Tại hiện trường vụ thảm án, pháp y Dư trong vô thức không biết từ bao giờ đã tự khâu tay mình gắn liền vào t.hi t.h.ể.
Thi thể là một bé gái, trán bị bổ làm đôi, cổ khoét một lỗ sâu, có khâu thế nào cũng không liền vào được …
(Bài viết dựa trên vụ án có thật, tên nhân vật trong truyện đã được thay đổi)
__________________________________
Trong vụ án này, 13 là con số không ngừng được lặp lại, giống như một điềm báo.
Một số thành viên cốt cán thuộc tổ chuyên án năm đó gồm: pháp y Dư, Đại úy Vương của Lữ đoàn Cảnh sát Hình sự và Giám đốc Lý của phòng ADN. Và sau 13 năm, cũng trong vụ án này, bọn họ lại một lần nữa được đồng hành cùng nhau.
Đại úy Vương gần đây có đọc được một mẩu tin tức nói về việc có người dùng công nghệ ADN để xác định thân phận những người nằm dưới ngôi mộ. Điều này khiến ông không ngừng nhớ về vụ thảm án xảy ra tại nha khoa Bắc Kiều năm xưa.
Khi ấy do công nghệ, kỹ thuật chưa phát triển, vậy nên gặp vô vàn khó khăn trong việc truy tìm danh tính hung thủ. Tuy nhiên bây giờ, chỉ một giọt máu đã có thể vạch trần được nhiều điều.
Nếu như coi máu là ổ khóa, công nghệ xét nghiệm là chìa khóa, vậy thì pháp y chính là người nắm giữ chìa khóa trong tay.
Ba người họ tập hợp lại, quyết định sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét lại hồ sơ vụ án nha khoa Bắc Kiều năm ấy.
Một nhóm người vây quanh những vật chứng đã thu thập được từ hiện trường vụ án năm đó, nhất chí cho rằng vật chứng có giá trị nhất hiện giờ chính là 13 viên gạch hình vuông có kích thước 25x25cm, màu xanh xám, bên trên lưu vết dấu chân dính máu.
Năm xưa, sau khi vụ án xảy ra, những vật chứng này luôn được phía cảnh sát cất giữ cẩn thận, cho dù chuyển cơ sở thì nhân viên chuyên môn cũng sẽ di chuyển chúng hết sức cẩn trọng.
Hồi đó, đối với các pháp y đàn anh, trọng tâm của việc kiểm tra, truy vết nằm ở 13 viên gạch chứa dấu chân máu này. Tuy nhiên đối với lần điều tra này, người phụ trách là tôi, vậy nên tôi sẽ không bám sát vào những dấu chân máu ấy nữa, mà sẽ chuyển sang điều tra và xét nghiệm những tia máu còn sót lại ở hiện trường vụ án.
Những tia máu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó có thể chính là máu của tên sát nhân. Vết tích giằng co có tại hiện trường cho thấy hung thủ có khả năng đã bị thương và thậm chí còn đổ máu. Mặc dù khi xưa chỉ có thể kiểm tra nhóm máu, nhưng đối với công nghệ thời nay, chỉ cần một giọt máu đã có thể tóm gọn hung thủ.
“Lần này, bằng bất cứ giá nào, chúng ta cũng phải phá được án!”, giám đốc Lý phòng ADN như hô vang quyết tâm trong lòng mọi người.
Lấy dấu máu là công việc vô cùng quen thuộc, nhưng không rõ vì sao lần này tôi lại cảm thấy cực kỳ căng thẳng. Viên gạch trước mặt không phải là vật chứng thông thường, chúng là những viên gạch đến từ gian chính của nhà họ Hà, nặng trịch.
Năm xưa, hung thủ đã dẫm lên những viên gạch này để trốn thoát khỏi hiện trường, sau đó mất tích.
Tôi gần như nín thở, cẩn thận trong từng động tác, quan sát từng viên gạch một.
Tốn mất 2 tiếng đồng hồ, cuối cùng rất khó khăn mới phát hiện ra vài tia máu nhỏ, một tia trong số đó “ẩn mình” vô cùng kín kẽ giữa khe hở của các hoa văn in trên gạch.
Vài ngày sau, kết quả của hai mẫu máu đã có, đó là ADN của hai người đàn ông!
Những tia máu được giấu kín kia như vị nhân chứng đã ẩn mình im lặng suốt 13 năm, chỉ chờ đến giờ phút này mới có cơ hội được đứng ra ánh sáng và lên tiếng thay cho nạn nhân.
Đơn vị họp gấp, bàn hội nghị chật kín. Khi được phân công nhiệm vụ, dù là cảnh sát lâu năm hay mới vào nghề, trên mặt mọi người đều thấp thoáng nụ cười rạng rỡ.
Vụ án từng khiến hơn 60 sĩ quan cảnh sát hình sự phải tranh luận gay gắt về số nghi phạm tham gia vụ thảm sát, giờ đây đã sắp tìm ra được lời giải.
Trong mắt pháp y Dư ánh lên những tia hy vọng.
Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là xác nhận xem hai mẫu máu đàn ông trên có phải của hai cha con xấu số hay không. Nếu như không phải, vậy thì sẽ có rất nhiều bí mật chưa từng hé lộ được mở ra.
Chúng tôi quay lại hiện trường năm đó để thu thập mẫu máu, đồng thời, tìm kiếm họ hàng của gia đình người bị hại, sử dụng mẫu máu của họ để tiến hành loại trừ và xác minh.
Từ sau vụ án, đã 13 năm người nhà họ Hà không gặp mặt hay liên hệ với đội cảnh sát, lần này cảnh sát lại đột nhiên tìm đến cửa, mặc dù bọn họ vẫn rất hợp tác tuy nhiên sâu trong ánh mắt vẫn lộ ra vẻ phức tạp khó nói thành lời.
“Có phải đã tìm thêm được manh mối gì rồi không?” Khi tôi lấy mẫu máu, một người trong họ liên tục hỏi.
Đó là em trai Hà Lập Bân, cậu nhớ lại, kể từ sau khi gia đình anh trai gặp nạn, bố cậu buồn rầu mãi không nguôi. Chỉ mấy năm sau, cả bố và mẹ đều lần lượt qua đời.
“Trong khoảnh khắc đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, mẹ tôi vẫn thấp thỏm lo lắng không yên, hỏi rằng liệu có bắt được tên hung thủ kia không, cả nhà không biết nên trả lời ra làm sao.”
13 năm, tên sát nhân giết hại cả nhà con trai bà 13 năm vẫn chưa phải chịu sự trừng trị của pháp luật, điều này đã trở thành nỗi đau, nỗi ân hận thường trực trong tim cả gia đình.
Giây phút đó, tôi cũng chẳng thể đưa ra câu trả lời, chỉ biết trầm lặng lấy mẫu máu tại hiện trường thảm án và từ người thân vợ chồng họ Hà, sau đó gửi đến phòng xét nghiệm ADN.
Các đồng nghiệp tăng cường làm thêm giờ, đẩy nhanh tiến độ, sau khi tiến hành phân tích và tính toán cẩn thận, chúng tôi xác định: một trong 2 mẫu máu là của người đã khuất – nha sĩ Hà Lập Bân, mẫu còn lại chỉ có thể thuộc về hung thủ, hoặc là một trong số chúng.
Trước mắt vẫn chưa xác định được rốt cuộc có bao nhiêu nghi phạm, tuy nhiên với kết quả ADN có trong tay, chúng tôi đã có thể mơ hồ sờ gáy hung thủ.
Để xác nhận thêm thông tin của nghi phạm, tôi cần sử dụng chiếc chìa khóa thứ hai, quan trọng hơn, đó là kho nhiễm sắc thể Y.
Nhiễm sắc thể của con người được chia thành hai loại X và Y, Y là nhiễm sắc thể chỉ có ở nam giới. Do vậy kho nhiễm sắc thể Y, giải thích một cách dễ hiểu là thu thập thông tin nhiễm sắc thể, kết hợp với thói quen, tập tục sống theo dòng họ của nam giới Trung Quốc, sau đó căn cứ vào các mối quan hệ họ hàng để xác định nhóm đối tượng phù hợp với kẻ tình nghi.
Việc thiết lập kho nhiễm sắc thể Y ở địa phương về cơ bản đã được hoàn tất, nhưng sau khi tìm kiếm khắp nơi, cuối cùng kỳ tích vẫn không xuất hiện, vẫn chưa thu thập được thêm bất cứ thông tin gì của nghi phạm.
Sau khi biết kết quả điều tra không thuận lợi, pháp y Dư không khỏi thất vọng: “Xem ra thời gian giải quyết vụ án vẫn chưa chín muồi!”
Tôi còn đang không biết làm cách nào để an ủi ông ấy thì pháp y Dư đã vỗ vai tôi động viên: “Việc tốt ắt gặp khó khăn. Không sao, chúng ta không cần quá gấp gáp.”
Thật ra, người cảm thấy sốt ruột nhất ở đây chính là pháp y Dư. Trong suốt hơn 10 năm qua, dù là gặp khó khăn trên phương diện công nghệ kỹ thuật hay phải chịu áp lực từ dư luận, ông ấy luôn là người khó chịu nhất.
Bây giờ, cuối cùng cũng có thể nắm bắt được chút thông tin về tên hung thủ, tôi tin chắc vụ án này nhất định sẽ được giải quyết.
Mỗi khi gặp phải khó khăn như vậy, pháp y Dư thường sẽ vỗ vai tôi và nói: “Mấy đứa còn trẻ quả là không giống lão già này, tâm lý cũng ngày càng vững hơn. ”
Tôi nghĩ, có lẽ vì chúng tôi ngày càng tin tưởng vào công nghệ mà thôi.
Sau đó, chúng tôi tập trung đẩy nhanh tốc độ xây dựng kho nhiễm sắc thể Y. Không chỉ để phục vụ riêng cho vụ án này, mà còn góp phần giúp phá được nhiều án hơn nữa trong tương lai.
Mỗi một mẫu máu được cung cấp tới kho ADN là đã có thể gia tăng manh mối cho việc tìm ra hung thủ của vụ án. Có thể nói, số lượng thành viên của “tổ chuyên án” lần này đã không chỉ giới hạn ở nhóm chuyên môn chúng tôi nữa rồi.
Khoảng nửa năm sau, vào một buổi sáng, tôi gặp được pháp y Dư ở hành lang đơn vị. Ông nhìn tôi với vẻ mặt đầy phấn khích, hét lớn: “TÌM THẤY RỒI!”
Đã tìm ra nhiễm sắc thể Y của một người đàn ông có độ trùng khớp cao với hung thủ. Người đó tên Vương Á Tân, 37 tuổi, vì lái xe sau khi uống rượu mà bị giữ ở đồn.
Vụ án 13 năm trước đây, cuối cùng cũng có tiến triển mới, mọi người vô cùng vui mừng, đều cảm thấy tên Vương Á Tân này có khả năng chính là hung thủ, chỉ muốn ngay bây giờ lập tức có thể đi bắt hắn ta lại.
Nhưng chính vào thời khắc then chốt này, pháp y Dư lại không vội vàng nữa, ông trở nên bình tĩnh hơn ai hết.
Bản đồ gen trong kho chứa nhiễm sắc thể Y cũng giống như điện tâm đồ của con người vậy. Mỗi đỉnh sẽ là một locus gen (*Thuật ngữ này sử dụng để chỉ ra địa chỉ cụ thể của một gen nào đó trên nhiễm sắc thể mang ADN chứa gen đó). Vương Á Tân có 20 locus gen giống với hung thủ, nhưng con số này là chưa đủ.
Để có thể chắc chắn hơn, chúng tôi lại mở rộng phạm vi kiểm tra lên hơn 40 locus gen, phát hiện trong hơn 40 locus gen này, Vương Á Tân có 1 gen là khác với hung thủ.
Điều này đồng nghĩa với việc, Vương Á Tân không phải hung thủ, nhưng có quan hệ gần với hung thủ. Tên nghi phạm này rất có khả năng cũng mang họ “Vương”.
Nhưng họ “Vương” là họ phổ biến ở Trung Quốc, có rất nhiều người đều mang họ này.
Trong thôn nơi Vương Á Tân sinh sống, có hơn 600 hộ dân, trong đó có đến hơn 100 hộ mang họ “Vương”. Chúng tôi quyết định kiểm tra từng hộ, nhất định không bỏ sót một ai.
Mục tiêu lần này rất rõ ràng: Cái lưới giăng ra không những phải kín, mà còn phải đủ rộng. Chúng tôi kiểm tra hơn 1200 người. Cuối cùng phát hiện một người có 40 locus gen hoàn toàn trùng khớp với hung thủ.
Ác quỷ ẩn trốn 13 năm, cuối cùng cũng đã chịu lộ diện.
Tôi nhìn qua camera của phòng thẩm vấn, lần đầu tiên tận mắt trông thấy Vương Á Cường: mắt nhỏ, gò má cao, mũi gãy.
Hắn ta, cũng là một bác sĩ nha khoa.
Khi Vương Á Cường bị bắt, hắn đang tiễn bệnh nhân ra về, vợ và con đang ở nhà đợi hắn về cùng ăn cơm tối.
Trông thấy có rất nhiều cảnh sát tới, vợ hắn vội vàng đứng dậy tiến lên một bước, chắn trước mặt 2 đứa trẻ. Chúng ngó ra từ sau lưng mẹ, tò mò nhìn xung quanh. Vương Á Cường lúc đó rất bình tĩnh, hỏi: “Có việc gì?”
Gia đình này rất giống với gia đình nạn nhân Hà Lập Bân, cũng là một cặp vợ chồng, một trai một gái, con gái cũng vừa tròn 13 tuổi. Khi vụ án kia xảy ra, vợ Vương Á Cường còn đang mang thai.
Cô bé trốn sau lưng mẹ nó, chắc chưa từng nghĩ đến việc bố mình lại có liên quan đến một vụ thảm sát thương tâm. Mà trong vụ án ấy cũng có một cô bé chạc tuổi em, nhưng tiếc thay thiên thần ấy đã mãi mãi dừng lại ở tuổi 13.
Đồng nghiệp tôi chạy lên ấn mặt Vương Á Cường xuống đất, hắn ta ngọ nguậy mấy cái, rồi không phản kháng gì thêm.
Trước khi tiến hành vây bắt, đồng nghiệp của tôi đã điều tra kĩ càng về hắn: Vương Á Cường sống khá khép kín nhưng tính tình lại nóng nảy, từng do tranh giành việc làm ăn mà đánh đuổi một vị nha sĩ khác ở giữa chợ. Bình thường hắn rất ít khi trò chuyện với hàng xóm, càng không nói đến chuyện đi nhậu hay tán gẫu cùng với họ.
Những người trong thôn đều cảm thấy rất khó kết giao với kiểu người như hắn.
Nơi Vương Á Cường sinh sống, cách hiện trường vụ án 30km, không được đưa vào phạm vi điều tra diện rộng của cảnh sát. Tuy nhiên khi đó cũng có điều tra viên đến thăm dò thôn này, chỉ là không hiểu tại sao hắn lại “may mắn” trở thành con cá thoát lưới.
Cuối cùng, sau 13 năm, các chuyên viên kiểm tra kích thước chân Vương Á Cường – cỡ giày của hắn và dấu chân máu ở hiện trường hoàn toàn trùng khớp.
Thẩm vấn bắt đầu.
Vương Á Cường một mực khẳng định mình chưa từng làm chuyện gì có lỗi, rằng cảnh sát đã bắt nhầm người, muốn đòi lại công bằng. Hắn ưỡn ngực ngẩng cao đầu, như thể chẳng sợ điều gì vậy.
Cảnh sát hỏi Vương Á Cường có biết vị bác sĩ nha khoa họ Hà ở khu đất mới kia hay không, có từng đến đó chưa, hắn nhất quyết phủ nhận. Thẩm vấn đến nửa đêm, hắn vẫn rất ngoan cố, mãi cho đến khi cảnh sát đưa ra chứng cứ hắn mới chịu nhận tội.
“ Phải, tôi đã g.i.ế.t người”, Vương Á Cường im lặng một lúc, bỗng ngẩng đầu, thở dài một hơi.
Cảnh sát tức giận đập bàn, đứng bật dậy: “G.i.ế.t vào khi nào?”
“Tháng 12 âm lịch năm 1999, vào một buổi tối, lúc 8 giờ hơn.”
“G.i.ế.t ở đâu?”
“Một nhà có phòng khám nha khoa ở thôn Bắc Kiều, chỗ khu đất mới.”
“G.iết những ai?”
“4 người, 1 bé trai, 1 bé gái, 1 người phụ nữ và 1 người đàn ông”
“Tại sao lại làm vậy?”
“Tôi muốn cướp tiền.”
Hung thủ lẩn trốn 13 năm trời, không ngờ lại dễ dàng hạ gục như vậy, những gì hắn miêu tả về hiện trường và động cơ gây án đều trùng khớp.
Quá trình thẩm vấn nhìn thì có vẻ như rất suôn sẻ này, thực chất lại đang ẩn giấu nhiều điều bùng nổ phía sau.
Vương Á Cường không sợ hãi hay luống cuống mà tường thuật lại với chúng tôi quá trình hắn g.i.ế.t 4 người nhà họ Hà.
Hắn nói mình không quen biết nha sĩ Hà Lập Bân ở “Nha khoa Bắc Kiều” kia, đơn giản chỉ muốn cướp tiền. Trước khi xảy ra án mạng nửa tháng, hắn mua một con dao gọt hoa quả ở chợ, về nhà lại tìm thấy thêm một cái rìu. Hôm xảy ra án mạng, Vương Á Cường lẻn vào gian nhà từ chiếc cửa đang mở nhà nạn nhân, đầu tiên trốn vào căn phòng phía Nam, tắt đèn đợi một lúc, sau đó lén chuồn ra phòng khách.
Không may bị người vợ phát hiện, hắn liền dùng rìu chém một nhát khiến nạn nhân ngã xuống, sau đó dùng dao gọt hoa quả cắt và khoét 1 lỗ sâu trên cổ cô ấy.
Tiếp tục đi vào phòng ngủ nhỏ, ở đây hắn đụng mặt bé gái, cũng ra tay dã man y như vậy. Khi trở lại phòng khách, bắt gặp bé trai, hắn nhấn đứa bé xuống đất, dùng cùng một thủ pháp g.i.ế.t hại nạn nhân, sau đó lôi cả 2 thi thể đang nằm dài trên sàn đất lạnh từ phòng khách kéo đến phòng ngủ.
Vương Á Cường khai, sau khi sát hại 3 nạn nhân, hắn đến căn phòng phía Tây để tìm tiền, bỗng nghe thấy tiếng bước chân tiến vào phòng khách, liền đụng mặt phải nha sĩ Hà Lập Bân.
Khi ẩu đả, hắn dùng rìu đánh ngất nha sĩ Hà thì cán rìu đột nhiên bị gãy. Trong tình huống cấp bách, hắn nhặt vội một cái ống nước ở dưới đất lên đánh tới tấp vào đầu cho đến khi xác nhận nạn nhân đã c.h.ế.t.
Theo lời khai của Vương Á Cường, chỉ có một mình hắn gây án, không tồn tại ân oán cá nhân, chỉ đơn giản là muốn cướp của mà thôi. Do chẳng may bị bắt gặp, trong lúc khẩn cấp nên mới ra tay g.i.ế.t người diệt khẩu.
Những chi tiết này phần lớn đều trùng khớp với kết quả khám nghiệm tại hiện trường, chỉ những người có mặt ở hiện trường mới có thể kể lại chi tiết đến như vậy. Mọi người nghe xong lời khai đều cho rằng đã bắt đúng hung thủ.
3 giờ sáng đêm hôm đó, pháp y Dư mất ngủ. Ông có chút lo lắng không yên, lời khai của tên này và kết quả khám nghiệm tử thi không trùng khớp.
Trong lời khai của Vương Á Cường, hắn g.i.ế.t người đều chỉ c.h.ém 1 hoặc 2 nhát rìu; khoét hay cắt cũng chỉ 2 vết là nhiều nhất. Nhưng nếu đối chiếu với tình trạng thực của t.ử t.h.i thì mọi thứ kinh khủng hơn rất nhiều.
Vào một ngày đẹp trời, Vương Á Cường bị áp giải đến con hẻm đó, dựng lại hiện trường vụ thảm án năm xưa.
Vương Á Cường vô cùng quen thuộc với sân nhà của gia đình họ Hà, hắn nhớ rất rõ bản thân làm những gì, làm ở đâu. Tất cả quá trình bao gồm g.i.ế.t người, tìm tiền và rời khỏi hiện trường. Nhiều người vây quanh rất phẫn nộ, kích động, dưới sự khuyên can của các đồng chí cảnh sát, mới có thể ngăn cản họ không xông lên đánh cho tên ác nhân này một trận.
Dựa vào những tài liệu thẩm vấn đang có trong tay, mọi người đều cảm thấy vụ án này cơ bản đã được giải quyết, bước tiếp theo có thể uống rượu ăn mừng được rồi.
Nhưng trong phòng làm việc, pháp y Dư vẫn đang trầm ngâm ngồi hút thuốc với vẻ mặt vô cùng nghiêm túc. Ông vừa hút thuốc, vừa lật đi lật lại, nghiên cứu một quyển sổ rất dày.
Tôi đi qua, phát hiện các góc giấy đã bị nát đi nhiều, bên trong còn dán rất nhiều giấy nhớ, sổ ghi chép chi chít chữ không còn khoảng trắng nào.
Không lâu sau, Vương Á Cường đã làm một việc khiến mọi người hết sức sửng sốt. Hắn bất ngờ phủ nhận toàn bộ lời khai trước đó.
– CÒN TIẾP –
