*Red Flag: “Cờ đỏ” được xem như một dấu hiệu cảnh báo hoặc không an toàn.
Bạn cần phải mua XXX để bắt đầu được đào tạo về công việc.
Hoặc là ký hợp đồng về việc bạn sẽ phải trả phí đào tạo nếu bạn không làm việc ở công ty này trong vòng X năm và một điều khoản không cạnh tranh – thứ khiến bạn phải làm một công việc khác nếu bạn rời khỏi công ty này. Tui nghĩ rằng có vài nơi mà vài công ty đã lách luật để làm điều này đấy.
“Bạn sẽ đóng rất nhiều vai trò ở công việc này” -> Mày sẽ phải làm việc của 3 người cộng lại nhưng bọn tao chỉ trả tiền cho 1 người thôi nhé.
“Chúng tôi gặp khó khăn trong việc giữ nhân viên ở vị trí này” -> Người ta nhận ra công việc này dởm vãi và té lẹ.
Ờ tui đi làm lần đầu ở một công ty chuyên VFX nọ và nghe HR nói câu y hệt thế.
Ý họ là vầy: “Chúng tôi có tới 4 người vừa nghỉ việc ở đây và 4 phần công việc đó giờ là của bạn. Công ty cũng không có thời gian để đào tạo bạn bài bản đâu”
Và tui là người thứ 5 nghỉ việc sau 3 tuần làm ở đó.
“Chúng tôi kỳ vọng ứng viên có khả năng linh hoạt trong giờ làm việc” -> Ngoại trừ thời gian làm việc trong tuần của bạn, có khả năng chúng tôi sẽ cần bạn làm việc vào buổi tối và đôi khi là vào cuối tuần. Vậy nên săn sàng đáp ứng nhu cầu này nhé.
Để kể mấy má nghe cuộc phỏng vấn gần dây của t. Bà chị phỏng vấn t đang thao thao bất tuyệt về việc là công ty start-up thì nhiều việc như nào, thế là tui hỏi: “Mặc dù vậy, tui quan tâm tới work-life blance ở công ty chị. Ở đó mọi người work-life balance như nào?”. Cổ dừng lại và nói “câu hỏi này thú vị á”.
Nhiêu đó là đủ để tui biết rồi ha.
Vài tháng trước có một nhà tuyển dụng cũng tìm đến tui và phỏng vấn. Tui cũng qua mấy vòng phỏng vấn, và ở vòng cuối cùng tui hỏi họ rằng work-life blance ở đó như nào? Vì thực ra tui đang rất thỏa mãn với vị trí của mình ở công ty hiện tại. 2 ngày sau họ liên hệ lại với tui, và mất 2p để giải thích về câu trả lời của họ. Đại loại là họ bảo tui từ bỏ suy nghĩ đó đi, vì công ty của họ có hướng đi khác.
Tui kiểuTui đang có một công việc tốt và mấy người tìm đến tui mà? Thôi né né giùm.
Red Flag lớn nhất là một cuộc phỏng vấn mà không có HR luôn á.
Lần nọ tôi đã có một cuộc phỏng vấn với công ty star-up này cùng với người quản lý của cty, không bao gồm HR. Sau đó, tui bị kẹt với một công ty không hỗ trợ trang thiết bị làm việc, cũng như các phúc lợi cơ bản của nhân viên (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân …)
Hóa ra, lương GROSS của tôi cũng là NET của tôi vì họ không có tư cách pháp nhân ở nước tôi sinh sống nên chưa ký hợp đồng với tôi và lương được gửi từ nước ngoài về. Và phần tồi tệ nhất là khi tôi đi làm ngày đầu tiên rồi họ mới thông báo chuyện này, khi mà tôi đã từ chối vài lời đề nghị tốt hơn ???? Tôi cảm thấy bị lừa dối.
Khi tôi nói chuyện này với người phỏng vấn đã phỏng vấn tôi, anh ta nói rằng đây là mức lương “cao cấp” cho những người mới tốt nghiệp và không có hồ sơ làm việc. Đó là khi tôi nhận ra anh ấy thậm chí còn không đọc sơ yếu lý lịch của tôi.
Tôi hy vọng mấy bồ học được từ những sai lầm của tôi.
“Công ty đã qua thời kỳ start-up, nhưng vẫn giữ những văn hóa của một start-up”
Nghĩa là làm việc 80 tiếng/tuần và trả lương thấp mặc dù công ty đang ăn nên làm ra.
*T/N: 80 giờ/tuần nghĩa tương đương với làm việc xấp xỉ 11,5 tiếng/1 ngày trong vòng 7 ngày.
Cái tag “start-up” này đáng ngờ lắm nhé. Tui đã nhận reference cho một người bạn lúc đó xin vào một công ty start-up 11 năm này. Kinh doanh 11 năm rồi mà vẫn còn phải tìm nhà đầu tư thì các ông hãy xem lại mô hình kinh doanh của mình đi.
Riết rồi ‘start-up’ nghe cứ như là một từ ngữ thời thượng hay ho cho một môt môi tường làm việc quá sức vậy.
Hoặc là
Chúng tôi là một công ty start-up 10 năm.
Không bé ơi, 10 năm start-up thì công ty của ông là một doanh nghiệp chả có tí vốn chủ sở hữu nào và chả có tí giá trị nào luôn.
Work hard Play Hard: (dịch là) Chuẩn bị tinh thần để làm việc cật lực đến mức độ bạn chỉ còn 1 lựa chọn là nghỉ việc hoặc trở thành một con nghiện rượu đa chức năng.
Có 2 lần tui nhận được thư mời nhận việc nhưng mức lương lại thấp hơn so với những gì họ đã viết trong tin tuyển dụng. Cả 2 lần họ đều nói với tôi là: “Mức lương cao hơn sẽ thu hút các ứng viên có năng lực cao hơn nộp đơn phỏng vấn”
Và tui thì chối liền 2 offer đó.
Nếu HR không cung cấp mức lương? Dẹp!
Nếu họ cung cấp mức lương không nằm trong mức họ đã đăng trong tin tuyển dụng? Dẹp!
Trừ khi lương cao hơn mức lương trên tin tuyển dụng thì tui không từ chối.
Ừ rồi họ sẽ nói mấy thứ như là: trung thực và liêm chính là những giá trị cốt lõi mà họ mong đợi ở những nhân viên của mình.
“Không, các anh chị đã hiểu lầm rồi – việc liệt kê một mức lương cao hơn sẽ giúp nhiều ứng viên có năng lực hơn đến phỏng vấn. Trả mức lương cao hơn sẽ giúp họ thực sự muốn nhận công việc này. Đó chính là lý do tại sao tôi sẽ từ chối luôn ngay bây giờ”
Ờ tui cũng gặp trường hợp tương tự. Họ đề nghị tui mức thấp hơn tui yêu cầu những $15,000, và tui đã nói rằng nếu vậy thì tui sẽ từ chối. Tui chắc chắn đã bảo những người tuyển dụng rằng tui cần con số X này, và rồi họ vẫn tiêp tục dắt tui qua nhiều vòng phỏng vấn. Sau đó tui nhận được offer vàbùm, cả 2 bên đều tốn thời gian.
Tui đi phỏng vấn với công ty này gần đây, là một công ty start-up nhỏ và họ hỏi tui rằng tui còn thắc mắc gì nữa không? Tui với với họ rằng work-life balance là rất quan trọng với tui, và tui hỏi họ mô tả một ngày làm việc của nhân viên công ty thì sẽ như nào.
Họ nói với tui rằng hỏi như vậy là rất mạo hiểm vì đa số các công ty start-ups sẽ xem câu hỏi của tui là ‘Red Flag”. Và tui nói là: “Thế thì tôi chả cần làm việc cho một công ty như thế”
Tui cũng làm việc ở một công y start-up mà, và câu hỏi đấy chả có vấn đề gì cả. Work-life balance có tồn tại tại star-up nhé, và tui mừng vì bồ đã k tiếp tục với cuộc phỏng vấn đó.
Tui thấy xấu hổ giùm luôn á, khi mà họ không thể trả lời câu hỏi đó mà không xù lông ra tự bảo vệ mình. Thay vì thừa nhận rằng họ đang thiếu nhân lực và có nhưng mục tiêu quá sức, họ ‘tấn công” ngược lại bạn.
“Mức lương thấp nhất mà bạn sẽ nhận để làm việc ở đây là bao nhiêu? Mức tối thiểu nhất mà bạn có thể chấp nhận được?”
Cách tuyệt vời để một nhân viên mới cảm thấy họ được đánh giá cao ở công ty này đấy.
“Quào, em nghĩ là $95k là okay đấy ạ, nếu mà em phải làm việc ở một mức lương thấp”
Tui nghĩ bồ nên x2 khoản lương mong muốn kèm một phần thu nhập nữa để đánh thuế cho việc hỏi ngoo của HR.
Đúng rồi á!
Tui đi về luôn giữa một cuộc phỏng vấn khi mà họ nói với tui rằng: “Đảm bảo thấp nhất là $10.5/h cho ứng viên không hề có kinh nghiệm. Để rồi khi tui phỏng vấn, họ thông bao với tui là: “Bọn tui chỉ có thể trả cao nhất là $8”, và họ tính trả tui chừng đó cho kinh nghiệm 11.5 năm của tui tại chính xác vị trí này á hả?
Tui nói rằng: “Cảm ơn anh vì buổi phỏng vấn, nhưng tui đếu phải 17 tuổi. Tui biết giá trị bản thân mình và tui còn phải chăm lo cho gia đình nữa.
Chồng mị có vài cái skills khá đặc thù trong ngành, nên ảnh được các công ty săn đón lắm. Ảnh thường bắt đầu mấy cuộc phỏng vấn kiểu: “Tôi cảm thấy ổn ở công ty hiện tại, vì vậy nên cần có một lời đề nghị đặc biệt đủ hấp dẫn để tôi chuyển công tác. Đây là mức thu nhập và số ngày nghỉ tôi mong muốn, kèm với một môi trường lành mạnh cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng. Nếu công ty anh không thể cung cấp điều đó, thì tôi không muốn cả anh và tôi phí hoài thời gian cho cuộc phỏng vấn này”
Ảnh cũng sẽ đánh giá cách họ phản ứng với sự thẳng thắn từ ảnh.
Má t cũng gặp trường hợp y chang? “Lương thấp nhất mà bạn chấp nhận là bao nhiêu?”
Hiệu bánh ngay đầu đường Cao Thắng ban đầu offer vị trí RnD làm việc dưới trướng sếp tổng là lương cứng 11tr có bảo hiểm + KPI các cửa hàng + KPI các sản phẩm do bản thân phát triển, xong dô làm cái gớt hếtttttt KPI bảo là do là làm việc khối văn phòng nên không áp doanh thu cửa hàng =))) hỏi Hr thì lại bảo là “ơ chị đâu biết j đâu, sếp nói sao thì chị báo vậy” =)))
Chưa hết, hỏi sếp về công việc bàn giao của nhân viên trước thì lằng nhằng, thêm nữa bạn nv cũ còn bảo “chạy đi em, khi nào chạy nhớ nhắn anh để anh tắt máy” =))))
Trong khi job RnD đó thường income là tầm 25-30tr do có ăn doanh thu tại chất xám bỏ ra mà =))))
Bữa t phỏng vấn ở 1 nhà máy dưới q2. Vị trí nhân viên HR bth thôi mà nhân viên pv, sau đó tới bà leader (bả còn bảo chị sắp nghỉ r – wtf) rồi ông trưởng phòng. Bẵng đi vài hôm, trợ lý giám đốc gọi cũng hỏi y chang vậy. Mình né vội.
HR với nhau mà còn thấy red flag thì cty ko ổn chút nào.
Trước pv 1 chỗ không cho mình đi học đại học (học online linh hoạt không ảnh hưởng nhiều đến cviệc) vì đại học không có ý nghĩa gì cả, bắt mình phải cống hiến liên tục cho cty bằng cách phải OT ở lại học hỏi các anh chị trước vì trong giờ làm việc không ai chỉ mình đâu. Nghe thao thao bất tuyệt như thao túng tâm lý z :)) May là tạch cty đó không là phát điên r :)))
Klq mà sao nhiều HR thích hỏi sinh viên mới ra trường là em của 5 năm sau như nào thế :)))) đến ngày mai ăn gì cũng phải phân vân đến sát giờ nữa là
Chị không thích các bạn trẻ không có sự gắn bó lâu dài với công ty’ =))))))))) em thì không thích người già chửi người trẻ là ăn cháo đá bát chỉ vì người ta rời đi do công ty nợ lương nha .