Câu chuyện 1:
Cách đây vài năm, tôi có đọc một mẩu tin về một cặp vợ chồng trẻ sắp kết hôn và cùng đi khám tiền hôn nhân. Sau khi kết hôn không lâu, người chồng luôn sốt nhẹ, thể lực không được tốt, đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán mắc bệnh AIDS.
Chàng trai không dùng ma túy, cũng không từng hiến máu, cũng không có tiền sử truyền máu và người tình của anh ta chỉ có vợ. Sau đó, người vợ thú nhận rằng cô ấy là một bệnh nhân AIDS. Người đàn ông thấy khó hiểu, không phải 2 người đã đi khám sức khỏe tổng quát trước khi kết hôn sao? Tại sao không phát hiện ra bệnh? Tất nhiên, AIDS đã được phát hiện, nhưng để bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân, chỉ có bản thân bệnh nhân được thông báo. Sau đó, tôi nghe nói rằng người đàn ông đã nộp đơn kiện bệnh viện đó.
Trong toàn bộ sự việc, người đàn ông hoàn toàn là nạn nhân, và tôi không hiểu nổi tại sao, là người trong cuộc, cô gái lại giấu bệnh sử của mình để mặc người yêu mắc bệnh nan y được? Thật là một sự suy sụp về đạo đức! Hay là sự vặn vèo nhân cách của một con người?
Câu chuyện 2:
Hai vợ chồng trẻ ở quê hai năm nay không có con, đến bệnh viện khám và vô phương cứu chữa, họ đã nhận nuôi một đứa trẻ. Tôi hỏi vu vơ bố: Hai người đó nam vô sinh hay nữ vô sinh ạ? Ba tôi nhẹ nhàng nói: “Còn cần hỏi sao? Chắc là người đàn ông đó có gì đó không ổn, nếu không anh ta đã sớm ly hôn”
Tôi: …(câm nín)
Quả nhiên trong vòng khoảng một năm sau, người phụ nữ đó đã bỏ trốn và sinh con với người khác. Sau đó, người ta tiết lộ rằng đứa trẻ ban đầu không phải là con nuôi mà được mua lại từ người khác, người ta nói rằng mẹ ruột là một nữ sinh viên đại học bị bạn trai vứt bỏ sau khi mang thai ngoài ý muốn, và không còn cách nào khác ngoài bán đứa trẻ.
Tôi nói: Cô gái này ngu quá, sao không phá thai từ khi có thể? Tại sao phải sinh đứa trẻ ra như vậy.
Ba tôi nhìn tôi đầy khinh thường: Con cũng tin cái chuyện vớ vẩn này à? Làm gì có chuyện mua lại con của sinh viên đại học như vậy, rất có thể đứa bé này được mua lại từ tay kẻ buôn người, có thể ban đầu đứa trẻ này đã bị bắt cóc. Tôi trầm mặc xem bộ phim “Thân ái” trên TV và chìm sâu vào dòng suy nghĩ.
Câu chuyện 3:
Trong thôn đang làm đám ma cho người lớn tuổi trong nhà, tôi thấy các anh chị em thi nhau khóc tức tưởi chạy, nhưng vừa quay đầu, khách chưa kịp giải tán thì đã tranh nhau vì tiền phúng viếng. Lúc đầu, tôi nghĩ những người này thực sự đạo đức giả. Khi người lớn còn sống thì bất hiếu, cũng không tử tể nổi trước linh hồn của người đã khuất, còn bày đặt khóc lóc như vậy, làm cho ai xem không biết? Đồ giả tạo.
Sau đó, tôi dần nhận ra rằng hóa ra tất cả đều là sự thật. Đúng là trách nhiệm của anh em được chia không đồng đều khi phụng dưỡng cha mẹ, nên sinh ra nội tâm bất bình, sau khi họ đã tranh giành tài sản, nhưng khi nhớ đến công ơn của cha mẹ thì lại bật khóc thật to. Họ đã khóc không thành tiếng vì quá đau đớn khi mất đi một người thân luôn yêu thương và chăm sóc mình. Lần này khóc là thật.
Thay vì nói bản chất con người vốn đen tối thì thực ra chính xác hơn nó lại là sự đáng thương. Cái gọi là đáng thương, chính là lòng dạ thay đổi theo hoàn cảnh, trong nóng ngoài lạnh, dễ dàng đổi thay. Tất nhiên, khi đối đầu với chính anh em ruột của mình, tranh chấp vì quyền lợi, thậm chí xô đẩy nhau, tranh giành nhau; nhưng ở chốn tang thương ấy, khi nhớ đến công ơn dưỡng dục của cha mẹ khi còn nhỏ. Và nhận ra mình đã mất một người thân yêu, khi ấy mới thật sự bật khóc từ tận đáy lòng.
Tình yêu nam nữ, không giống như vậy. Yêu A thì sống chết phải là A. Khi yêu B, lại dính nhau giống như keo vậy, yêu A hay yêu B đều là tình cảm thật. Bản chất con người vốn vẫn tốt, nhưng tiếc thay lại đáng thương. Sự đáng thương này có thể do chính bạn gây ra, hoặc là những hoàn cảnh mà bạn không thể thay đổi.