Trước có làm bài về tôm tít, có vài thông tin sai như tốc độ viên đạn với trọng lượng tối đa, tôi thì tôi dịch từ báo nước ngoài nên cứ nghĩ là chúng nó đúng. Cái này lỗi tôi. Hôm nay sẽ tham khảo chắc chắn hơn.
Loài động vật khốn khổ nhất hành tinh này.
Con Lười
Lười thì sướng chứ làm gì mà khổ. Nhìn lại cuộc đời của 1 con lười chúng ta thấy những gì mà bảo nó khổ. À thì: đi chậm, ngủ cả ngày, hành động ngớ ngẩn. Thế nhưng mà thứ sinh vật “hạng bét” này đã tồn tại tới 65 triệu năm mà không bị tuyệt chủng. Cùng tôi tìm hiểu sự trường tồn khốn khổ này nhé!
Thế giới ngày càng khắc nghiệt cho cuộc sống của muôn loài và để để tồn tại thì loài nào cũng phải phấn đấu và phát triển phần nào đó như nhanh, khỏe, tinh ranh để thích nghi và tránh bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Thế nhưng mà con lười thì khác, nó kệ mẹ tự nhiên luôn.
Con lười là loài động vật có vú chậm nhất hành tinh, nó làm cái gì cũng chậm. Tốc độ leo cây của lười là 4m/phút vâng, tận 4m một phút. Và khi gặp nguy hiểm hay bị săn đuổi thì tốc độ này có thể nâng lên 1 cách đáng kể tận 4.5m/phút. Thế đấy, bị đuổi sát đít nhưng đồng chí lười chỉ cố gắng vận động thêm được 50cm/phút. Thê thảm hơn, nếu con lười chẳng may rơi xuống đất thì tốc độ này giảm còn 3m/phút. Thế tức là để hoàn thành cái đường chạy 100m mà ông Usain Bolt mất 10s thì con lười này mất đâu đó 30p.
Đi đã chậm thế còn chuyện ăn uống thì sao? Với hệ thống tiêu hóa được tối ưu cho sự lười biếng thì con lười cũng thuộc dạng vô địch trong làng ăn chậm. Vốn là loài động vật ăn tạp từ sâu bọ, xác thối đến trái cây nhưng bọn kia biết chạy, biết rụng hay nằm ở mặt đất nên lá cây là lựa chọn hàng đầu của lười, chả cần làm gì, chỉ cần vơ tay cũng đủ no bụng. Và cũng để tiện cho việc ngủ 9-15 tiếng/ngày, con lười có 1 cái dạ dày có thể chứa lượng thức ăn bằng 37% tổng trọng lượng bản thân. Nhưng chu trình để 1 chiếc lá qua miệng xuống dạ dày, rồi thành cức có thể mất tới 157 giờ đến 1200 giờ, tức là đâu đó 50 ngày. Thế là toàn bộ loài lười đều táo bón. Và cũng chính vì tiêu hóa chậm nên đôi khi người ta bắt gặp mấy con lười chết tẻo với 1 cái bụng đầy thức ăn. Tại vì tiêu hóa chậm quá không kịp trao đổi chất. Thế đấy!
Ăn lười, ị lười thế còn tắm? Nói thẳng luôn là loài này gần như không bao giờ tắm, lười có 1 lớp lông màu nâu xám nhưng thường xuyên người ta thấy nó màu xanh rêu. vì sao á? Vì nó có chịu di chuyển đâu, đứng yên 1 chỗ nên rêu, mốc mọc đầy lông nó cũng thây kệ. Thậm chí, đôi khi còn có cả sâu bướm kí sinh đầy lông, những chú lười nở hoa là có thật. Bọn kí sinh ăn, ẻ lên người lười là chuyện thường.
Đám lười con cũng thế, cả ngày chả làm éo gì, chỉ đợi bú, nằm im rồi ẻ tại chỗ lên người mẹ chúng nó luôn.
Dễ tính với phân của kẻ khác nhưng lại khó tính với phân của mình, lũ táo bón kinh niên này nhất định không chịu ẻ trên cây. Chúng nó phải bò xuống đất để ẻ rồi lại bò lên, mỗi lần như thế kéo dài cả tuần, cơn táo bón cứ thế mà dài ra đến vô tận. Và 1 trong những lí do lớn nhất khiến lười thiệt mạng là: đi ẻ ạ. Các bố bò xuống đất xong ì thây ở đấy, mấy loài động vật ăn thịt đi qua ngứa răng cũng bập 1 phát là xong.
Điểm đặc biệt “đáng yêu” duy nhất là con lười có thể quay đầu 270 độ. Và nó quay thế chả để làm gì, cho vui thôi. Thú vui của nó tiêu tốn đâu đó 30p để quay đầu lại vị trí cũ.
Thế đấy, con lười là con vật ngốc nghếch, chậm chạp nhưng có vẻ tự nhiên đã bỏ quên nó rồi.