Những điều nhỏ nhặt nào tiết lộ rất nhiều về tính cách của một người?

1. Tốc độ khi ăn – Những người ăn nhanh là những người tham vọng, dám nghĩ dám làm nhưng lại thiếu kiên nhẫn. Những người ăn chậm là những người kiên nhẫn và biết tận hưởng những thú vui tao nhã trong cuộc sống.

2. Cách họ phản ứng khi bị xúc phạm – người dễ chịu thì dễ dàng bỏ qua những lời xúc phạm; người tự ti sẽ tìm cách để đáp trả lại; người tự tin sẽ biến những lời xúc phạm thành những câu bông đùa.

3. Khả năng bộc lộ cảm xúc – những người không thể chia sẻ những cảm xúc là những người có những chấn thương tâm lý chưa được chữa lành.

4. Cơ thể thể hiện sự lo âu – những người lặp lại các hành vi như cắn móng tay, chạm vào bàn chân thường là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo.

5. Đối xử với người khác – Nếu một người nói những điều tiêu cực về những người tài giỏi hơn họ, tức là họ đang cảm thấy bị đe dọa và ganh tỵ.

6. Ai là người họ nhắc đến trong cuộc trò chuyện – những người tự ti và thiếu lòng tự trọng thường chuyển chủ đề khi được hỏi về bản thân. Còn những người tự cao thường nói nhiều về bản thân họ. (Người dịch: đọc thêm phần bình luận ở dưới nhé)

7. Cách họ tiếp nhận những câu bông đùa – người càng dễ bực tức khi bị trêu đùa thì cái tôi càng lớn và sự tự tin càng thấp

8. Khi được người khác chỉ ra lỗi sai – những người có cái tôi lớn thường tỏ ra khó chịu, những người có tâm lý nạn nhân sẽ đổ lỗi cho người khác, những người khiêm tốn thì sẽ nhận lỗi.

Bài viết được tôi trích từ: Focusing on means to date and meet soulmate (https://usadatingadvice.com/…/what-are-the-really…/).

Bình luận dưới câu trả lời:

Viết bởi · Laura Kingsley

Về điều số 6: “Ai là người họ nhắc đến trong cuộc trò chuyện – những người tự ti thường chuyển chủ đề khi được hỏi về bản thân.” Không phải lúc nào bạn né tránh việc nói về bản thân cũng có nghĩa là bạn tự ti và thiếu tự trọng. Việc này có thể là bạn chỉ muốn được có một chút riêng tư về đời sống cá nhân mà thôi, nhất là những người hướng nội. Họ không muốn chia sẻ với mọi người về một điều gì đó với những người mà họ cảm thấy không đáng tin và/hoặc họ biết là người nhiều chuyện.

Có một người phụ nữ có nhà chỉ cách gia đình tôi vài mét và cô ấy thuộc tuýp người hay tự ái. Ngay từ lần đầu tiên khi gặp cô ấy sau khi tôi chuyển nhà cách đây vài năm, cô ấy đã thích thú kể cho tôi nghe về những người khác trong khu phố. Cô ấy cũng thích những lời đàm tiếu và đặc biệt là những câu chuyện tiêu cực hoặc xấu xa về người khác. Khi bạn gặp một người như vậy, một người mà hay kể với bạn về những người khác, những người mà bạn thực sự không quan tâm, nhưng chỉ là họ đang cùng sống trong khu nhà với bạn, bạn có thể đảm bảo rằng họ sẽ đi kể lại bất cứ điều gì họ biết được về bạn cho những người khác.

Và tôi đang rơi vào trường hợp trên. Vì thế mặc dù tôi và gia đình tỏ ra lịch sự với cô ấy, chúng tôi luôn tránh kể về bản thân nhiều nhất có thể và không cho cô ấy biết chi tiết về bất cứ điều gì về chuyện trong gia đình tôi. Điều này là do chúng tôi coi trọng quyền riêng tư của mình và không thích những người ngồi lê đôi mách về cuộc sống của chúng tôi. Nó không liên quan gì đến giá trị bản thân của chún tôi cả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *