Nội dung bài viết được tham khảo từ video “5 Foolproof ways to spot a Liar” trên kênh BRIGHT SIDE
———-
1.Tránh đề cập đến bản thân
- Đa số người nói dối thường tránh đề cập đến bản thân trong các cuộc giao tiếp. Họ thường đề cập đến người ngoài cuộc trò chuyện vì họ cho rằng đó là một khoảng cách an toàn để giữ lời nói dối không bị phát hiện.
2. Lời nói mang xu hướng tiêu cực và bi quan
- Cảm giác cảm thấy tội lỗi khi nói dối chính là nguyên nhân của đặc điểm này. Người nói dối luôn cảm thấy trong lòng bất an và họ thường vô thức thể hiện điều này thông qua lời nói mang tính tiêu cực hay bị kích động.
- Đôi khi họ chửi thề một cách giả tạo nhằm tăng tính thực tế cho lời nói dối.
3.Sử dụng quá nhiều chi tiết cho chuyện đơn giản
- Tâm lý này thường xảy ra khi người nói dối sợ bị phát hiện. Họ có thể tạo ra hàng tá lý do để chứng minh sự trong sạch trong một tình huống đơn giản.
- Đặc biệt hơn, những lời này đa phần đi kèm với biểu cảm khuôn mặt “không biết chuyện gì”.
4. Sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu một cách rối rắm
- Khi phải đối mặt với những nghi vấn tố cáo lời nói dối, đối phương sẽ vô cùng lúng túng và sẽ phản xạ theo 2 hướng. Một là vờ như không biết, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Hai là cố gắng bao biện. Và với tâm thế hoảng hốt, họ bao biện với những câu từ rối loạn, thiếu logic và hay bị ngắt quãng.
5. Đồng tử giãn rộng
- Không phải hầu hết các trường hợp đồng tử giãn đều là nói dối. Nhưng khi lời nói dối quá lớn và vượt qua tầm kiểm soát, đồng tử của người dối trá sẽ giãn ra. Điều này xảy ra là vì nhịp tim tăng nhanh bất thường kéo theo đồng tử mắt giãn ra.