Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về các trường hợp cấm kết hôn, hôn nhân cận huyết được hiểu là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Kết hôn cận huyết làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi (như bệnh tan máu bẩm sinh có thể làm trẻ bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao; sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời…).
1.Nữ hoàng Victoria và anh họ Albert
Ngày 15/10/1839, Nữ hoàng Victoria đã chủ động cầu hôn người anh họ đời thứ nhất của mình là Hoàng tử Albert. Vào năm 1840, Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Albert đã tiến tới hôn nhân. Hai người họ đã có cuộc sống hạnh phúc và có đến tận 9 người con.
Bởi vì lúc ấy Vương quốc Anh quá hùng mạnh, nhiều nước châu Âu đã muốn kết thân vì thế họ đã sắp xếp hôn nhân với các con cháu của nữ hoàng. Khi Nữ hoàng qua đời, các hậu duệ của bà có quyền lực cai trị ở các nước như Đức, Nga, Đan Mạch, Hy Lạp, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Romania, Yugoslavia và cả Anh! Vì thế mà bà được gọi là “người bà của Châu Âu” – “the grandmother of Europe”.
2.Gia tộc Habsburg sụp đổ do mối quan hệ cận huyết qua 200 năm
Gia tộc Habsburg là một dòng tộc rất nổi tiếng và có sức ảnh hưởng ở châu Âu. Thành viên trong vương tộc Habsburg cũng là vua Bohemia, Hungary, Croatia, Galicia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Họ cũng từng là nhà cai trị một số vương quốc như Hà Lan, Ý, hoàng đế của Đế Quốc Áo-Hung và Mexico.
Hoàng tộc Habsburg đã tuyệt chủng dòng nam vào thế kỷ XVII. Nguyên nhân cho sự tuyệt chủng này được cho là mối quan hệ hôn nhân cận huyết giữa các thành viên trong gia tộc. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất chính là sự dị tật “khuyết hàm trên” (hàm Habsburg).
Người sáng lập vương triều Habsburg vào năm 1516, Philip Đệ I khi ông kết hôn với con gái của Ferdinand và Elizabeth – những người cai trị Tây Ban Nha đã rất lo ngại về chuyện quyền lực bị rơi vào tay những dòng họ khác. Do vậy, ông này đã quy định rằng các thành viên hoàng gia chỉ được kết hôn với người trong họ. Trong số 16 đời vua của vương triều này, 9 vị đã kết hôn với phụ nữ trong dòng tộc – trong đó có hai đám cưới giữa bác và cháu, một hôn lễ giữa anh em họ.
3.Cha mẹ của vị Vua Tutankhamun
Vua Tutankhamun hay còn gọi là vua Tut đã lên ngôi từ năm 9 tuổi. Ông cai trị trong vòng 10 năm và qua đời ở tuổi 19.
Vua Tut là cháu trai của Pharaoh vĩ đại Amenhotep III, và gần như chắc chắn là con trai của Akhenaten (còn được gọi là Amenhotep IV), một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử vương triều thứ 18 của Vương quốc Mới của Ai Cập (khoảng 1550-1295 trước Công nguyên). Mẹ của ông được cho là một trong những chị gái của Akhenaten.
Kết quả của cuộc hôn nhân ấy đã dẫn tới chân trái của Vua Tut bị tật nên phải dùng gậy chống để đi lại. Ông cũng hay bị đau ốm và mắc nhiều bệnh tật trong suốt cuộc đời mình như: sốt rét, suy yếu hệ thống miễn dịch,… Ông cũng được cho là bị “hở hàm ếch” và “hơi vẹo cột sống”.
Sau này ông cũng kết hôn với người chị em cùng cha khác mẹ với mình là Ankhesenamun và có với nhau hai người con gái nhưng đều bị chết yểu.
4.Charles Darwin và em họ Emma Wedgwood
Charles Darwin được biết đến như “cha đẻ” của khoa học tiến hóa hiện đại. Thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin đã biến thế giới khoa học của thế kỷ 19 thành một “hiện tượng”. Thế nhưng, hiếm ai biết được mối quan hệ hôn nhân bi kịch của gia đình ông.
Emma Wedgwood là con gái của người cậu ruột Darwin. Họ đã phải lòng nhau và nên duyên chồng vợ và họ có với nhau 10 người con.
Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng may mắn sống sót cho đến tuổi trưởng thành khi có tới 3/10 đã qua đời khi tuổi còn nhỏ.
Trong một lá thư gửi cho một trong những người bạn thân cậy của mình, Darwin viết rằng: “đám trẻ trông có vẻ yếu ớt, thiếu sinh khí”. 3 trong số các con của Darwin bị vô sinh cũng được cho là do hôn nhân cận huyết.
5. Nhà Trần
Triều đại nhà Trần được xem là triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, kéo dài đến 175 năm. Vương triều này thống lĩnh quân đội Đại Việt 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông, bình phục Chiêm Thành, mở mang bờ cõi đến xứ Thuận Hóa (Thừa Thiên – Huế ngày nay).
Ngay từ khi vị vua đầu tiên của nhà Trần lên ngôi, nhà Trần đã yêu cầu con cháu kết hôn trong nội tộc, nhất là các vị hoàng đế. Sử sách thống kê rằng nhà Trần có khoảng 35 cuộc hôn nhân nội tộc.
Chính sách hôn nhân nội tộc của nhà Trần được xuất phát từ nguyên nhân lịch sử bởi nhà Trần lấy ngôi nhà Lý bằng biện pháp hôn nhân. Nhà Trần từ vai trò là ngoại thích của nhà Lý đã giành ngôi. Để tránh họa ngoại thích, nhà Trần đã chủ trương chỉ kết hôn với người trong họ.
Có thể kể đến một vài trường hợp như:
+Trần Liễu – Lý Thuận Thiên: anh em cô cậu lấy nhau
+Trần Cảnh – Lý Thuận Thiên: em chồng – chị dâu, con cô – con cậu
+Trần Thủ Độ – Trần Thị Dung: chị em họ (thúc – bá) lấy nhau
+Trần Thánh Tông – Thiện Cảm hoàng hậu: con chú bác ruột lấy nhau
+Trần Anh Tông – Văn Đức phu nhân; Trần Anh Tông – Thuận Thánh Hoàng Hậu: con bác – con chú, ly dị chị lấy em.
Nguồn: Nghiên cứu lịch sử, Dân Việt.
Theo: Maybe You Missed This F***king News