Học sinh ở đây muốn thoát nghèo chỉ nghĩ đến con đường thi vào nhà nước chứ học đại học trên thành phố gia đình không nuôi nổi.
Chỗ Sơn sinh sống xung quanh đều là rừng, nên hiểu biết về bên ngoài thành phố cũng ít. Gần đến mùa thi nó cùng bạn bè hào hứng đi nộp hồ sơ khám sức khỏe để thi vào một trường Quân đội.
Nhưng sao lạ lắm lúc đi thì Sơntrông có vẻ hào hứng và có đôi chút tự tin bởi từ nhỏ đến lớn vấn đề sức khỏe của Sơn bình thường, các bác hàng xóm hay khen “Tướng này đi vào Quân đội thì đẹp”.
Nếu đi khám sức khỏe mà được như lời bác nói thì tuyệt quá, Sơn lũi thủi đi về trước những ánh mắt của lũ bạn, tờ giấy cầm trên tay Sơn có dòng chữ màu đỏ loại 5!! Do khuỷu tay Sơn bị hóp vô một xíu, nên bác sĩ đã cho Sơn vào loại 5. Cái loại sức khỏe mà cả đời này Sơn cũng không thi được vào quân đội hay công an nữa, lễnh thễnh đi về như người mất hồn, cảm giác như tất cả sự cố gắng của bản thân bỗng sụp đổ, Sơn cảm giác như bản thân có tội và làm sai một điều gì đó, nước mắt cứ lĩa chĩa rơi xuống hai gò má, Sơn muốn khóc lắm khóc thật lớn nhưng ở đây đông người, vì là một người hoạt bát, luôn vui vẻ nên Sơn không muốn để người khác thấy bản thân trong bộ dạng này, cố nén sự thất vọng vào trong long và trở về nhà.
Tôi từng nghe một câu nói “Khi chúng ta mất một thứ gì đó, chúng ta sẽ nhận được một thứ khác” sau khi gặp khó khăn hay thậm trí thất bại chúng ta có quyền được buồn, nhưng không thể cứ kéo dài như vậy mãi, ở ngoài kia còn bao nhiêu điều tốt đẹp chúng ta vẫn chưa khám phá hết mà, tại sao chúng ta cứ coi thất bại đó là một cơ hội cuối cùng vậy?
Sơn về đến nhà nghỉ ngơi vẫn đi học bình thường nhưng trong lòng thì đã bỏ bê việc học, hơn hai tuần sau đó Sơn mới chịu học lai cùng các bạn. Lần này Sơn mong muốn thi vào một trường công lập ở thành phố, Sơn vẫn cố gắng học mặc dù nó không biết bản thân nó muốn học ngành gì, mọi chuyện xẩy ra quá nhanh khiến, Sơn không thể bắt kịp được sự việc, nên Sơn chỉ chọn một ngành học dễ xin việc, mong muốn có thể kiếm được nhiều tiền để thoát khỏi cuộc sống nghèo khó, và đặc biệt không phải làm nông, có nhiều bạn nghĩ làm nông an nhàn vui vẻ nhưng thực sự vất vả lắm, nông nghiệp nước ta vẫn còn rất lạc hậu nên việc làm nông khá là vất vả hiệu quả kinh tế không cao, hẳn vì lẽ đó nên nó mới cố gắng đến như vậy, nó là khát khao thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình.
Gần đây chúng ta thường thấy một số vụ việc đáng tiếc của các học sinh, sinh viên, mình cũng biết là áp lực điểm số và gia đình là rất lớn, nhưng tại sao các bạn có thể hành động một cách không có trách nhiệm như vậy nhỉ, khi mình đọc những thông tin đó mình cảm thấy rất rất là buồn, mà trong khi đó mình là một người xa lạ, không quen biết gì với mấy bạn ấy, cảm giác của người thân bạn sẽ ra sao các bạn nghĩ bố mẹ các bạn không hiểu các bạn, chỉ biết biến các bạn thành những cỗ máy, nhưng họ muốn tốt cho bạn họ muốn bạn trở nên giỏi hơn, còn các bạn thay vì cố gắng lại có một số bạn lại chọn cách buông bỏ, kết thúc sự kì vọng của gia đình, mỗi khu vực lại có một khó khăn riêng, ở miền núi như tụi mình thì thường phải phấn đấu để thoát khỏi sự nghèo khó, và công việc hái cà phê, làm nông vất vả, bọn mình hiểu được nếu không học tương lai bọn mình chắc chắn sẽ rất vất vả, và các bạn ở thành phố lại áp lực về điểm số và gia đình, sự lạnh nhạt của chốn đô thị nhưng các bạn à ở đâu cũng có khó khăn, không phải khó khăn tìm đến mỗi các bạn đâu, nên chúng ta hẫy có gắng lên. Chúng ta còn cả một hành trình dài phía trước những khó khan này chỉ là một phần thôi nên chúng ta phải đón nhận và đối mặt với nó.
