nhung-vi-tri-viec-lam-nao-co-nguy-co-cao-bi-tinh-gian-bien-che?

Những vị trí việc làm nào có nguy cơ cao bị tinh giản biên chế?

Yêu cầu sắp xếp lại công chức là lãnh đạo cấp huyện, nếu cần thì thực hiện tinh giản biên chế 

Mới đây, Ban tổ chức Trung ương đã ban hành hướng dẫn sắp xếp bố trí lại cán bộ, công chức trong các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.

Theo đó, thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện như sau:

Tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội ở đơn vị hành chính cấp huyện phải sắp xếp kể từ ngày ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chính phủ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cho đến khi nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính tương ứng có hiệu lực thi hành. Trừ trường hợp khuyết người đứng đầu mà không bố trí được người phụ trách theo quy định của cấp có thẩm quyền thì được bầu, bổ nhiệm chức danh đó.

tinh giản biên chế

Ban tổ chức Trung ương cũng yêu cầu sắp xếp lại cơ cấu nhân sự lãnh đạo ở đơn vị sự nghiệp cấp huyện, có thể tinh giản biên chế nếu cần. Ảnh: Nguyệt Tạ

Các tỉnh hướng dẫn các cấp ủy trực thuộc tính toán phương án tổ chức bộ máy, biên chế ở các đơn vị cấp huyện mới thành lập, sát nhập. Bố trí cấp trưởng, cấp phó từng cơ quan, đơn vị theo các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị mới thành lập phải được tiến hành đồng bộ, liên thông với khối chính quyền địa phương.

Giảm số lượng lãnh đạo gắn với tinh giản biên chế cấp huyện

Văn bản hướng dẫn của Ban tổ chức Trung ương cũng quy định rõ, cán bộ, công chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo, hoặc là lãnh đạo mà có đủ phẩm chất, có đủ năng lực và phù hợp còn thời gian công tác tối thiểu 30 tháng thì được ưu tiên giới thiệu bầu, bổ nhiệm vào chức vụ đã giữ lúc chưa sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện hoặc các chức vụ tương đương.

Xây dựng và hoàn thiện danh mục, số lượng vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức tại cơ quan, đơn vị mới đồng bộ với các cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị ở đơn vị cấp huyện mới thành lập.

tinh giản biên chế

Việc sắp xếp lại cán bộ phải đảm bảo số lượng không tăng lên so với trước khi tách lập đơn vị hành chính. Ảnh: Khoa Anh

Đặc biệt, trong văn bản này, Ban tổ chức Trung ương cũng quy định, xây dựng kế hợp, lộ trình và thực hiện sắp xếp giảm số lượng lãnh đạo, quản lý; số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với thực hiện tinh giản biên chế tại cơ quan, đơn vị mới theo các quy định của Đảng, Nhà nước, bảo đảm phù hợp với thực tế của địa phương.

Trước mắt, sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý, biên chế công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị mới tối đa không vượt quá số nhân viên trước kia có.

Các tỉnh thực hiện sắp xếp cán bộ, tinh giản biên chế ở các cơ quan, đơn vị mới. Chậm nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định thành lập tổ chức có hiệu lực thi hành thì thực hiện đúng quy định chung; đồng thời, tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo các kết luận, quy định, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương.

Trường hợp đặc biệt, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh báo cáo Ban Tổ chức trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *