NHỮNG ‘BÀI HỌC’ RỞM ĐỜI NHẤT TRONG PHIM ẢNH?

Bạn ơi, đâu là những ‘bài học’ dở hơi biết bơi nhất trong một bộ phim zị? Không hẳn là một thông điệp vốn dở sẵn, hay như kiểu nó vô tình nói ra điều gì tồi tệ; mà là dạng như phim ấy cố gắng đưa ra một tuyên ngôn tích cực nào đó, nhưng cách thể hiện thì ngu ngốc hoặc nông cạn ấy.
Với mình là bộ phim hài dành cho thanh thiếu niên này. Một cô bé là người châu Á, còn bà mẹ thì luôn cố tỏ ra ‘tân thời’ và hay làm xấu mặt con gái bà. Sau đó khi cô bé nói với mẹ rằng đừng khiến cô bé phát ngượng hơn nữa, thế là bà mẹ bỗng nhiên cảm thấy bị xúc phạm và nói ra một tràng dài nào là đừng quên mất bản chất của chúng ta. Thật là ngu ngốc, bởi vì bà mẹ đã ra vẻ bộ tịch suốt cả phim, sau đó lại biến nó thành một bài học về việc hãy chân thành? Mình biết là những phim này chẳng phải sâu sắc gì lắm, nhưng kiểu đổi giọng ấy khiến mình thấy cạn lời ghê luôn.
Còn trải nghiệm của mấy bạn thì sao?


Phiên bản người đóng của Hoa Mộc Lan đã hủy hoại thông điệp tích cực của bản gốc.
Bản gốc thì: Con gái cũng có thể làm được như con trai, chỉ cần nỗ lực hết mình để vượt qua định kiến và sự hoài nghi nội tại.
Bản làm lại: Thì cũng là con gái cũng có thể làm được như trai, miễn là cô ta có phép thần thông.


Nhân vật cô em gái còn nhấn mạnh điều này hơn nữa.
Cô em gái không có được “Khí” từ khi sinh ra, nên cuối cùng trở thành một người vợ truyền thống, kết hôn cùng với một người đàn ông khác gặp trong một cuộc hôn nhân sắp đặt.
Cho nên khi cô bé nào không quá xuất sắc trong học tậpthể thao mà xem phải cái phim này, thì hẳn là cô bé chỉ có thể làm vợ người khác, còn vai nữ chính hay ho tài năng bá đạo thì thuộc về bạn cùng lớp vốn giỏi giangthông minhxinh xắn hơn cô bé.


Phim Ấn Độ. Raja ki aayegi baraat. Một phim sản xuất năm 1997 trong đó một cô gái bị cưỡng hiếp, cô đã tố cáo kẻ kia và giành chiến thắng… nhưng rồi nữ chính lại nói với quan tòa rằng tống kẻ thủ ác vào tù sẽ chẳng giúp gì cho cô ấy. Cô đã bị vấy bẩn và không ai sẽ cưới cô. Cho nên cô muốn kẻ thủ phạm cưới mình.
Rồi hai người họ kết hôn, nhưng thằng kia bạo hành cổ, rồi đi lang chạ khắp nơi. Nhưng người phụ nữ vẫn làm tròn bổn phận làm vợ của mình. Cô ấy còn mút nọc rắn ra khỏi chân người đàn ông khi gã bị rắn cắn.
Cuối cùng thì người đàn ông hiểu ra lỗi lầm của mình và chấp nhận cô ấy.
Ừa, vậy đó. Chuyện là thế đó. Thông điệp ấy hả? Thôi tui còn chẳng muốn nói ra đâu vì nó gớm ghiếc đến gai cả người.
Bổ sung: À điểm tích cực trong vụ này là cái phim này thất bại phòng vé nặng nề và bị cả nhà phê bình lẫn công chúng ném đá vì tư tưởng thụt lùi của nó.


Trở về Trái đất (After Earth)
Việc rũ bỏ mọi cảm xúc nhân tính để trở thành một siêu chiến binh nhàm chán, còi cọc về mặt tình cảm dường như là cách tốt nhất để hủy diệt tiến trình phát triển của mọi nhân vật. Tôi không thể tin nổi là người ta lại cho rằng đây là một dạng cứu rỗi siêu thoát khỉ gió gì đó đối với nhân vật vào cuối phim.


Chế ngự Cuồng nộ (Anger Management). Tôi ghét cái phim này đến tận xương. Tất cả mọi người xung quanh nhân vật mà Adam Sandler đóng đều thao túng và dối trá với anh ấy, thậm chí còn vi phạm pháp luật, thế nhưng ở cuối phim hóa ra tất cả họ đều đúng đắn bởi vì nhân vật chính, bằng một cách thần kỳ nào đó, đã trở nên khá hơn, dù rằng thật ra anh ấy chẳng hề làm gì sai ngay từ đầu. Tôi đm mọi nhân vật khác trong phim ấy, một lũ hoang tưởng tâm thần.


Phim Đội quân Cảm xúc (Emoji Movie) có vài bài học đáng nhớ, đây là 3 ví dụ tiêu biểu:
Hãy dành nhiều thời gian lướt điện thoại hơn bởi vì đó là cách khiến bạn cảm thấy được sống là chính mình hơn là giao tiếp xã hội.
Nhắn tin và sử dụng biểu tượng cảm xúc là hai dạng biểu đạt tình cảm và tương tác cao cấp nhất mà con người từng đạt được. Vì thế, bạn nên xài biểu tượng cảm xúc như một hình thức biểu đạt cô đọng mà hiệu quả nhất, và diễn tả những cảm giác phức tạp của bạn.
Nên tiêu tiền nhiều hơn cho các ứng dụng, bởi vì chúng mang lại hạnh phúc và đời sống trọn vẹn, ví dụ như ứng dụng Just Dance chẳng hạn, nay đã có mặt trên cả hai hệ điều hành iOS và Android.


Hầu hết mọi diễn viên đều sẵn lòng vì tiền mà bán mình cho tư bản, đó là bài học lớn mà tôi đã rút ra.


Không biết là cố ý hay vô tình mà “Raya và Con Rồng thần Cuối cùng” dường như cũng cố đẩy một thông điệp rằng, bạn nên tin tưởng và tha thứ vô điều kiện cho những người mà (1) phản bội bạn hết lần này đến lần khác, và (2) gây ra những tổn hại ghê gớm cho những người mà bạn quan tâm.
Tôi đồ rằng mình chưa từng xem được phần “cảm hóa” nào mà rỗng tuếch, sai trái, và vô bổ đến không đáng như cái phim này.


Ôi cảm ơn bạn! Tôi xem phim cũng chả hiểu kiểu gì, sao cứ phải tha thứ hết lần này đến lần khác cho người mà luôn đuổi giết bạn và người dân của bạn? Bọn nhỏ sẽ rút ra được cái gì từ phim này đây? Mà ai duyệt kịch bản vậy? Cái phim tào lao vãi nhái.


Ác mộng bóng đêm (Lights Out). Sinh vật đó là ẩn dụ cho căn bệnh trầm cảm của người mẹ, và nó chỉ ngưng quấy phá gia đình khi bà mẹ t4 t4. Tôi đoán là người ta cố nhồi chút ẩn dụ sâu sắc gì đó về sự chữa lành giống như phim Sách ma (Babadook) chẳng hạn, nhưng thực tế thì kết phim đã nói thẳng vào mặt những người bị trầm cảm rằng thôi tụi bây đi t4 t4 hết đi để đừng có làm gánh nặng cho cả nhà nữa. Khiếp.


Phim Cười (Smile) cũng có một bài học vô tình nhưng tệ hại không kém: “ác quỷ” sẽ nhập vào một vật chủ mới bằng cách khiến nạn nhân tự sát ngay trước mặt người khác.
… ờ cho nên giải pháp logic nhất là đi kiếm cái chỗ gì mà không ai biết rồi t4 t4 hay gì?


13 lý do vì sao (13 Reasons Why). Không phải phim lẻ mà là phim bộ trên truyền hình. Cuối cùng thì phim kết lại rằng bạn bè của Hannah đều đáng bị chỉ trích vì vụ tự sát của cô, bởi vì các bạn ấy không có thuật đọc tâm trí. Cái việc để lại 13 cuộn băng đổ lỗi cho tất cả mọi người đi qua đời mình đã được lãng mạn tôn vinh một cách thái quá như vậy đấy.
Tôi từng khá thích phim này (ít nhất là hai mùa đầu), nhưng tôi thật sự không đồng tình với thông điệp, nhất là của mùa 1. Với chủ đề nhạy cảm thế thì cách tiếp cận này rất nguy hiểm, rất không nên.


“Bạn ơi, nếu bạn tự sát: thì tất cả mọi người sẽ thấy bạn ngầu lắm đây, và những người nổi tiếng sẽ luôn miệng nhắc đến bạn, và mọi người từng đối xử không phải với bạn, dù là lỗi lầm bé tí tẹo thôi, cũng sẽ cảm thấy hối hận suốt đời”
Đó cơ bản là thông điệp của phim này.
Mùa 3 và mùa 4 thì khá hơn á, bởi vì lẽ là kịch bản đã trở nên khùng điên hơn.


Toàn bộ thông điệp của mớ phim này gớm chết.
Mùa 3: Ừ vâng, cậu ấy cưỡng bức hai người, nhưng cậu ấy hối hận rồi mà! Với cả, đứa nhỏ nào g!ết người đều thoát tội.
Mùa 4: Cái thằng kì thị đồng tính mà bắt nạt bạn ấy, hóa lý do hắn kỳ thị đồng tính là vì hắn là gay đó! Và, một lần nữa, bọn nhỏ g!ết người đều thoát tội.


Trước ngày em đến (Me before you). Đúng là một cách hay ho để nói với người khuyết tật rằng thôi bạn hãy đi t4 t4 đi đi.


Yêu điên dại (Crazy Stupid Love) thật hài hước và có nhiều khoảnh khắc rất ấm lòng, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa một bài học đáng nghi vấn. Cái ý tưởng nhân vật chính cần phải chiến đấu để giành lại vợ mình sau khi cô ta ngoại tình, và rằng lý do ngoại tình của cổ cũng hơi có lý, là vì anh ta đã ngừng cố gắng vun đắp cho quan hệ giữa họ.


Tôi thì lo hơn về chi tiết rằng cô giữ trẻ đã tặng cho cậu bé mà đang crush cổ một tấm ảnh hở hang mà ban đầu cô ta dự định tặng cho bố của cậu bé.


Phim này đâu có tên là Yêu Khôn ngoan Sáng suốt đâu.


Anh ta không sai gì cả, và anh ta đã hoàn toàn thay đổi bản thân, trở thành Ryan Gosling để thuyết phục cô ấy quay lại. Trong khi đó con trai anh chàng crush một cô thiếu nữ và được cô bé kia tưởng thưởng bằng ảnh khỏa thân.
Và bài “phát biểu” cuối phim đã biện minh cho tất cả những điều trên bằng câu “Tình iu thật điên cmnr”


Bài học mà thằng bé học được là khi thích cô gái nào đó, cứ lẽo đẽo theo đuôi cô nàng cho lắm vào, dù cô ta có từ chối bao lần đi nữa. Mình không ưa phim chút nào.


Có một số lượng lớn bất ngờ những tác phẩm giải trí biện hộ cho việc cắm sừng, và làm cho như thể người bị cắm sừng mới là tệ bạc vì đã không tha thứ.


Tui nghĩ bên Netflix có đi đêm với mấy ông luật sư li dị ròi. Netflix rất ủng hộ ngoại tình và li dị. Hai việc này hay được khắc họa theo chiều hướng tích cực.


Hơi kỳ cục là những tác phẩm truyền thông đại chúng thường cổ xúy ý tưởng phụ nữ ngoại tình là do bị bỏ bê và khao khát chính đáng được khám phá bản thân. Còn đàn ông ngoại tình là bởi vì hắn ta là một con lợn giống.
Tui còn ghét hơn nữa khi người ta làm thế với những cặp đôi lành mạnh. Họ tạm thời chia cắt, không biết phải giải quyết mối quan hệ này ra sao, rồi họ lại về với nhau… sau khi cô vợ ăn nằm với người khác. Bọn họ còn làm thế với cha mẹ của Leela trong Futurama…


Vợ cắm sừng chồng và rời bỏ ông chồng vì người đàn ông khác, nhưng ông chồng lại bị coi như người tồi tệ vì ngủ với phụ nữ. Sau khi bị vợ bỏ.


Tôi có thể hiểu vì sao mọi người cảm nhận như vậy, nhưng cá nhân tôi, là một người đã kết hôn nhiều năm thì tôi nhìn nhận khác một chút. Tôi cho rằng cô vợ đang bị khủng hoảng tuổi trung niên và làm ra sai lầm, còn ông chồng thì cũng tự nhận thức được rằng ổng đã đánh mất mình trong quá trình chung sống.
Hai người họ đã ở bên nhau suốt cả cuộc đời và có con từ khi còn rất trẻ, họ chưa từng biết đến một cuộc đời mà không có nhau. Anh ta tha thứ cho cổ bởi vì đời thì dùng dằng phức tạp, đối với nhiều cặp đôi, dối gạt không phải lúc nào cũng là chấm hết cho mối quan hệ. Chuyện này thường được xem như giọt nước tràn ly, và như vậy ổn thôi, nhưng vẫn có những lựa chọn khác. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm với cái kết như vậy, nói thật.
Còn chuyện đưa trẻ vị thành niên ảnh nút vốn dành cho ba của nó thì… ờ, không hay lắm. Nhưng con bé kia cũng mới 17 nên nó cũng là trẻ con thôi. Và tình tiết bà mẹ cho ông bố xem bức ảnh đó thay vì chỉ diễn tả vấn đề, nó hơi kì quặc.


Phim Nhóc trùm (The Boss Baby) nói rằng tình yêu của bố mẹ là có giới hạn và nó chia ra giữa các anh chị em. Nhiều con = tình cảm cho mỗi đứa ít hơn, cho nên khi một đứa trẻ mới đến, thì những anh chị lớn nhận được tình cảm ít hơn khi trước. Tôi cứ nghĩ đây chỉ là một quan niệm sai lầm mà nhân vật chính sẽ vượt qua vào cuối câu chuyện, và nhận ra rằng tình thương dành cho em nhỏ sẽ chỉ khuếch đại tình nghĩa gia đình hay mấy thứ sến rện nhưng ấm lòng kiểu thế. Nhưng mà không. Thay vào đó, cậu bé học được rằng kẻ thù thật sự lấy hết tình thương là bọn thú nuôi cho nên cậu bé và đứa nhóc phải đoàn kết với nhau chống lại chúng.


Người du hành (Passengers). Một bộ phim kì quặc. Thông điệp còn ngáo hơn. Cứ việc hủy hoại cuộc đời người khác đi khi bạn đã cô đơn quá rồi, đừng lo vì người đó sẽ rơi vào lưới tình với bạn thôi.


Một vài phim kiếm hiệp như Anh hùng hay Hoàng Kim Giáp, thông điệp chính là “hãy quy phục chính quyền vì hòa bình và ổn định, dù cho có bị áp bức đến mức nào”.


Những phim hài lãng mạn nói cho cánh đàn ông rằng nếu các ông là một kẻ đeo bám chăm chỉ và không ngừng đuổi theo phụ nữ, kể cả khi cô ấy đã từ chối, thì cuối cùng cổ cũng sẽ đổ thôi nếu ông đủ tinh quái và không bao giờ bỏ cuộc.
Edit: À và có một phần lớn, nếu không muốn nói là đa số, khán giả của những phim này là nữ.
Những phim này rút ra được cái gì cho khán giả nữ nhỉ?
À thì bạn nên kiêu kỳ đỏng đảnh vờ vịt một chút, hoặc cố tình từ chối hay chia tay với người mình thích. Có lẽ là nên chọc cho anh chàng ghen tị, hay thậm chí là chặn và lờ tịt anh ta luôn.
Nếu anh ta thật sự là “người định mệnh”, thì ảnh sẽ tiếp tục theo đuổi, kể cả khi bạn đã phũ phàng với ảnh, có thể ảnh sẽ cố liên lạc thông qua bạn bè của bạn, và trong quá trình đó, anh ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Cái qq gì zậy chê mạnh nha.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *