Những bạn có nền tảng ngôn ngữ phân biệt giới tính, cảm thấy và nghĩ sao khi học ngôn ngữ trung tính?

Tui là người châu Á nói bằng thứ tiếng không phân biệt giới và gần đây đang học tiếng Tây Ban Nha. Quá trời khó và thậm chí bực bội khi học danh từ phân theo giới tính. Ủa mà nếu ngược lại sẽ thế nào nhỉ? Với những bạn có ngôn ngữ phân biệt giới tính, những khó khăn các bạn mắc phải khi học ngôn ngữ trung tính là gì?

_____________________

Có lẽ khó hơn theo chiều ngược lại. Học tiếng Nhật tui lơ luôn giới tính và thật tuyệt diệu làm sao vì ít nghĩ ngợi nhiều. Nếu ai đó học tiếng Bồ Đào Nha sẽ có nhiều cái để học hơn nữa.

>u/Cxow (205 points)

Hay bạn nói tiếng mẹ đẻ có 3 giới tính và nghĩ rằng tiếng Bồ Đào Nha chỉ có 2 giới tính là điều thiệt may mắn.

>u/jesteryte (2 points)

Bẫy đó bồ. Không có danh từ phân theo giới tính đâu, uy tín luôn, nhưng hóa ra các giới tính khác nhau trong tiếng Nhật nói rất khác nhau về trình độ ngôn ngữ và thậm chí là vài từ vựng và nếu lộn xộn điều này thì nghe rất lạ lùng.

_____________________

u/theusualguy512 (204 points)

Ngôn ngữ mẹ đẻ của tui là tiếng Đức và tui đã học tiếng Pháp, Anh ở trường. Bạn không thật sự cảm thấy khó với chuyện học ngôn ngữ phân biệt giới hay không ngoài việc bớt căng thẳng với các danh từ mức thực dụng. Bạn tự khắc không thể có các giai đoạn khai sáng chỉ bởi tiếng Anh không phân loại danh từ đực/cái/trung tính. Hầu hết người học đều thừa nhận tiếng Anh có những cái khó hơn. Cách phát âm tiếng Anh và viết thật sự không nhất quán với các tiếng khác. Rất khó để dự đoán cách phát âm 1 từ mới mà bạn không “chạm trán” nó trước đây.

Các thì trong tiếng Anh cũng hay gây nhầm lẫn (tui cũng vậy) vì sử dụng cả hình thức tiếp diễn và không tiếp diễn trong cùng 1 câu do các kết hợp khác nhau thể hiện các mốc thời gian và các khía cạnh hoàn chỉnh khác nhau. Bạn mất tầm nhìn cái đang diễn ra. Rồi tới mấy cấu trúc điều kiện: bản thân tui chỉ mất kiên nhẫn tìm hiểu sự kết hợp này giữa “would have been” và danh động từ (gerund, V-ing) và quá khứ phân từ trong phần không điều kiện có hợp lệ để diễn đạt tình huống cụ thể này không. Biết một ngôn ngữ có giới tính cũng không nhất thiết giúp nhiều trong việc học ngôn ngữ phân giới tính khác.

Học tiếng Pháp cũng khó đấy bởi nhiều danh từ phân theo giới không tương thích với tiếng Đức và việc ghi nhớ lại khó khăn.

Có lẽ trong một ngữ hệ giúp bạn có cơ hội chỉ khi vượt qua rào cản ngữ hệ.

Bạn không phải là người duy nhất thấy khó chịu khi học danh từ theo giới tính. Tui cũng học tiếng Latin cổ điển ở trường và học lại các giới thiệt khó chịu.

_____________________

u/whichwayiseast (526 points)

Có gì đâu nhỉ!

>u/skeeter1234 (-12 points)

Vô tính

>u/be3012 (112 points)

Cảm xúc lên nào bạn ui

_____________________

u/58king (70 points)

Đi từ nhiều đến một (hoặc không) luôn dễ dàng hơn là từ một (hoặc không) đến nhiều.

Ví dụ, người Nga gặp khó khăn với các bài báo bằng tiếng Anh, nhưng đối với những người nói tiếng Anh thì đọc báo tiếng Nga không phải là vấn đề. Mặt khác, người nói tiếng Anh phải vật lộn vì người Nga có 3 giới tính ngữ pháp, nhưng người Nga không “đấu tranh” chỉ vì tiếng Anh không có giới tính ngữ pháp.

_____________________

u/fxa120830 (49 points)

Ôi bạn ơi không khó lắm đâu. Tui học tiếng Tây Ban Nha đầu tiên sau đó là tiếng Anh. Có gì đâu chỉ có ít thứ cần phải nhớ .

>u/maxalmonte14 (38 points)

9 xác, thật nhẹ nhõm khi bớt lo lắng một điều

>u/chedebarna (-5 points)

“fewer” nhé bồ

_____________________

u/Designer_Walrus_4283 (18 points)

Tui nói tiếng Việt Nam – nơi có rất nhiều đại từ nhân xưng cho mỗi độ tuổi khác nhau và theo từng giới tính. Đến với tiếng Anh, thật dễ chịu làm sao khi bạn không bị bắt buộc phải học toàn bộ các đại từ khác nhau cho các nhóm tuổi hoặc giới tính nữa lol.

Tuy nhiên, việc có đại từ theo giới tính hoặc tuổi đặc biệt rất tuyệt, làm cho ngôn ngữ có cảm giác truyền thống và sang trọng hơn.

>u/ArtofRebellion (5 points)

Trời đất quỉ thần thiên địa hột vịt lộn ơi CÁC ĐẠI TỪ

Hiện giờ tui đang học tiếng VIệt Nam và việc học đại từ lúc đầu khá phức tạp, nhưng ít nhất với tiếng Việt, bạn không phải học các thì và cách chia động từ.

_____________________

u/chedebarna (12 points)

Cha chả chà chà cha, đối với tui ghi nhớ bộ phân loại / bộ đếm phù hợp trong danh sách các bộ phân loại có thể / có thể hình dung được cho mỗi từ trong tiếng Quan Thoại và ở mức độ thấp hơn trong tiếng Nhật đã đủ đau đớn rùi

_____________________

u/valdemar0204 (32 points)

Thật kỳ lạ khi gọi các sinh vật sống, như động vật, là “nó”. Nhưng ngoài ra không có vấn đề gì, ít thứ cần nhớ hơn, như các bạn khác đã nói

_____________________

u/the-whole-benchilada (15 points)

Tui đang dạy tiếng Anh cho người bạn khố rách áo ôm nói tiếng Tây Ban Nha của mình và điều ngạc nhiên lạ lùng nhất là rất khó để giải thích “nó”. Người nói tiếng Tây Ban Nha chỉ sử dụng “el” và “ella” cho tất cả các mục / đồ vật vô tri, tùy thuộc vào giới tính ngữ pháp. Vì vậy, thật kỳ lạ khi giải thích rằng ngôn ngữ của tôi không có giới tính, nhưng thực sự có một từ biểu thị THIẾU giới tính … hãy cắt giảm một lời phán xét về việc một thứ gì đó được cho là có tri giác / có giới tính. Và thậm chí còn kỳ quặc hơn trong những cụm từ như “Trời đang mưa” trong đó tiếng Tây Ban Nha, vốn là ngôn ngữ ủng hộ, hoàn toàn không sử dụng một đại từ. Vì vậy, tui phải giải thích rằng khi chúng ta nói trời mưa, chúng ta phải nói cái gì đó đang mưa thế nên sử dụng từ chỉ anh ấy / cô ấy … nhưng giống như hình thức trung tính dành cho đồ vật … nhưng chúng ta đều nhận thức được rằng không thực sự có một vật thể đang mưa.

Bạn thân tui là một người mới bắt đầu học và không phải là một nhà ngôn ngữ học,, đây rõ ràng sẽ không phải là một thử thách siêu phù hợp với anh ấy về lâu về dài, nhưng tui vẫn thấy nó kỳ lạ / thú vị.

_____________________

u/Filurius (59 points)

Xuất thân từ nền tảng ngôn ngữ theo giới tính: Tui thấy khó khăn và thậm chí khó chịu khi học các danh từ theo giới tính (bằng các ngôn ngữ khác).

Vì vậy, nếu một ngôn ngữ không có giới tính, tui thấy đó là một lợi thế lớn đối với tôi với tư cách là một người học .

_____________________

u/abcPIPPO (8 points)

Tương tự như việc học một ngôn ngữ có các thì khác nhau của lời nói, hoặc các trường hợp viết tắt như tiếng Latinh hoặc tiếng Đức. Giới tính ngữ pháp không liên quan gì đến việc thực tế là đực hay cái, Nó chỉ đơn giản là một lớp ngữ pháp. Chúng tui không coi một ngôi nhà là một cái gì đó nữ tính chỉ vì gọi nó là “La” thay vì “Lo”.

_____________________

u/saka68 (10 points)

Tui thấy bố tôi, người đến từ một ngôn ngữ không giới tính đến mức không có từ nào khác tồn tại thay cho “anh ấy” hoặc “cô ấy”, đấu tranh với tiếng Anh và luôn vô tình chuyển đổi đại từ nam và nữ :))

Mẹ tui có tiếng mẹ đẻ là ngộn ngữ vô cùng phân giới tính đến mức ngay cả từ “tất cả” được điều chỉnh tùy thuộc vào giới tính của các đối tượng, cũng trộn lẫn các đại từ nam và nữ trong tiếng Anh , hahaha

(chỉnh sửa: thực ra tui mới nhận ra bởi vì pashto cực kỳ có giới tính nhưng số ít nam / nữ giống nhau bây giờ nghĩ về nó !! Toàn bộ ý kiến của tôi đều không ai quan tâm tới )

Cá nhân ngôn ngữ không có hoặc giới tính tối thiểu là một may mắn, Tui rất hạnh phúc khi học tiếng Farsi hơn là Pashto. Có ít thứ để nhớ hơn.

Chú thích người dịch: Tiếng Pashtun hay Pashto, được gọi là Afghāni trong tiếng Ba Tư và Paṭhānī trong tiếng Hindi và Urdu, là một ngôn ngữ ở miền Nam-Trung Á, được nói bởi người Pashtun. Người nói ngôn ngữ này có một số tên gọi, gồm Pashtun và Pukhtun và đôi khi Afghan hay Pathan. Đây là một ngôn ngữ Iran Đông, thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu

_____________________

u/Filemom (21 points)

Hầu như bình thường mà, tui chí ít không gặp vấn đề gì với tiếng Anh, đặc biệt là khi đề cập đến động vật. Gần đây nhất với sự gia tăng của các đại từ không tương thích với giới tính, tui thấy khó hơn xíu nhwnhg cũng ổn.

Tiếng Đức thấy khó hơn nhiều với chủ đề này, vì nó có thêm 1 giới tính so với tiếng Bồ Đào Nha – tiếng mẹ đẻ của tui, và cũng có nhiều từ thuộc giới tính khác, giống như tui đã sống cả đời tin rằng váy là nữ tính và giờ tui phải nghĩ nó nam tính, đã thổi bay mie tâm trí tui.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *