Hôm nay mình phải gọi cho 3 phụ huynh bởi vì con cái họ cư xử không tốt trong lớp. Người đầu tiên mình gọi ắt hẳn là một người bản xứ, tiếng Anh của họ nghe rất Mỹ, còn hai phụ huynh còn lại thì giọng phát âm khá nặng, nên mình đoán là họ không phải công dân Mỹ gốc.
Không đùa đâu, lần nào mình cũng nhẹ nhõm hết cả người khi nghe thấy phụ huynh nói “Alo?” bằng giọng trọ trẹ. Nhìn chung thì, các cha mẹ nhập cư thông cảm, tôn trọng, và tin tưởng giáo viên NHIỀU HƠN HẲN LUÔN. Họ bắt các con mình chịu trách nhiệm và không đổ lỗi cho giáo viên.
Nếu so với cha mẹ là người Mỹ, thì tình huống sẽ thành “chúa phù hộ bạn, ai biết bạn sắp phải đối phó với chuyện gì”
Và trước khi có ai cảm thấy bị xúc phạm – cha mẹ mình là người nhập cư, còn mình sinh ra ở Mỹ nên mình có được góc nhìn từ cả hai nhóm. Có điều, trải nghiệm riêng, thì giao thiệp với phụ huynh mà không phải người Mỹ gốc bao giờ cũng dễ hơn cả.
Đồng ý. Tôi dạy ở một ngôi trường có 90% là người Ethiopia. Họ rất kính trọng và quý mến giáo viên.
Ôi mình cũng muốn dạy ở một ngôi trường có nhiều dân Ethiopia. Theo mình thấy phụ huynh Ethiopia cực kỳ kính trọng thầy cô, và điều đó đảm bảo rằng con cái họ cũng có thái độ như vậy với người thầy.
Tôi là giáo viên nhập cư đây: rất nhiều người nhập cư hiểu rằng giáo dục là một trong số ít những cách giúp cải thiện cuộc sống của một người. Một cử nhân trông gia đình cho phép tôichúng tôi tiếp cận nhiều của cải hơn… Người Mỹ thì lại xem đấy là hiển nhiên. Đó là điều bình thường ở đây.
Đồng ý ạ! Những đứa trẻ ngoan nhất mà tôi dạy, luôn làm bài tập về nhà và hiếm khi vắng học là con cái của gia đình nhập cư tham gia các lớp học song ngữ. Cha mẹ chúng biết rằng giáo dục là tấm vé mở ra tương lai tươi sáng hơn.
Nhưng tại sao cha mẹ Mỹ có thu nhập thấp lại không nhận ra điều đó?
Mình nghĩ về những ngôi trường tự do mà người Mỹ gốc Phi từng gửi con họ theo học trong giai đoạn Jim Crow… Gia đình họ không có nguồn tài trợ nào, và phải bắt những chuyến xe buýt rất dài, nhưng ai cũng học hành chăm chỉ.
TN: Luật Jim Crow là luật lệ của tiểu bang và địa phương thi hành sự pbct ở miền Nam Hoa Kỳ, được ban hành vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Cái nghèo khó thoát lắm, những người cố vùng vẫy cuối cùng lại thường bị kéo ngược lại bởi nhưng con người ghét bỏ họ vì điều đó.
Với lại, hầu hết những dân nhập cư vượt biển tại nước ta có thể là không giàu có gì so với ta, nhưng rất có thể bọn họ nằm ở nấc thang kinh tế khá cao tại quê hương của họ. Vượt biển và trở thành công dân tốn kém vl. Có thể là từ góc nhìn của ta, họ không khá giả, nhưng tư tưởng của họ lại gần với tầng lớp trung lưu á.
Thật sự tui rất quý cả phụ huynh lẫn học trò ❤️ Bọn nhỏ ít phá phách, nhưng nếu chúng nghịch, thì ba mẹ chúng sẽ nói chuyện với chúng thay vì đổ hết lên đầu thầy cô.
Một góc nhìn khác về ngôi trường trung học tôi đang làm việc.
Tôi đã chứng kiến những phụ huynh Ấn Độ đe dọa sẽ gửi con họ về Ấn Độ nếu chúng không có thành tích tốt tại trường.
Một vài trong số họ rất biết nói lời giữ lời.
Nói thật, nhiều phụ huynh châu Á đã ngấp nghé bạo hành tinh thần con họ. Ừ thì tôi sẽ không buộc tội cha mẹ tôi bạo hành, nhưng họ khá gay gắt và hiếm khi mở lời khuyến khích, cũng gần như không cho phép tôi chơi bời. Một vài người bạn khác của tôi còn bị đối xử tệ hơn.
Nhưng tôi cũng nghĩ là nhiều phụ huynh người Mỹ đã đi quá xa theo chiều ngược lại và đối xử với con họ như ông trời con. Kiểu, tôi từng nghe về thực đơn ăn kiêng kén chọn của một số đứa trẻ, và tôi biết rằng nếu tôi từ chối ăn thức ăn cha mẹ nấu (không tính những nhân tố gây dị ứng nhé) thì bọn họ sẽ KHÔNG nấu khẩu phần khác cho tôi đâu. Tôi còn bé là một đứa trẻ ngoan nhưng nếu tôi được thả cho mặc sức làm mọi thứ “miễn là con thích” thì tôi đã không gặt hái được nhiều điều như bây giờ. Trẻ con không biết cái gì là tốt cho chúng, nên đôi khi chúng ta cần phải dạy dỗ chúng.
Tôi đã giảng dạy ở cả Mỹ và Hàn Quốc, tôi cũng cùng suy nghĩ. Tôi thích nền giáo dục có tôn ti trật tự của Hàn Quốc, nhưng tôi lại cám cảnh việc trẻ con thiếu tuổi thơ (tôi dạy mấy cháu lớp 6 và lớp 7 trong một mô hình tương tự lớp học, hầu hết, từ 8 giờ sáng đến tận 10 giờ khuya). Mặt khác, tôi cũng mong là người Mỹ xem trọng giáo dục hơn và trẻ em ở đây có kỷ luật hơn.
Lý tưởng nhất, là hệ thống giáo dục nên trung dung giữa hai dạng đó. Hãy xem việc học nghiêm túc khi ngồi ghế nhà trường, nhưng khi rời khỏi cổng, hãy để bọn trẻ được làm trẻ con.
Tôi là người Mỹ, có lần con tôi quậy phá, nên giáo viên đã nói lại với với tôi. Tôi bèn đáp, ôi trời ơi, xin lỗi cô nhé chúng tôi sẽ phạt nó và bảo nó xin lỗi vào ngày mai. Thế là cô giáo bỗng nức nở bảo là đã bao nhiêu năm rồi mới có người nói với em câu này. Tôi kiểu, hả, làm sao???! Nhưng bây giờ khi tôi phụ và làm việc với bọn trẻ, thì tôi hoàn toàn tin điều cô ấy nói.
Những học sinh yêu thích của mình là những em học trò mới đến. Các em thường khao khát kiến thức và hỏi rất nhiều. Một trường hợp nổi bật là em học sinh này đến từ Afghanistan. Đấy là lần đầu em đến trường nên rất thích. Kể cả khi mình phải nói chuyện với em ấy thông qua phiên dịch. Thương lắm vì em chỉ muốn học thôi. Lúc nào đến lớp cũng cười tươi làm mình vui lây luôn á. Năm ngoái mình cũng có học sinh mới từ Mexico. Bé này thì hay đặt câu hỏi bằng Google dịch, cưng lắm. Những học sinh khác quan tâm đến điểm số, còn riêng em ấy chú tâm vào việc cố hiểu cho hết nội dung bài học và học tiếp phần mới. Phụ huynh cũng tuyệt nữa. Nêu mình hiểu ý cậu.
Vợ tôi là một chuyên gia bệnh học về ngôn ngữ tại một quận Title I. Mới chuyển tới công tác tại một ngôi trường mới có nhiều học sinh gốc Tây Ban Nha vào năm nay.
Vào những ngày ở trường cũ. Không có đứa lớp Một nào gào thét những lời tục tĩu với giáo viên. Không có học trò ném ghế trong phòng. Không có trẻ con chạy khỏi lớp và la hét khắp hành lang. Không đánh nhau gây sự trong hành lang hay phòng học.
Sự khác biệt à? Những đứa trẻ thuộc thế hệ đầu tiên có ba mẹ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục. Không phải những đứa nhóc người Mỹ được nuông chiều và coi mình là cái rốn của vũ trụ, không ý thức được bản thân đang hưởng nhiều thứ tốt đẹp như nào.
Nhiều nền văn hóa không chấp nhận trẻ con “đại diện” cho họ (ý chỉ gia đình) theo hướng tiêu cực hoặc cá biệt.
Cha mẹ da trắng cũng hay nói thế. Nhưng hành động của họ lại hiếm khi được thế.
Nhiều khi tôi có cảm giác bị hiểu ngược ấy, đại khái là cô chê trách con tôi cũng là tương đương với chê trách tôi, vì thế nên cô mới là vấn đề
Văn hóa Mỹ dường như đã đánh mất lối suy nghĩ đó. Tôi tin rằng mọi người ai cũng nên biết cảm thấy xấu hổ ở một chừng mực lành mạnh, giờ đây hình như đang có quá nhiều người cư xử trơ trẽn và đáng thẹn, hàng ngày hàng giờ. Kiểu, hành động của bạn có khiến bố mẹ bạn tự hào không? Ông cụ kỵ của bạn đánh bại Đức Quốc Xã để giờ đây bạn làm những trò con bò trên TikTok à? Thật sự cứ như người ta chẳng còn biết tự trọng ấy
Chủ nghĩa cá nhân, và thành thật mà nói, tôi thấy người Mỹ cũng chẳng gần gũi gì lắm với gia đình của họ. Tôi từng lướt qua một thớt gây tranh cãi, trong đó chồnghôn phu của người phụ nữ có những kỳ vọng và yêu cầu khắt khe về gia đình tương lai của anh ta, ở phần thảo luận rất nhiều cư dân mạng có vẻ như đặc biệt lưu tâm đến chuyện “con cái phải ở chung với ông bà trong kỳ nghỉ hè”, nói rằng như vậy sẽ rất đáng sợ và sang chấn tổn thương lắm khi đứa trẻ sống với “những người chúng không biết” trong thời gian lâu đến vậy, điều này khiến tôi mở tròn con mắt trước những tương tác gia đình mà nhiều người Mỹ đang có đây. Nhiều người không gần gũi với gia đình họ hàng của họ đến nỗi họ không thèm “quan tâm” liệu họ có đang khiến gia đình mình xấu hổ hay không.
Bổ sung thêm, rất nhiều người trên toàn thế giới có một gia đình tồi tệ, chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối được đề cao trong văn hóa Mỹ, bất chấp những khiếm khuyết nghiêm trọng chết người của nó, vẫn có một mặt ích lợi là giúp người ta dễ dàng hơn trong việc cắt đứt với những thành viên gia đình độc hại.
Ai thèm quan tâm cố nội đánh nhau với Đức Quốc Xã nếu việc dành thời gian với ông ta đồng nghĩa với việc bị đánh mắng tối ngày? Tại sao tôi phải quan tâm đến mặt mũi của bà nội ngoại tôi nếu bà ta cảm thấy xấu hổ vì cháu của bà kết hôn với người da màu? Tại sao tôi phải đoái hoài đến gia đình bạo hành tôi khi văn hóa này không những chỉ ra rằng hành vi bạo hành đó là không đáng phải chịu mà còn cổ vũ mọi người thoát khỏi sự độc hại vì của bản thân và con cái họ. Tuổi tác và kinh nghiệm không phải là lý do duy nhất để ta phải tôn trọng một người, thế nhưng nhiều người châu Âu, châu Á, châu Phi và Mỹ-Latin đã chịu đựng hàng thập kỷ bạo hành bởi gia đình vì văn hóa của họ khuyến khích gần gũi với gia đình bằng bất cứ giá nào. Ý tưởng đằng sau việc chịu đựng bạo hành là, “Rồi một ngày mày cũng sẽ như tao thôi, lớn rồi mày sẽ hiểu, đừng lo con ạ”
Chủ nghĩa cá nhân cực đoan mà người Mỹ đang mắc phải, nhìn chung, chẳng tốt lành gì, về lâu dài còn có hại cho cá nhân và xã hội, nhưng mà, kể cả với một chiếc đồng hồ chết máy thì nó cũng đúng được hai lần một ngày, các bạn ạ.
Đây cũng là ý kiến của tôi. Chúng ta từng quá mải mê làm kẻ khác xấu hổ. Nhưng nay làm cách ngược lại không phải lúc nào cũng là nên. Đúng đấy, bạn nên biết ngược khi con cái bạn cư xử không đúng mực tại trường. Và, đúng đấy, con cái bạn cũng nên biết thẹn với bản thân vì đã hư như vậy. Mình từng đánh nhau một lần hồi đi học, và cảm thấy rất tệ. Ngày nay có một tập hợp con những đứa bé sống như ông trời con, chỉ biết hành động theo ý thích còn bố mẹ thì không biết nhắc nhở.
Một giáo viên kỳ cựu từng kể với tôi chuyện một em học trò nhập cư này hay nghịch phá, và mẹ của cậu bé đã đến họp phụ huynh, bà ấy nói thế này “chúng tôi đã đưa cháu đến đây để tìm kiếm cơ hội; nếu cháu nó muốn ném đi hết thì chúng tôi sẽ gửi cháu về Mexico để nhặt khoai lang ở đấy” Cười vl sau đó cậu bé ngoan hơn hẳn.
Nhiều lý do nhưng cơ bản là như này:
Quan tâm nhiều đến giáo dục. Đó thường là cách duy nhất để vượt đói nghèo ở nhiều nước trên thế giới.
Lòng tôn trọng với “người lớn”. Một đứa trẻ lớn lối với người lớn là hành vi khiến người khác cau mày trong nhiều nền văn hóa cho nên phụ huynh sẽ tin lời bạn nếu bọn trẻ không đúng mực.
Một sự kính trọng nói chung với những đối tượng “có thẩm quyền”. Giáo viên được xem là một người có thẩm quyền.
Thêm vào đó là hy vọng và ước mơ gửi gắm đến con mình, mong con đạt được Giấc mơ Mỹ (giấc mơ đó thật sự là cái gì thì tùy cách nhìn của bố mẹ), có những ông bố bà mẹ thật sự nghiêm túc với điều đó.
À thì những điều này có mặt tiêu cực chứ, như rất nhiều con cái của người nhập cư đã thừa nhận (tôi cũng là một trong số đó), nhưng ta hãy giữ bầu không khí tích cực trong bài này đi ????
Mặt trái của việc này là những em học trò ấy không có kỹ năng tự vận động, chúng luôn cúi đầu trước thẩm quyền, và được dạy để thu mình lại. Cần có một môi trường tốt lành nơi mà bọn trẻ biết cách lên tiếng vì nhu cầu của bản thân (kể cả đơn giản như việc đặt câu hỏi trong lớp học), nhưng chúng cũng không nên cư xử lệch lạc quá nhiều.
Là một người Mỹ nhưng được dạy phải thu mình lại và không nên áp đặt lên người khác, đến mức khiến bản thân trở nên lo âu và gánh chịu nhiều căng thẳng thái quá, tôi mong rằng ai cũng sẽ có được điểm cân bằng cho mình.