Nhật Bản có phải là quốc gia đầy sự thất vọng?

Tưởng tượng bạn là người Nhật 25 tuổi và làm việc 9-10 tiếng liên tục mỗi ngày. Hiện tượng này không phải là hiếm tại Nhật, thực ra điều này khá … tốt vì chí ít bạn không phải ngủ tại văn phòng. Bạn ăn mì cho bữa trưa và tối, ở với bố mẹ, không bạn bè và cũng chẳng thiết tha công việc. Người Nhật trẻ là vậy.

Tại xứ mặt trời mọc, cơ hội thăng tiến trong công việc gần như không xảy ra trong 5 năm tới do hệ thống công dựa hoàn toàn vào thâm niên. “Chế độ nhân tài” là cụm từ không nằm trong từ điển của sếp Nhật. Mức lương thường sẽ giữ nguyên, rất ít có biến động.

Mỗi ngày bạn đều dành 2 tiếng trên những chuyến tàu đông nghịt người để đi làm. Thời gian di chuyển và mức độ trầm cảm có liên quan trực tiếp với nhau, nhưng bạn không hay biết. Trên chuyến tàu ảm đạm, cổ bạn bị đau, có thể là do cúi xuống chơi game, hoặc là từ căng thẳng bủa vây trong công việc.

Mỗi thứ 6 bạn sẽ đi hát Karaoke – một mình. Nhưng may thay ở Nhật có dịch vụ Karaoke cô đơn và không có gì ngạc nhiên khi loại hình này bùng nổ tại Nhật. Trong phòng hát, chỉ mình bạn hò hét khản cổ rồi xõa với menu đồ uống 15 đô. Đây như biện pháp trị liệu đối với người Nhật vậy.

Còn cuối tuần bạn ngủ cả ngày để rồi sớm trở lại vào thứ 2. Bạn khao khát có một kì nghỉ và ao ước sẽ sớm có khoảng thời gian thả lỏng cho bản thân.

Trên đây chỉ là mẩu chuyện điển hình phản ảnh một trong những mảng tối của thanh niên tuổi 20 làm việc cho các công ty truyền thống tại Nhật.

Vấn đề còn khá phức tạp. Tự sát (viết tắt TS) là nguyên nhân tử vong hàng đầu của phụ nữ Nhật trong độ tuổi 15-34 trong khi phụ nữ Nhật là những người có tuổi thọ cao nhất thế giới.

Tại Tokyo, nơi cuộc sống nhộn nhịp trên mỗi ngả đường, nhiều người tìm kiếm sự an ủi qua chén rượu, hay đơn giản là kết bạn với những người khác đề có thêm sự đồng cảm và giúp đỡ. Nên tỉ lệ TS tại thủ đô rất thấp, thấp nhất trong tất cả các tỉnh tại Nhật. Nhưng đi xa hơn về vùng biển phía bắc, nơi lạnh lẽo, âm u, thiếu đi bệnh viện và những ngành công nghiệp thiết yếu, bức tranh đổi sang gam màu đối lập.

Iwate, với 39.26 vụ TS trên 100,000 dân (cao nhất nước, số liệu năm 2013), là một tỉnh yên lặng, mây mù và lãnh đạm, đang chứng kiến sự suy giảm của những ngành công nghiệp lớn. Iwate có sự tương đồng với nước Nga nơi rượu là một trong những tác nhân TS chính, đi kèm với việc phân biệt LGBT.

Khác với Mỹ, ở Nhật không có sự hiện diện của bác sĩ tâm lý. Có sự kì thị rất lớn khi chia sẻ những vấn đề tâm lý, dẫn tới việc thiếu hụt trầm trọng các bác sĩ trị liệu tâm thần. Và đó tạo nên công thức hoàn hảo của thảm họa.

Kì thị xã hội có vai trò rất, rất lớn ở mọi mặt trong cuộc sống tại Nhật Bản. Nó có thể là một phần đẩy con người nơi đây ra mép vực thẳm. Ví dụ như:

– Tỉ lệ ly hôn cực thấp. Nhưng đàn ông đã ly hôn khả năng TS gấp đôi người thường.

– Hổ thẹn/Nhục nhã rất phổ biến tại Nhật. Nó là một phương pháp kiểm soát xã hội độc hại. Như quản lý hãng hàng không Japan Airlines (JAL) phải TS sau vụ rơi máy bay khiến 500 người thiệt mạng. Ông ấy không thể vượt qua nỗi nhục và sự xấu hổ đó.

– Học sinh xấu hổ vì mắc lỗi ở trường. Điều này không tốt khi học sinh còn quá trẻ.

Gốc rễ của việc này nằm ở triết lý trong Nho Giáo. Các Samurai mổ bụng hay phi đội Thần Phong cảm tử trong thế chiến II. Việc này có lẽ không giúp gì cho phim ảnh, văn hóa hay lịch sử Nhật Bản vì có lẽ nó là nền tảng cho việc chấp nhận TS là một cách để đối phó nhằm giải thoát khỏi nỗi xấu hổ và nhục nhã.

Nhật Bản có phải là quốc gia đáng thất vọng? Tôi không biết nữa. Có lẽ do các yếu tố văn hóa hay cấu trúc xã hội đang ảnh hưởng tới những người đã phải làm việc quá sức và bị stress bởi công việc, bổn phận với gia đình.

Chính Phủ và các công ty đang thiết lập các chương trình để hỗ trợ và xử lý các vấn đề, nhưng con đường phía trước vẫn còn rất dài….

______

Dịch bởi Page này dịch hết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *